Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 31 - 32)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1 Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

2.1.2 Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cực Nam của Việt Nam với ba mặt giáp biển. Phía Bắc giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, phía Tây và phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan, phía Đơng giáp với biển Đơng.

Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ 8030' - 9010' vĩ Bắc và 104080' - 10505' kinh Đông:

- Điểm cực Đông tại 105024' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. - Điểm cực Nam tại 8033’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.

- Điểm cực Tây tại 104043' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. - Điểm cực Bắc tại 9033' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đồng thời, hai tuyến đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi và tuyến đường hành lang ven biển phía Nam góp phần quan trọng cho việc phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. Không chỉ gần với thành phố Cần Thơ - trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau còn nằm liền kề Phú Quốc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm có 04 sân bay (Sân bay Cần Thơ, Sân bay Phú Quốc, Sân bay Cà Mau và Sân bay Rạch Giá), trong đó có 02 sân bay quốc tế, cùng với dự án cảng biển tổng hợp Hịn Khoai khi được Chính phủ phê duyệt và đầu tư xây dựng sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau. Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đơng và 147 km bờ Biển Tây. Vùng biển của tỉnh Cà Mau rộng trên 70.000 km2, tiếp

23

giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

Với vị trí địa lý mang nhiều nét đặc biệt, Cà Mau có nhiều tiềm năng trong phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng như hoạt động khai thác dầu khí, đồng thời đem đến nhiều thuận lợi trong giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa với các quốc gia khác thơng qua mạng lưới giao thông đa dạng, từ đường bộ, đường thủy đến đường hàng khơng. Trên cơ sở đó, Cà Mau có cơ hội khai thác và phát triển linh hoạt các hoạt động du lịch. Song, những đặc điểm này cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện khí hậu và gây ra những trở ngại đáng kể tại một số thời điểm trong năm đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có gây ra những tác động gián tiếp đến hoạt động du lịch tại Cà Mau.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)