NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 56 - 59)

Nhận định đánh giá của tổ chức bảo lãnh phát hành, tư vấn đối với tổ chức đăng

ký niêm yết là có triển vọng tốt.

Tổ chức công bố thông tin: có bộ máy công bố thông tin nội bộ hoàn chỉnh và có bộ phận quan hệ với người đầu tư nhằm đảm bảo cũng câp thông tin nhanh chóng, chính xác ra thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tính đến cuối năm 2007, tại sàn HOSE có gần 60 doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ, do đó theo luật chứng khoán mới thì các công ty phải chịu thêm áp lực tăng vốn để đảm bảo đủ vốn theo tiêu chuẩn mới là hơn 2.358 tỷ.

Mặt khác, một số doanh nghiệp trên OTC cũng chuẩn bị niêm yết như Exim, Hoàng Anh Gia Lai, … để thu hút vốn sẽ hút một lượng vốn rất lớn. Do đó, việc

nâng tiêu chuẩn niêm yết là một việc cần thiết để cân bằng hơn trong cung cầu và

đưa thị trường dần ổn định, phát triển bền vững hơn.

Với tiêu chuẩn niêm yết mới, chúng tôi đã khắc phục một số khuyết điểm của tiêu chuẩn hiện tại như lượng hóa chỉ tiêu về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của doanh

nghiệp, đồng thời đề ra giải pháp để tiêu chuẩn niêm yết mới có thể thực thi tốt đối

với tình hình rối rắm các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HASTC, tạo

tiền đề để TTCK phát triển bền vững hơn.

Một khi TTCK phát triển mạnh, sẽ có nhiều cơ hội sẽ đến với Việt Nam và thúc

đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đó là cơ hội thu hút các

doanh nghiệp của nước ngoài đến Việt Nam niêm yết, quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam có một thị trường tài chính phát triển giúp cho dòng vốn gián tiếp

vào Việt Nam tăng cao sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Và một tương lai không xa, VN-Index sẽ có mặt trên các bản tin tài chính uy tín, sánh ngang với những Hang Seng, NIKKEI, S&P …

KẾT LUẬN

TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển biến để trở thành một bộ phận của

thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới. Một TTCK hiện đại và hội

nhập phải đi kèm với chất lượng của những công ty niêm yết. Vì nó có ý nghĩa

quan trọng trong thúc đẩy tính hiệu quả của việc đầu tư kinh doanh chứng khoán

và là lực đẩy cho sự phát triển của TTCK trong tương lai.

Trải qua hơn 7 năm vận hành và phát triển, TTCK Việt Nam cũng đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt quan trọng. Mục tiêu phát triển của TTCK hiện nay là tăng nhanh qui mô thị trường thông qua tăng cung hàng hóa có qui mô và chất lượng. Như vậy, với đề tài này, chúng ta phải giải quyết được vấn đề: “Làm sao để

chọn lựa được những công ty thật sự có chất lượng để niêm yết?”.

Với mong muốn nghiên cứu đóng góp, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện

hệ thống tiêu chuẩn niêm yết, chúng tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần xây

dựng TTCK Việt Nam theo định hướng và mục tiêu của Chính phủ đề ra trong giai đoạn hội nhập.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là TTCK Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hình thành, phát triển và còn quá nhỏ so với các thị trường chứng khoán trên thế

giới, nên việc áp dụng những giải pháp chúng tôi đề ra sẽ gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, trong đề tài này không tránh khỏi hạn chế vì chúng tôi chỉ xây dựng tiêu chuẩn niêm yết cho sàn HOSE, còn tiêu chuẩn cho sàn HASTC và thị trường OTC

cùng với tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên TTCK Việt Nam khi TTCK Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa sẽ là hướng nghiên cứu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Luật Doanh Nghiệp - Những Quy Định Mới Nhất Về Cổ Phần

Hoá, Quản Lý Tài Chính, Doanh Thu, Chi Phí Hợp Lý, NXB Lao động Xã hội,

tháng 6/2007.

2. Thủ Tướng Chính Phủ - Nguyễn Tấn Dũng, Quyết định: 128/2007/QĐ-TTg – Về việc phê duyệt phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Hà Nội, tháng 8/2007.

3. Nguyễn Đình Thiêm, Luật chứng khoán và văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Lao động Xã hội, tháng 3/2007.

4. Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, “Báo cáo hoạt động TTCK năm 2007, giải

pháp phát triển TTCK năm 2008”.

5. TS. Trần Xuân Hà, “Phát triển thị trường chứng khoán và những vấn đề về thu

hút vốn đầu tư trong và ngoài nước”, Chứng khoán Việt Nam, số 7/2004

6. Vụ Quản lý Phát hành chứng khoán – UBCKNN, “Công tác tạo hàng cho TTCK Việt Nam – Một số tồn tại và kiến nghị”, Chứng khoán Việt Nam, số

7/2004.

7. BIDV Securities Company, “ VietNam Securities Market Report - 2007 Revisited and Outlook for 2008”, 2008.

8. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao Động năm

2007.

9. Sở giao dịch chứng khoán Singapore - Singapore Exchange Limited, internet: www.sgx.com

10.Sở giao dịch chứng khoán London - London Stock Exchange, internet www.londonstockexchange.com

11.Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong - The Hong Kong Stock Exchange, internet: www.hkex.com.hk

12.Sở giao dịch chứng khoán Châu Âu – EURONEXT, internet: www.euronext.com

13.Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, internet: www.vse.org.vn

14.Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, internet: www.hastc.org.vn

15.Ủy ban chứng khoán Nhà nước, internet: www.ssc.gov.vn

16.Malaysia Stock Exchange, www.biz.thestar.com.my.

17.Thailand Stock Exchange, internet: www.set.org.th.

18. Khoa Tài chính doanh nghiệp – ĐH Kinh Tế Tp.HCM, internet:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)