Khả năng tiếp cận tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 25 - 32)

8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.1 Cơ sở lý thuyết về tín dụng khách hàng cá nhân

2.1.2 Khả năng tiếp cận tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm về khả năng tiếp cận tín dụng

Theo Bùi Văn Trịnh và Trƣơng Thị Phƣơng Thảo (2012), khả năng tiếp cận tín dụng nói chung chính là việc đảm bảo các điều kiện tiếp cận tín dụng và ngân hàng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tín dụng cho khách hàng theo các quy định chung của ngân hàng.

Việc tiếp cận tín dụng nói chung bắt nguồn từ quy luật cung - cầu tín dụng mà ngƣời đi vay biết rất rõ khả năng chi trả các khoản nợ vay của mình và họ mong muốn tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng của việc đi vay với các chi phí cơ hội trên một đơn vị tiền và đó là yếu tố lãi suất. Khi lƣợng cầu vƣợt quá lƣợng cung, lãi suất tăng lên. Lúc này ngƣời tiêu dùng sẽ phản ứng và làm giảm lƣợng cầu cho đến khi cung, cầu bằng nhau. Tuy nhiên trong thực tế, việc phân phối tín dụng vẫn đang diễn ra giữa những ngƣời đƣợc vay, không đƣợc vay hoặc vay đƣợc nhƣng với định mức thấp hơn nhu cầu vay. Có nghĩa là việc cung ứng các khoản tín dụng khơng chỉ dựa vào quy luật cung cầu thị trƣờng mà cịn tồn tại thơng tin bất đối xứng.

16

2.1.2.2 Khái niệm về tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân

Từ khái niệm về tiếp cận tín dụng của khách hàng nói chung, tác giả đƣa ra nhận định về khái niệm tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân đó chính là việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về tín dụng cá nhân và khách hàng cá nhân có thể tiếp cận với việc sử dụng dịch vụ tín dụng theo nhu cầu của mình, nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đúng thủ tục của Ngân hàng (Nguyễn Hồng Thu, 2017).

Ngày nay, nhu cầu cho vay cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ tín dụng của khách hàng cá nhân rất phát triển tại Việt Nam. Các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân bên cạnh dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguồn thu chính của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Vì vậy các ngân hàng ln chú trọng việc phát triển dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân thông qua việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ, phong cách phục vụ nhằm giúp khách hàng cá nhân có khả năng tiếp cận nhiều hơn dịch vụ tín dụng cá nhân.

Tín dụng doanh nghiệp là những khoản cho vay tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích đi vay của doanh nghiệp thƣờng là để đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tƣ khác hay bổ sung vốn lƣu động. Vì là doanh nghiệp nên những khoản cho vay tƣơng đối lớn, tùy theo quy mơ và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp thì khoản vay đƣợc tài trợ từ phía tổ chức tài chính tín dụng sẽ khác nhau. Vì vậy, q trình thẩm định khoản vay sẽ kỹ càng hơn, quy trình và giấy tờ cần thiết nhiều hơn nếu doanh nghiệp cần khoản vay lớn hơn.

Cịn tín dụng cá nhân là những khoản cho vay tài chính cá nhân phục vụ tiêu dùng cá nhân và gia đình, nhƣ mua xe ơtơ, các loại xe khác, bất động sản và các vật dụng cá nhân và gia đình. Đƣơng nhiên, những khoản vay này sẽ khơng q lớn, nên quá trình thẩm định sẽ rất nhanh và đơn giản, thậm chí trong vịng vài tiếng đồng hồ đã giải ngân xong nếu nhƣ khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.

17

Trong thực tế vẫn có trƣờng hợp mà tín dụng doanh nghiệp cũng chính là tín dụng cá nhân. Trƣờng hợp này xảy ra khi ngƣời chủ doanh nghiệp vay tiền để cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của mình, thƣờng là những doanh nghiệp tƣ nhân hoặc hộ gia đình, lúc này, tài sản doanh nghiệp cũng chính là tài sản cá nhân (Theo Luật Dân sự 2015, chƣơng VI quy định rằng Hộ gia đình và các tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân trong quan hệ dân sự). Chính vì vậy, khi thẩm định cho khoản vay này, nhân viên tín dụng của tổ chức tài chính tín dụng sẽ xem xét kỹ đến tín dụng cá nhân. Khơng giống nhƣ tín dụng cá nhân ở trên, khách hàng muốn vay thì buộc phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình vì số tiền vay là tƣơng đối lớn và nhiều rủi ro cho các tổ chức tài chính tín dụng.

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân

a. Những nhân tố thuộc về ngân hàng

Các nhân tố này có thể kể đến nhƣ năng lực tài chính của ngân hàng, chính sách cho vay, quy trình xét duyệt,…

Năng lực tài chính

- Để khách tiếp cận nhiều khách hàng hơn, các ngân hàng thƣơng mại luôn phải xem xét khả năng của mình phải có năng lực tài chính để mở thêm chi nhánh, phịng giao dịch, tuyển thêm nhân sự, tăng chi phí quảng cáo tiếp thị, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơng nghệ để có thể tiếp cận khách hàng. Để thực hiện điều này thì các ngân hàng phải có tiềm lực tài chính tốt trên thị trƣờng (Nguyễn Hồng Thu, 2017).

- Vốn đối ứng các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân chủ yếu nằm ở dƣ nợ tín dụng, do đó muốn tăng trƣởng cho vay thì vốn của các ngân hàng cũng phải tăng tƣơng ứng.

18

Ngày ra, chính sách tín dụng với khách hàng cá nhân cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận của họ. Do môi trƣờng kinh doanh biến động, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng buộc phải thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng là khuếch trƣơng hay hạn chế sẽ thay đổi dựa trên kế hoạch này.

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), quy trình xét duyệt sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân cũng rất quan trọng vì khách hàng cá nhân rất ngại thủ tục rƣờm rà, phiền phức trong quá trình sử dụng dịch vụ. Khách hàng cá nhân chú trọng thời gian hoàn tất một bộ hồ sơ để họ có thể nhận tiền vay hơn là những giấy tờ mà họ sẽ nhận đƣợc sau khi vay và tính pháp lý của chúng. Sự chờ đợi dễ dẫn tới phàn nàn của khách hàng, làm ảnh hƣởng uy tín của ngân hàng và từ đó ảnh hƣởng đến việc tiếp cận sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân.

Trình độ điều hành quản lý cũng là yếu tố quan trọng: Thông thƣờng, các nhà lãnh đạo ngân hàng là ngƣời vạch ra chiến lƣợc và đƣa ra các quyết định để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc. Tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của họ có tính quyết định đến sự phát triển dịch vụ tín dụng nói chung và dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng.

Theo Lê Thị Anh Quyên (2019), trình độ cán bộ nhân viên cũng rất quan trọng. Cán bộ nhân viên là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng cá nhân nên họ hiểu nhu cầu của khách hàng, giải quyết những nhu cầu này và quản lý khách hàng sau khi cho vay. Nhân viên cũng chính là lực lƣợng đi tiếp thị sản phẩm, phát triển thị trƣờng. Nhân viên chính là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, trình độ chun mơn hoặc thái độ làm việc của nhân viên có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đến khách hàng nói chung.

Sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Danh mục Sản phẩm tín dụng ngân hàng với khách hàng cá nhân có vai trị quan trọng giúp các ngân hàng đề ra

19

chiến lƣợc, hoạt động nhằm mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân vì nhu cầu của các khách hàng thuộc nhóm cá nhân, hộ gia đình thì rất đa dạng, một khách hàng cá nhân có thể có nhiều nhu cầu khác nhau, ngồi ra họ còn những nhu cầu tiềm tăng mà ngân hàng cần khai thác.

Trình độ cơng nghệ của ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ của khách hàng nói chung. Hệ thống cơng nghệ hiện đại, tự động hóa với độ chính xác gần nhƣ tuyệt đối làm giảm thời gian mỗi giao dịch, tăng phạm vi giao dịch khi khách hàng có thể truy cập bất cứ đâu để thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến đặc biệt là các dịch vụ vay online những khoản nhỏ mà không cần nhiều thủ tục hồ sơ giấy tờ cần con ngƣời phải phê duyệt.

b. Những nhân tố thuộc về môi trƣờng kinh doanh: gồm hành lang pháp lý,

sự phát triển kinh tê, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau.

Hành lang pháp lý: điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng, nhƣ Luật Các Tổ chức tín dụng, các nghị định của Chính phủ, các quyết định và thơng tƣ của Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn thực hiện có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân. Trong đó, những quy định liên quan đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi, dự phòng rủi ro là những quy định có ảnh hƣởng rõ nét nhất đến hoạt động phát triển dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng.

Trong những năm qua những tỷ lệ này thƣờng xuyên thay đổi và có xu hƣớng ngày càng thắt chặt hơn, do đó các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Ngồi ra, chính sách, luật liên quan đến hoạt động tín dụng nói riêng cũng thay đổi thƣờng xun

20

nên có ảnh hƣởng nhiều đến chính sách cung cấp dịch vụ của khách hàng, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ.

Sự phát triển của nền kinh tế

Theo Vƣơng Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015), sự phát triển của nền kinh tế có tác động nhiều đến hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh tốt mới có nhu cầu, điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Ví dụ khi nền kinh tế lạm phát và khơng phát triển thì ngƣời tiêu dùng và hộ kinh doanh rút vốn, đầu tƣ vào các kênh khác sẽ không phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân. Ngƣợc lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, do đó vốn bị ứ đọng, hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân không những khơng mở rộng mà cịn bị thu hẹp.

Một yếu tố khá quan trọng đó chính là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà còn diễn ra giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống. Ví dụ BIDV Bình dƣơng cũng có sự cạnh tranh với các BIDV chi nhánh Thủ Dầu Một, Thuận An,…Với sự mở rộng không ngừng, các chi nhánh trong cùng hệ thống buộc phải cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng địa bàn để hoàn thành kế hoạch đƣợc giao trong khi mức vay của khách hàng cá nhân thƣơng đối ổn định, ngay cả khi hoạt động kinh doanh của họ đang rất phát triển. Cạnh tranh này ảnh hƣởng rất lớn tới khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân của những chi nhánh hay nói rộng ra là ngân hàng này.

Ngày nay, với tính hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đối với dịch vụ tín dụng cá nhân ngày càng gay gắt, trong đó khách hàng sẽ lựa chọn các ngân hàng phê duyệt đơn giản, nhanh chóng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng. Tại Bình Dƣơng, ngồi BIDV Bình Dƣơng

21

cịn có các chi nhánh BIDV khác cùng hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, kèm theo các đối thủ cạnh tranh Nhƣ Vietinbank, Agribank, Vietcombank,…tại Bình Dƣơng. Do đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất gay gắt và phức tạp.

c. Các nhân tố thuộc về khách hàng

Các nhân tố này bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng cá nhân, sự hiểu biết về vấn đề vay vốn.

Khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng cá nhân

Có rất nhiều khách hàng khơng đủ khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đƣa ra, nhƣ khơng đủ vốn tự có, khơng có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (đối với cho vay tiêu dùng), tài sản bảo đảm không đủ điều kiện hoặc khơng có tài sản bảo đảm. Những vấn đề này ngân hàng thƣờng hay gặp phải khi thẩm định và là trở ngại rất lớn đến định hƣớng phát triển dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Cuối cùng, kiến thức về tín dụng đối với khách hàng cá nhân của khách hàng cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận loại dịch vụ này của khách hàng cá nhân.

Trong khi nhiều khách hàng sẵn sàng tiếp cận tín dụng, vốn ngân hàng nhƣng khơng có đủ thơng tin, kiến thức thì cũng ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Khi không nắm đƣợc quy trình, thủ tục, các khách hàng có thể ngại làm thủ tục, sợ lộ thông tin, ngại vay nợ,... Đây là những lý do rất phổ biến khiến cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng không đến đƣợc với nhiều loại dịch vụ tín dụng với khách hàng cá nhân.

Tóm lại, có nhiều nhân tố bên ngồi và bên trong ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận loại dịch vụ này của khách hàng cá nhân. Vì vậy, việc phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân cũng khơng phải dễ dàng đối với các ngân hàng nếu khơng có chiến lƣợc và kế hoạch phù hợp. Ngồi ra, một yếu tố quan trọng khác có ảnh hƣởng hiện tại đến khả năng cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ tín dụng cá nhân nói riêng

22

tại các ngân hàng là cá thảm họa, đại dịch, tiêu biểu là tình trạng dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Ảnh hƣởng của dịch Covid-19 ảnh hƣởng đến thu nhập, tài chính và khả năng chi trả của khách hàng cá nhân, vì vậy có ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân tại BIDV Bình Dƣơng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 25 - 32)