Bảng 2.10:
Thống kê số lượng công ty niêm yết theo xếp hạng tín dụng năm 2006
Xếp hạng tín dụng 2006 Số lượng công ty AAA 54 AA 16 A 17 BBB 9 BB 7 B 2 CCC 3 CC 0 C 0
Nhìn vào thực trạng hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn, ta có thể đánh giá hiệu quả của tiêu chuẩn niêm yết này. Trong 154 công ty niêm yết trên sàn hiện nay có 1/3 số công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ, hơn 30 công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 40 tỷ. Và với quy định tăng vốn để thoả tiêu chuẩn này thì tổng
vốn tất cả các công ty phải tăng khoảng hơn 2.356 tỷ. Trong giai đoạn này việc tăng vốn là rất khó khăn và dường như tiêu chuẩn về vốn điều lệ trên 80 tỷ là không hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có vốn lớn nhưng làm ăn không hiệu quả, trong khi một số doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ lại làm
ăn và hoạt động rất hiệu quả từ khi niêm yết.
Tính trung bình, những công ty lớn trên sàn đã tăng vốn điều lệ lên 86,6% kể từ đầu năm 2007. Điều này có nghĩa nếu muốn EPS năm nay sẽ duy trì ở cùng mức
so với năm ngoái thì các doanh nghiệp sẽ phải tăng lợi nhuận thực tương đương năm ngoái. Nhưng điều này không phải dễ dàng trong điều kiện nền kinh tế đang có nhiều diễn biến bất lợi. Do đó, khi các doanh nghiệp cùng tăng vốn sẽ làm cho EPS thị trường giảm, sẽ làm thị trường trở nên kém hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; đặc biệt là với các doanh nghiệp kém hiệu quả EPS sẽ trở nên rất thấp (số lượng doanh nghiệp có EPS dưới 1.000 đồng sẽ rất nhiều nếu tính trên lợi nhuận
2007 và với mức vốn 80 tỷ đồng). Do đó, ta có thể thấy thêm tính không hiệu quả
của tiêu chuẩn vốn điều lệ.
Ví dụ như MCV (Công ty cổ phần khai thác mỏ và xây dựng Cavico Việt Nam) có
vốn điều lệ tính đến cuối năm 2007 là 85 tỷ đồng nhưng theo đánh giá của CIC về
xếp hạng tín nhiệm là loại CCC và với lợi nhuận hàng năm không cao, từ năm 2003 đến cuối 2007 lợi nhuận chỉ nằm trong khoảng 3,66 tỷ đến hơn 9 tỷ đồng. EPS năm 2007 chỉ đạt 1.149 đồng. Ngoài ra một số doanh nghiệp khác như HAX
(Công ty cổ phần Ô Tô Hàng Xanh) cũng được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa nhưng xếp hạng tín nhiệm cũng là CCC, hay Công ty cổ
phần gạch men Vitaly (VTA) được xếp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn nhưng hệ số tín nhiệm cũng không cao. Một doanh nghiệp niêm yết
khá lâu nhưng tính từ khi niêm yết chưa thực sự thấy hiệu quả hoạt động và gây
được niềm tin cho nhà đầu tư có thể nói như BBT, mức giá thị trường luôn duy trì
ở mức thấp (dưới 20.000), tính đến ngày 25/4/2008 giá cổ phiếu BBT cũng chỉ là
13.500đ/cổ phiếu (thấp hơn giá của cổ phiếu quỹ VFMVF1 là 13.900đ/cp). EPS
duy trì như năm 2007 ở mức dưới 1000đ. Vậy liệu khi doanh nghiệp này đáp ứng
nhu cầu tăng vốn như tiêu chuẩn mới ban hành, đồng vốn của nhà đầu tư liệu có đem lại hiệu quả hoạt động cao? Do đó sẽ tác động không tốt đến tâm lý nhà đầu tư khi nhìn nhận về thị trường và chất lượng của sàn, cũng như tiêu chuẩn liệu đã chọn lọc được những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng …
Trong khi một số doanh nghiệp khác có quy mô hoạt động nhỏ nhưng hiệu
quả hoạt động lại rất tốt và có tiềm năng; EPS ổn định và tương đối tốt trong thị trường Việt Nam như UNI (Công ty cổ phần Viễn Liên), hoạt động với quy mô
nhỏ, xếp hạng tín nhiệm AAA, EPS 2007 đạt 5.749 đồng, và duy trì ổn định. Là một cổ phiếu có tính thanh khoản tương đối tốt trên sàn. Hay ST8 (công ty cổ
phần Siêu Thanh) có mức vốn nhỏ hơn 40 tỷ, xếp hạng tín nhiệm AAA, mức lợi
nhuận tăng trưởng gần gấp đôi sau mỗi năm (2005 – 2007), với EPS (2007) đạt hơn 6.550 đồng, cổ đông nước ngoài nắm giữ tới 48,82% (phần nào cho thấy được
chất lượng của doanh nghiệp) …
Vậy trong bối cảnh cần phải tăng vốn theo tiêu chuẩn đề ra tại thời điểm khó khăn
và nhạy cảm này là không hợp lý. Hoặc nếu những doanh nghiệp tiềm năng này bị
loại khỏi sàn, phải chăng chúng ta đang bỏ qua những hàng hóa tốt cho sự phát
triển của thị trường?
Tính đến ngày 25/04/2007, có 15 công ty (trong tổng số 107 công ty và quỹ) có
giá trị thị trường dưới 100 tỷ đồng (tỷ trọng chỉ chiếm từ 0,01% - 0,05% toàn thị trường), tới cuối năm 2007 đầu 2008 có hơn 18 công ty có giá trị thị trường dưới
100 tỷ đồng. Phân tích một số công ty có hiệu quả hoạt động không cao, lượng
giao dịch thấp, vốn hóa thấp của thị trường như: LBM, SFN, BTC, VTC, SDN,HBD, BBT,…
Không những vậy, quy định về mức có lãi ít nhất 2 năm trước khi niêm yết cũng
thực sự không rõ ràng và hiệu quả trong việc sàng lọc doanh nghiệp khi mà Thị trường chứng khoán đã hoạt động được 7 năm và bắt đầu cần phải có những sự
sàng lọc khắt khe hơn. Theo tiêu chuẩn của một số sàn có uy tín như Singapore hay Hong Kong, có quy định rõ mức doanh thu hay lợi nhuận cụ thể là bao nhiêu.
Điều này sẽ cực kỳ hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh nghiệp muốn niêm yết
nâng cao hiệu quả hoạt động, trong việc sử dụng vốn, để dòng vốn chảy vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơn, nhà đầu tư cũng có thêm niềm tin, thị trường trở nên tốt hơn và có uy tín hơn.