TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 38 - 59)

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết

từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng

hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có

lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của

pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản

trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc

Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của

công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6

tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp

theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện

nắm giữ;

e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều

10 Nghị định này.

2.2.2. Phân tích các tiêu chuẩn niêm yết của Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh: 2.2.2.1. Chỉ tiêu về vốn điều lệ:

Theo nghị định 14/2007/NĐ-CP, Vốn điều lệ niêm yết trên HOSE là 80 tỷ đồng, căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều

chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% (tương đương 24 tỷ đồng) sau khi

xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Theo nhận định của chúng tôi, không chỉ có chỉ

tiêu 80 tỷ đồng là chưa hợp lý mà còn phải xem xét lại cả biên độ điều chỉnh của quy định này.

Vốn điều lệ 80 tỷ đồng đã là khá thấp so với khu vực, thậm chí nếu được điều

chỉnh tăng lên mức tối đa là 104 tỷ đồng thì vẫn còn thấp, lại còn có thể bị điều

chỉnh giảm nữa thì e rằng VN-Index sẽ không được đánh giá cao.

Bảng 2.9:

Thống kê chỉ tiêu vốn điều lệ của một số TTCK trong khu vực

TTCK Vốn điều lệ

Hàn Quốc 10 triệu USD ~ 160 tỷ VNĐ Thượng Hải 50 triệu RMB ~ 110 tỷ VNĐ

Nhật Bản 1 tỷ JPY ~ 158 tỷ VNĐ

Thái Lan 300 triệu baht ~ 140 tỷ VNĐ

Việt Nam (HOSE) 80 tỷ VNĐ ~ 80 tỷ VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cập nhật tỷ giá ngày 15/04/2208

Hơn nữa, UBCKNN và Bộ Tài chính căn cứ như thế nào về tình hình phát triển

của thị trường chứng khoán để mà điều chỉnh? Cơ sở của căn cứ là gì và sau khoảng thời gian bao lâu thì điều chỉnh một lần? Đó là những câu hỏi mà chúng ta không dễ gì có thể tìm ra lời giải. Trước tình hình thị trường biến động theo chiều hướng xấu của thị trường như hiện nay, liệu rằng chỉ tiêu này có bị điều chỉnh

giảm theo quy định hay không? Mỗi lần muốn điều chỉnh, Bộ Tài chính phải xin ý

kiến của Thủ tướng và có thể cần có sự thông qua của Quốc Hội mới được điều

chỉnh thì liệu rằng việc điều chỉnh này có còn mang tính kịp thời và còn phù hợp

nữa không? Như vậy, biên độ này có cần thiết không?

2.2.2.2. Chỉ tiêu về lợi nhuận:

Tiêu chuẩn quy định doanh nghiệp muốn niêm yết phải có hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết là một điều không cần thiết. Có nên chăng là quy định

rõ về mức lợi nhuận là bao nhiêu, tốc độ tăng trưởng như thế nào để sau khi niêm yết thì giá trị doanh nghiệp cũng như giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ góp phần

làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hơn và VN-Index ngày một tăng cao.

Vấn đề đặt ra là lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của mỗi ngành là khác nhau nên nhiệm vụ của UBCKNN và Bộ Tài chính là thống kê và đưa ra mức lợi nhuận

cũng như tốc độ tăng trưởng riêng cho từng ngành, tiêu chuẩn này cần mang tính định lượng để có đươc sự rõ ràng trong các chỉ tiêu.

Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật;

công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban

kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.

Theo quy định, các công ty cổ phần muốn niêm yết bắt buộc phải được kiểm toán

báo cáo tài chính ít nhất 2 năm trước khi niêm yết nên các khoản nợ quá hạn không được dự phòng sẽ được thể hiện rõ trong phần loại trừ của kết luận kiểm

toán. Nếu vấn đề này không được cải thiện, không chỉ các cổ đông của công ty mà các chủ nợ cũng phát hiện ra, điều này sẽ khiến cho công ty gặp khó khăn cả về tài chính lẫn kinh doanh. Do đó, không có công ty nào lại thể hiện các khoản nợ quá

hạn chưa được dự phòng lên các báo cáo tài chính, họ có thể “bùa phép” chúng thành các khoản mục khác nên không dễ gì bị phát hiện nên Nghị định này quy

định chỉ mang tính hình thức mà thôi.

2.2.2.4. Chỉ tiêu về tính đại chúng của doanh nghiệp:

Nghị định 14 quy định tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh

nghiệp do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông nhưng không bắt buộc phải có cổ phần ưu đãi (cổ phiếu có quyển biểu quyết

là một loại của cổ phần ưu đãi) nên việc quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi của Nghị định này là không hợp lý cho lắm, dù rằng trên thực tế, khó có công ty

cổ phần đại chúng nào không có cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết để bảo vệ cho

lợi ích của cổ đông sáng lập. Mặt khác, vấn đề cần quan tâm là mức độ đại chúng

của công ty sẽ niêm yết bởi nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu khi

niêm yết nên tiêu chuẩn về cổ phiếu có quyền biểu quyết là không cần thiết, mà cần quy định về tỷ lệ nắm giữ tối thiểu cổ phiếu thường của một số lượng nhất định cổ đông mà theo Nghị định này là 100 cổ đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20% cổ phiếu thường được nắm giữ bởi ít nhất 100 cổ đông liệu có hợp lý? Ta cứ

tính thử, theo quy định hiện nay, vốn điều lệ 80 tỷ, công ty sẽ có ít nhất 500 cổ đông và trung bình mỗi cổ đông thường sẽ nắm giữ số lượng cổ phiếu 160 triệu đồng tương đương 16.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Với điều kiện thị trường hiện nay, việc một cổ đông nắm giữ 160 triệu đồng cổ phiếu là một con số

không lớn, chưa kể 500 cổ đông đối với một công ty cổ phần là khá ít, ảnh hưởng

không nhỏ đến tính thanh khoản của cổ phiếu nếu niêm yết. Con số này còn có khả năng thấp hơn nữa vì theo Luật Doanh nghiệp 2005, các cổ đông sáng lập phải

nắm giữ tổng cộng ít nhất 20% số cổ phần thường chào bán.

Ngoài ra, để tăng tính thanh khoản cho TTCK, ngoài các chỉ tiêu trên, Luật Chứng khoán nên đề ra các chỉ tiêu về EPS, hiệu quả hoạt động cao và được xếp hạng tín

nhiệm từ BB trở lên, từ đó chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng cao.

Mặt khác, quy định về việc giám sát việc công bố thông tin của UBCKNN còn khá hạn chế, chưa được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến kênh thông tin, chiến lược đầu tư và lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường.

2.2.3. Một số đánh giá, nhận xét khác:

2.2.3.1. Đánh giá về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

Bảng 2.10:

Thống kê số lượng công ty niêm yết theo xếp hạng tín dụng năm 2006

Xếp hạng tín dụng 2006 Số lượng công ty AAA 54 AA 16 A 17 BBB 9 BB 7 B 2 CCC 3 CC 0 C 0

 Nhìn vào thực trạng hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn, ta có thể đánh giá hiệu quả của tiêu chuẩn niêm yết này. Trong 154 công ty niêm yết trên sàn hiện nay có 1/3 số công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ, hơn 30 công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 40 tỷ. Và với quy định tăng vốn để thoả tiêu chuẩn này thì tổng

vốn tất cả các công ty phải tăng khoảng hơn 2.356 tỷ. Trong giai đoạn này việc tăng vốn là rất khó khăn và dường như tiêu chuẩn về vốn điều lệ trên 80 tỷ là không hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có vốn lớn nhưng làm ăn không hiệu quả, trong khi một số doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ lại làm

ăn và hoạt động rất hiệu quả từ khi niêm yết.

Tính trung bình, những công ty lớn trên sàn đã tăng vốn điều lệ lên 86,6% kể từ đầu năm 2007. Điều này có nghĩa nếu muốn EPS năm nay sẽ duy trì ở cùng mức

so với năm ngoái thì các doanh nghiệp sẽ phải tăng lợi nhuận thực tương đương năm ngoái. Nhưng điều này không phải dễ dàng trong điều kiện nền kinh tế đang có nhiều diễn biến bất lợi. Do đó, khi các doanh nghiệp cùng tăng vốn sẽ làm cho EPS thị trường giảm, sẽ làm thị trường trở nên kém hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; đặc biệt là với các doanh nghiệp kém hiệu quả EPS sẽ trở nên rất thấp (số lượng doanh nghiệp có EPS dưới 1.000 đồng sẽ rất nhiều nếu tính trên lợi nhuận

2007 và với mức vốn 80 tỷ đồng). Do đó, ta có thể thấy thêm tính không hiệu quả

của tiêu chuẩn vốn điều lệ.

Ví dụ như MCV (Công ty cổ phần khai thác mỏ và xây dựng Cavico Việt Nam) có

vốn điều lệ tính đến cuối năm 2007 là 85 tỷ đồng nhưng theo đánh giá của CIC về

xếp hạng tín nhiệm là loại CCC và với lợi nhuận hàng năm không cao, từ năm 2003 đến cuối 2007 lợi nhuận chỉ nằm trong khoảng 3,66 tỷ đến hơn 9 tỷ đồng. EPS năm 2007 chỉ đạt 1.149 đồng. Ngoài ra một số doanh nghiệp khác như HAX

(Công ty cổ phần Ô Tô Hàng Xanh) cũng được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa nhưng xếp hạng tín nhiệm cũng là CCC, hay Công ty cổ

phần gạch men Vitaly (VTA) được xếp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn nhưng hệ số tín nhiệm cũng không cao. Một doanh nghiệp niêm yết

khá lâu nhưng tính từ khi niêm yết chưa thực sự thấy hiệu quả hoạt động và gây

được niềm tin cho nhà đầu tư có thể nói như BBT, mức giá thị trường luôn duy trì

ở mức thấp (dưới 20.000), tính đến ngày 25/4/2008 giá cổ phiếu BBT cũng chỉ là

13.500đ/cổ phiếu (thấp hơn giá của cổ phiếu quỹ VFMVF1 là 13.900đ/cp). EPS

duy trì như năm 2007 ở mức dưới 1000đ. Vậy liệu khi doanh nghiệp này đáp ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu tăng vốn như tiêu chuẩn mới ban hành, đồng vốn của nhà đầu tư liệu có đem lại hiệu quả hoạt động cao? Do đó sẽ tác động không tốt đến tâm lý nhà đầu tư khi nhìn nhận về thị trường và chất lượng của sàn, cũng như tiêu chuẩn liệu đã chọn lọc được những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng …

 Trong khi một số doanh nghiệp khác có quy mô hoạt động nhỏ nhưng hiệu

quả hoạt động lại rất tốt và có tiềm năng; EPS ổn định và tương đối tốt trong thị trường Việt Nam như UNI (Công ty cổ phần Viễn Liên), hoạt động với quy mô

nhỏ, xếp hạng tín nhiệm AAA, EPS 2007 đạt 5.749 đồng, và duy trì ổn định. Là một cổ phiếu có tính thanh khoản tương đối tốt trên sàn. Hay ST8 (công ty cổ

phần Siêu Thanh) có mức vốn nhỏ hơn 40 tỷ, xếp hạng tín nhiệm AAA, mức lợi

nhuận tăng trưởng gần gấp đôi sau mỗi năm (2005 – 2007), với EPS (2007) đạt hơn 6.550 đồng, cổ đông nước ngoài nắm giữ tới 48,82% (phần nào cho thấy được

chất lượng của doanh nghiệp) …

Vậy trong bối cảnh cần phải tăng vốn theo tiêu chuẩn đề ra tại thời điểm khó khăn

và nhạy cảm này là không hợp lý. Hoặc nếu những doanh nghiệp tiềm năng này bị

loại khỏi sàn, phải chăng chúng ta đang bỏ qua những hàng hóa tốt cho sự phát

triển của thị trường?

Tính đến ngày 25/04/2007, có 15 công ty (trong tổng số 107 công ty và quỹ) có

giá trị thị trường dưới 100 tỷ đồng (tỷ trọng chỉ chiếm từ 0,01% - 0,05% toàn thị trường), tới cuối năm 2007 đầu 2008 có hơn 18 công ty có giá trị thị trường dưới

100 tỷ đồng. Phân tích một số công ty có hiệu quả hoạt động không cao, lượng

giao dịch thấp, vốn hóa thấp của thị trường như: LBM, SFN, BTC, VTC, SDN,HBD, BBT,…

Không những vậy, quy định về mức có lãi ít nhất 2 năm trước khi niêm yết cũng

thực sự không rõ ràng và hiệu quả trong việc sàng lọc doanh nghiệp khi mà Thị trường chứng khoán đã hoạt động được 7 năm và bắt đầu cần phải có những sự

sàng lọc khắt khe hơn. Theo tiêu chuẩn của một số sàn có uy tín như Singapore hay Hong Kong, có quy định rõ mức doanh thu hay lợi nhuận cụ thể là bao nhiêu.

Điều này sẽ cực kỳ hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh nghiệp muốn niêm yết

nâng cao hiệu quả hoạt động, trong việc sử dụng vốn, để dòng vốn chảy vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơn, nhà đầu tư cũng có thêm niềm tin, thị trường trở nên tốt hơn và có uy tín hơn.

2.2.3.2. Vấn đề công bố thông tin:

TTCK, hiểu một cách bình dân nhất, chỉ là một cái chợ nơi diễn ra việc mua bán

các loại chứng khoán. Mà điều kiện để một cái chợ hoạt động sôi động là cần có

nhiều người bán, nhiều hàng hóa và nhiều người mua. Ở đó, người mua và người

bán có thể thuận mua vừa bán, nhưng ít ra thì người mua cũng phải biết được mình

đang bỏ tiền ra mua cái gì.

Về phía người bán, hiện nay cả nước có khoảng 5.000 công ty cổ phần, bao gồm

2.000 DNNN cổ phần hóa và còn lại là các công ty thành lập theo luật doanh

nghiệp. Chỉ cần khoảng 10% số công ty trên tham gia bán cổ phần ra chợ thì

chúng ta có lượng cung cao gấp 15 lần như hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía người mua, Việt Nam hiện có tổng số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng

hơn 400.000 tỷ đồng, cộng với hàng chục ngàn tỷ đồng tiền mua bảo hiểm hàng

năm và một lượng tiền không nhỏ đổ vào bất động sản, vàng, ngoại tệ… Nếu

những khoản tiền này được đưa vào TTCK, đây là một tiềm năng rất lớn từ phía

cầu của thị trường.

Nếu lượng tiềm năng thị trường rất lớn về cung và cầu như vậy, tại sao chúng ta

chưa có số lượng trao đổi mua bán lớn. Cung và cầu chưa gặp được nhau chính

bởi sự ngăn cách của bức tường thông tin.

Vấn đề công bố thông tin là một vấn đề rất rộng và chứa đựng nhiều bất cập trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đây là một nguyên nhân cũng khá

quan trọng làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong

con mắt của những nhà đầu tư quốc tế. Trong đề tài này, đề cập đến một tiêu chuẩn quan trọng nhưng hiện nay các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chưa thực

hiện tốt đó là việc công bố thông tin hàng tháng về lượng vốn đang tham gia vào các dự án, tiến độ thực hiện dự án, phần vốn đang nắm giữ tại các dự án đầu tư dài

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 38 - 59)