Nghị định 14 quy định tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh
nghiệp do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông nhưng không bắt buộc phải có cổ phần ưu đãi (cổ phiếu có quyển biểu quyết
là một loại của cổ phần ưu đãi) nên việc quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi của Nghị định này là không hợp lý cho lắm, dù rằng trên thực tế, khó có công ty
cổ phần đại chúng nào không có cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết để bảo vệ cho
lợi ích của cổ đông sáng lập. Mặt khác, vấn đề cần quan tâm là mức độ đại chúng
của công ty sẽ niêm yết bởi nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu khi
niêm yết nên tiêu chuẩn về cổ phiếu có quyền biểu quyết là không cần thiết, mà cần quy định về tỷ lệ nắm giữ tối thiểu cổ phiếu thường của một số lượng nhất định cổ đông mà theo Nghị định này là 100 cổ đông.
20% cổ phiếu thường được nắm giữ bởi ít nhất 100 cổ đông liệu có hợp lý? Ta cứ
tính thử, theo quy định hiện nay, vốn điều lệ 80 tỷ, công ty sẽ có ít nhất 500 cổ đông và trung bình mỗi cổ đông thường sẽ nắm giữ số lượng cổ phiếu 160 triệu đồng tương đương 16.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Với điều kiện thị trường hiện nay, việc một cổ đông nắm giữ 160 triệu đồng cổ phiếu là một con số
không lớn, chưa kể 500 cổ đông đối với một công ty cổ phần là khá ít, ảnh hưởng
không nhỏ đến tính thanh khoản của cổ phiếu nếu niêm yết. Con số này còn có khả năng thấp hơn nữa vì theo Luật Doanh nghiệp 2005, các cổ đông sáng lập phải
nắm giữ tổng cộng ít nhất 20% số cổ phần thường chào bán.
Ngoài ra, để tăng tính thanh khoản cho TTCK, ngoài các chỉ tiêu trên, Luật Chứng khoán nên đề ra các chỉ tiêu về EPS, hiệu quả hoạt động cao và được xếp hạng tín
nhiệm từ BB trở lên, từ đó chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng cao.
Mặt khác, quy định về việc giám sát việc công bố thông tin của UBCKNN còn khá hạn chế, chưa được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến kênh thông tin, chiến lược đầu tư và lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường.