VẤN ĐỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 45 - 48)

TTCK, hiểu một cách bình dân nhất, chỉ là một cái chợ nơi diễn ra việc mua bán

các loại chứng khoán. Mà điều kiện để một cái chợ hoạt động sôi động là cần có

nhiều người bán, nhiều hàng hóa và nhiều người mua. Ở đó, người mua và người

bán có thể thuận mua vừa bán, nhưng ít ra thì người mua cũng phải biết được mình

đang bỏ tiền ra mua cái gì.

Về phía người bán, hiện nay cả nước có khoảng 5.000 công ty cổ phần, bao gồm

2.000 DNNN cổ phần hóa và còn lại là các công ty thành lập theo luật doanh

nghiệp. Chỉ cần khoảng 10% số công ty trên tham gia bán cổ phần ra chợ thì

chúng ta có lượng cung cao gấp 15 lần như hiện nay.

Về phía người mua, Việt Nam hiện có tổng số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng

hơn 400.000 tỷ đồng, cộng với hàng chục ngàn tỷ đồng tiền mua bảo hiểm hàng

năm và một lượng tiền không nhỏ đổ vào bất động sản, vàng, ngoại tệ… Nếu

những khoản tiền này được đưa vào TTCK, đây là một tiềm năng rất lớn từ phía

cầu của thị trường.

Nếu lượng tiềm năng thị trường rất lớn về cung và cầu như vậy, tại sao chúng ta

chưa có số lượng trao đổi mua bán lớn. Cung và cầu chưa gặp được nhau chính

bởi sự ngăn cách của bức tường thông tin.

Vấn đề công bố thông tin là một vấn đề rất rộng và chứa đựng nhiều bất cập trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đây là một nguyên nhân cũng khá

quan trọng làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong

con mắt của những nhà đầu tư quốc tế. Trong đề tài này, đề cập đến một tiêu chuẩn quan trọng nhưng hiện nay các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chưa thực

hiện tốt đó là việc công bố thông tin hàng tháng về lượng vốn đang tham gia vào các dự án, tiến độ thực hiện dự án, phần vốn đang nắm giữ tại các dự án đầu tư dài

hạn – liên doanh liên kết, việc sử dụng nguồn vốn khi phát hành thêm, các cổ đông

lớn hiện tại … Trên thực tế, các nhà đầu tư thường chỉ biết rõ các vấn đề này qua

Đại Hội cổ đông thường niên và báo cáo thường niên. Một số doanh nghiệp lại cho

rằng vấn đề này là bí mật nên cũng không công bố ra bên ngoài. Yêu cầu chính đáng của các cổ đông bị hạn chế, nhà đầu tư sẽ tiếp nhận thông tin có một độ trễ

và ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Bởi trong môi trường tài chính hội nhập và các thị trường lớn, những vấn đề này cần được công bố thường xuyên ra bên ngoài

cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong phân tích tài chính và ra quyết định đầu tư.

Nguyên nhân người mua rất ít thông tin về cổ phiếu mình mua:

- Thứ nhất, rất khó tìm được báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, cần

phải nhìn nhận vấn đề công khai thông tin như một điều kiện tiên quyết cho

một TTCK lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứhai, dù có được thông tin nhưng rất khó tin được là thực hư thế nào. - Thứ ba, không phải ai cũng có khả năng phân tích toàn diện thông tin mình

để đánh giá đúng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Những đánh giá chính xác

và công bằng sẽ giúp cho nhà đầu tư đủ tự tin để quyết định mua hàng. Ví dụ điển hình:

Vụ việc của Bà Giao Thị Yến – khi còn là Tổng Giám Đốc Quỹ đầu tư và Phát

triển đô thị thành phố trong việc có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (TDH). Bà Giao Thị

Yến không chấp hành quy định của Nhà nước và nghị quyết của hội đồng quản lý

quỹ, tự quyết định vượt thẩm quyền trong việc bán quyền mua cổ phiếu của Công

ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bỏ quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Phát

triển nhà Thủ Đức (TĐH); việc mua và bán cổ phần của Công ty cổ phần Chứng

khoán TP, kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và phân bổ quyền mua cổ

phiếu tại công ty này gây thiệt hại nghiêm trọng tài chính của quỹ, đặc biệt là làm giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại các công ty trên. Ngoài ra, do thiếu dân chủ, công

khai trong quản lý điều hành của bà Yến nên dẫn đến nội bộ có nghi ngờ tiêu cực,

mất đoàn kết. Bên cạnh đó, do thiếu ý thức kỷ luật, bà Yến đã vi phạm Luật Doanh

nghiệp Nhà nước khi tự ý tham gia HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE).

Hoặc theo báo cáo tài chính công bố của các doanh nghiệp hiện nay phải làm theo mẫu của bộ tài chính cũng thể hiện nhiều bất cập do mỗi ngành có những đặc trưng riêng về các chỉ tiêu tài chính. Trong báo cáo tài chính của Công ty cổ phần

Thủy sản số 1 có khoản mục Đầu tư tài chính 30 tỷ, hầu hết các nhà đầu tư đều

hiểu rằng đây là khoản mục mua cổ phiếu nhưng thực chất là gửi tiền vào ngân hàng vì ngay cả thuyết minh báo cáo tài chính cũng không được trình bày trong

Đại hội cổ đông. Điều này phần nào có trách nhiệm của công ty kiểm toán dù rằng

công ty kiểm toán này nằm trong danh mục công ty kiểm toán mà UBCKNN chấp

nhận, nên cần nâng cao việc kiểm tra, giám sát và thường xuyên đánh giá chất lượng của các công ty kiểm toán cũng như kiểm toán viên hiện nay. Không chỉ có

công ty này, mà nhiều doanh nghiệp khác cũng không công bố thuyết minh báo

phản ánh được hết bản chất của tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh trong

doanh nghiệp. Cổ đông càng bức xúc hơn khi khoản tiền gửi tiết kiệm này là vốn

phát hành thêm từ năm 2007. Doanh nghiệp tăng vốn khi chưa có phương án sử

dụng hiệu quả, cổ đông không nắm bắt được thông tin từ doanh nghiệp một cách

rõ ràng, … qua đây cũng thấy thêm được bất cập từ tiêu chuẩn niêm yết hiện nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 45 - 48)