Nhận xét các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 36 - 39)

8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2 Các nghiên cứu trƣớc có liên quan

2.2.3 Nhận xét các nghiên cứu trƣớc

Kết luận và khoảng trống nghiên cứu:

Các nghiên cứu tại nƣớc ngồi có nghiên cứu về phát triển dịch vụ cho vay và tín dụng cá nhân tại các quốc gia khác nhau nhƣ: Alexandrova và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Nga. Yuping và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về phân khúc khách hàng và đánh giá tín dụng cá nhân với ứng dụng machine learning. Ngoài ra, Zhang và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về sự phát triển bền vững về hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng cho trƣờng hợp khách hàng là sinh viên. Ismail và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cá nhân ở Malaysia. Meja (2017) đã nghiên cứu về ảnh hƣởng của lãi suất đến tiếp cận tín dụng cá nhân ở các ngân hàng thƣơng mại tại Kenya. Nhƣ vậy, các nghiên cứu nƣớc ngoài trƣớc đây đa phần tập trung vào phát triển hoạt động cho vay tín dụng cá nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu này thƣờng tập trung vào đối tƣợng khách hàng là các hộ gia đình, sinh viên hoặc các hộ nghèo.

Các nghiên cứu tại Việt Nam gồm: Lê Thị Anh Quyên (2019) đã nghiên cứu về cho vay cá nhân của các ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2014-2018. Lê Thành Lân (2020) nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân tại Agribank Trà Vinh. Trần Thị Thanh Tâm (2016) đã nghiên cứu về các giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Lƣơng Trung Ngãi và Phạm Văn Tài (2019) đã nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Trà Vinh. Dƣơng Văn Bôn (2019) đã nghiên cứu về khả năng tiếp cận ngân hàng thƣơng mại của khách hàng cá nhân trong các dịch vụ tài chính. Nhƣ vậy, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào nghiên cứu phát triển hoạt động cho vay tín dụng cá nhân với các đối tƣợng khách hàng khác nhau (Lê Thị Anh Quyên, 2019). Trong khi đó, một số tác giả khác nhƣ

27

Trần Thị Thanh Tâm (2016), Lê Thành Lân (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng cá nhân. Trần Thị Thanh Tâm (2016) cho rằng muốn phát triển cho vay khách hàng cá nhân, các ngân hàng phải nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng cá nhân thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay này. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung phát triển cho vay khách hàng cá nhân thông qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân.

Ngồi ra, hiện nay chƣa có nghiên cứu ứng dụng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Dƣơng nên đề tài nghiên cứu này có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Đề tài nghiên cứu góp phần đƣa ra các hàm ý quản trị để BIDV Bình Dƣơng nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cá nhân của khách hàng, qua đó giúp phát triển dịch vụ tín dụng.

28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân gồm các khái niệm đặc thù, đặc điểm, vai trị của tín dụng khách hàng cá nhân, khả năng tiếp cận, các yếu tố ảnh hƣởng khả năng tiếp cận. Trong đó, các yếu tố này đƣợc chia thành yếu tố bên trong và yếu tố bên ngồi. Việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển loại dịch vụ này đối với các ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, chƣơng này cũng bao gồm nội dung tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc có liên quan nhằm đề xuất khoảng trống của nghiên cứu. Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ trình bày thêm thiết kế nghiên cứu của đề tài.

29

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 36 - 39)