6. Cấu trúc của đề tài
2.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển loại hình du lịch
lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên tác động đến hoạt động du lịch sinh thái
2.2.1.1 Địa chất, địa hình
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa bồi tụ, được hình thành bởi 2 dịng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan, nhận phù sa của sơng Cửu Long bồi đắp tạo nên. Địa hình đặc trưng là đồng bằng khá bằng phẳng, độ dốc không lớn chỉ từ 0,5 m - 1,5 m tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất cũng như thuận lợi trong xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ gián tiếp cho hoạt động du lịch.
Nhìn chung đất đai của Cà Mau là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì nhiêu trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn gây nên những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Theo đó, Cà Mau có năm nhóm đất chính: nhóm đất mặn (chiếm 28,84% diện tích tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 64,27% diện tích tự nhiên), nhóm đất phèn nhiễm mặn, nhóm đất than bùn và nhóm đất bãi bồi.
Tuy gây trở ngại cho việc phát triển đa dạng các lồi cây trồng nơng nghiệp nhưng đất nhiễm phèn, nhiễn mặn của Cà Mau là đặc điểm tự nhiên đặc trưng tạo nên những thuận lợi trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và phát triển hệ thống rừng ngập mặn, ngập lợ của tỉnh. Đây là những yếu tố quan trọng giúp loại hình du lịch sinh thái trở thành sản phẩm du lịch nổi bật tại Cà Mau. Đặc biệt, hàng năm, ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 m, là nơi phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Phía Đơng Nam Mũi Cà Mau có bãi cát sạch, rộng thích hợp để phát triển các bãi tắm mang vẻ đẹp hoang sơ gắn với các hoạt động thể thao biển, hoạt động tham quan và nghỉ dưỡng.
Vùng biển Cà Mau cịn có một số đảo gần bờ như: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đá Lẻ thuộc huyện Ngọc Hiển; Hòn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời. Các đảo này, với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, giữ vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác kinh tế biển nói chung, kinh tế du lịch nói riêng và là điểm tựa tiền tiêu để bảo vệ Tổ quốc. Năm 2019, Nhà nước đã phê duyệt Quy hoạch chung về xây dựng Khu du lịch sinh thái và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng cụm đảo
28
Hòn Khoai trên cơ sở đất rừng đặc dụng và các di tích lịch sử, cảnh quan với quy mô 57 ha và tổng vốn đầu tư trực tiếp hoặc hợp tác đầu tư công, tư là 500 tỷ đồng dưới sự quản lý của Nhà nước.
Nhìn chung, địa hình Cà Mau thuộc kiểu đồng bằng ven biển với các đảo gần bờ, có điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, vùng có nền đất yếu, gây ra một số khó khăn khi xây dựng các cơng trình cơ bản. Trong đó, Sân bay Cà Mau là cơng trình có vai trị quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh nói chung và loại hình du lịch sinh thái nói riêng. Hiện sân bay có đường hạ, cất cánh dài 1.500 m, là sân bay hàng không dân dụng cấp 3C, Công ty bay Dịch vụ Hàng không Việt Nam – VASCO đã khai thác tuyến bay TP. HCM – Cà Mau với lịch bay thường lệ từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần. Năm 2019, Sân bay Cà Mau trung bình mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay đến và đi, hiệu suất khai thác 200.000 khách/năm, trong khi tỉnh đón gần 2 triệu lượt khách du lịch. Do đó, tháng 9/2020, UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị với Bộ Quốc phòng về việc đầu tư, nâng cấp Sân bay Cà Mau giai đoạn 2021 – 2025 để tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch của vùng. Việc nâng cấp, mở rộng sân bay ngồi phục vụ an ninh quốc phịng cịn thu hút nhiều hãng hàng không tham gia khai thác, tăng tính cạnh tranh, giảm giá vé, phục vụ nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân và đặc biệt là thu hút thêm nhiều khách tham quan du lịch. Đồng thời, do đặc trưng các nhóm đất và địa hình bị chia cắt nhiều bởi sơng ngịi, kênh rạch, Cà Mau chủ yếu sử dụng tài nguyên đất trong quy hoạch xây dựng các điểm, khu du lịch sinh thái và ít tập trung vào phát triển cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí phục vụ khách du lịch. Các cơ sở dịch vụ du lịch này chỉ tập trung trong khu vực thị xã, trung tâm thành phố trong khi nhu cầu của nhóm khách du lịch sinh thái thường phân bổ ở các vùng ven và trong các khu du lịch. Diện tích đất rộng nhưng mật độ dân số thưa thớt làm giảm sự kết nối trong tổ chức các hoạt động du lịch của tỉnh.
Mặt khác, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt cũng tạo nên thuận lợi cho phát triển giao thơng thủy và loại hình du lịch sinh thái - sơng nước miệt vườn, nhưng lại khó khăn cho việc kết nối mạng lưới giao thông đường bộ để việc đi lại thuận tiện hơn trong thực hiện các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh. Theo đó, đi đường bộ từ TP. HCM – Cần Thơ – Cà Mau phải mất từ 5 đến 6 giờ đồng hồ. Hiện nay, các tuyến đường chính yếu được sử dụng để thiết kế và tổ chức các tuyến du lịch của Cà
29
Mau là: Tuyến đường bộ Hồ Chí Minh, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến đường biển có cầu cảng kết nối với các cụm đảo và có cảng kết nối với các quốc gia lân cận, các tuyến đường sông, …
2.2.1.2 Khí hậu
Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/năm. Vùng biển phía tây và khu vực tây nam của tỉnh, mùa mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác. Lượng mưa trung bình giữa các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao nhất vào tháng 8 đến tháng 10. Đây là khoảng thời gian khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ vì tồn tại nhiều nguy hiểm trên biển. Đồng thời, mưa nhiều và kéo dài làm cho lượng khách du lịch đến Cà Mau giảm đi. Tuy nhiên, lượng mưa lớn đem đến nguồn nước dồi dào cho đất đai và sinh hoạt, tạo điều kiện cho thảm thực vật sinh sôi, ra hoa kết quả, hoạt động nơng nghiệp diễn ra thuận lợi. Cùng với đó, sự cân bằng thời tiết với tiết trời mát mẻ, dễ chịu sau mưa là điểm cộng đã giúp cho Cà Mau khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái miệt vườn.
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm dao động từ 26,6 độ C đến 27,7 độ C; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4 và tháng 5, khoảng 28,6 độ C. Thời tiết mùa khơ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp vì cây trồng thiếu nước tưới và dễ bị sâu bệnh. Ngược lại, khoảng thời gian này lại rất thuận lợi cho hoạt động ngư nghiệp và du lịch. Vào mùa khô, lượng khách du lịch đến Cà Mau đơng hơn vì tiết trời nắng ráo, thích hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thưởng thức trái cây miệt vườn, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ hay thưởng ngoạn trên sông, trải nghiệm câu cá, du lịch tham quan sinh thái rừng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Cà Mau liên tục gánh chịu nhiều đợt thiên tai gây nên những thiệt hại trầm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của toàn tỉnh: hạn hán và sụp lún (năm 2016, 2020), nước biển dâng (năm 2019), mưa lớn và ngập úng (năm 2020). Không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh
30
hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thiên tai còn đe dọa và hủy hoại hệ thống hạ tầng đường bộ trên diện rộng ở Cà Mau. Khó khăn trong đi lại ở tất cả các địa phương trên toàn tỉnh cùng với thời tiết diễn biến phức tạp khiến Cà Mau khơng cịn là một điểm đến du lịch lý tưởng thuộc các tuyến du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian đó. Đồng thời, tác động bất lợi từ thiên nhiên còn là những bất ổn trong vấn đề dân sinh, hoạt động du lịch sinh thái vì thế mà chưa được khai thác ổn định, hiệu quả. Song, bằng sự nổ lực, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và chung tay của các tầng lớp nhân dân, mọi khó khăn của tỉnh đã dần qua đi, cuộc sống đã bình thường trở lại và các hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch sinh thái đã dần phục hồi và đạt nhiều thành tựu đáng kể, góp phần củng cố vững chắc vị trí của Cà Mau trên bản đồ du lịch Việt Nam.
2.2.1.3 Tài nguyên nước
Cà Mau có mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch dày đặc với mật độ trung bình khoảng 1,34 km/km2, tổng chiều dài hơn 7.000 km chiếm 1/3 chiều dài đường thủy Đồng bằng sơng Cửu Long, tổng diện tích các sông, rạch gần 16.000 ha chiếm hơn 3% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, nhiều sơng lớn, mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày như: sông Cửa Lớn, sơng Gành Hào, sơng Bảy Háp, sơng Ơng Đốc, sông Trèm Trẹm, sông Mương Điều, … Bên cạnh đó, Cà Mau cịn có nhiều kênh, rạch, đầm lớn nhỏ, đan xen nhau: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Bà Kẹo, kênh Đội Cường, đầm Bà Tường, … giúp Cà Mau phát huy thế mạnh về giao thông đường thủy, tạo điều kiện mở rộng phạm vi giao thương, kết nối với nhiều tỉnh thành, khu vực.
Hệ thống sông rạch chằng chịt thông ra biển, tạo nên hệ sinh thái ven biển đa dạng và phong phú. Các sơng này cịn mang theo lượng phù sa bồi đắp hằng năm mở rộng thêm phần đất liền phía Tây từ 80 - 100 m, hình thành nên các bãi bồi, là nơi để tôm cá và các sinh vật biển sinh sản và phát triển, cung cấp nguồn thủy hải sản dồi dào phục vụ nhu cầu ẩm thực cho thực khách. Đồng thời, các bãi bồi cũng là điều kiện thuận lợi để các khu rừng ngập mặn phát triển, phát huy vai trò của rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề, nghiên cứu sinh thái. Bên cạnh đó, tài nguyên nước mặt cịn được sử dụng trong xây dựng các cơng trình
31
dịch vụ độc đáo như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền, … và thực hiện các hoạt động chèo thuyền ba lá tham quan trên sông hấp dẫn khách du lịch.
Năm 2019, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ sau quá trình nghiên cứu, đánh giá, lập quy hoạch dự án đầu tư đã đưa vào khai thác và quản lý Điểm du lịch sinh thái sông Trẹm với quy mô 110 ha và tổng số vốn đầu tư là 200 tỷ đồng, dựa trên cơ sở đất rừng tràm, hệ sinh thái sông Trẹm và các tuyến đường sông, đường bộ cấp V. Sử dụng các nguồn tài nguyên tại sông Trẹm, điểm du lịch đã tập trung phát triển tuyến du lịch xuyên rừng thành sản phẩm du lịch chủ đạo với các hoạt động tham quan rừng tràm bằng xuồng máy, đi bộ băng rừng ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã, trải nghiệm câu cá, bắt thủy sản tự nhiên và thưởng thức ẩm thực đồng quê.
Tháng 4/2020, Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau tiến hành mời gọi 100% vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư trong và ngồi nước cho dự án KDL văn hóa – thể thao Đầm Thị Tường (thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân, cách thành phố Cà Mau 45 km) với tổng quy mơ, diện tích lên tới 700 ha. Dựa trên việc sử dụng tài nguyên mặt nước đầm và ven bờ, dự án xác định mục tiêu quy hoạch và đầu tư, tạo cho KDL Đầm trở thành khu tham quan, nghỉ dưỡng sinh thái, kết hợp thể thao dưới nước và tìm hiểu đời sống, văn hóa vùng sơng nước.
2.2.1.4 Tài nguyên sinh vật
Cà Mau là một trong những điểm đến có nhiều đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo, địa hình tạo nên một vùng sinh thái cửa sông và eo, vịnh, đầm phá ven biển với hệ động thực vật phong phú, đa dạng có một khơng hai tại Việt Nam. Nguồn tài nguyên sinh vật quý giá này vừa có ý nghĩa sinh học cao đối với mơi trường sống của con người, vừa có vai trị to lớn trong phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là đối với xu hướng du lịch sinh thái đang ngày càng trở nên hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179 ha, rừng trồng 94.544 ha. Cà Mau có 3 loại rừng chính: rừng ngập mặn, rừng ngập lợ và rừng trên các đảo ven bờ.
32
Tháng 4/2020, Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau tiến hành mời gọi 100% vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho dự án KDL sinh thái VQG U Minh Hạ (thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh, cách thành phố Cà Mau 35 km) với tổng quy mơ, diện tích lên tới 786 ha. Dựa trên việc sử dụng tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập lợ (đã giải phóng mặt bằng một phần), dự án xác định mục tiêu quy hoạch và đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch phong phú của vùng đất U Minh Hạ.
Sự đa dạng của sinh vật và hệ sinh thái các cánh rừng tạo điều kiện cho Cà Mau có thể phát triển đa dạng hoạt động du lịch sinh thái như du lịch chuyên đề, du lịch nghiên cứu sinh thái, du lịch sinh thái khám phá mạo hiểm. Tại Cà Mau, tài nguyên sinh vật còn được tập trung sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái ở các dự án du lịch:
* Dự án Điểm du lịch sinh Sân chim Đầm Dơi, dưới sự quản lý sử dụng của Hạt Kiểm lâm Đầm Dơi, với tổng quy mô 132 ha và tổng số vốn đầu tư là 150 tỷ đồng, được khai thác dựa trên cơ sở đất rừng đặc dụng khu bảo tồn loài – sinh cảnh. Cụ thể, Sân chim Đầm Dơi bao gồm 43 ha rừng trồng ngập mặn, 21 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 12 ha đất trống cây bụi, 38 ha diện tích các kênh đào và các đầm ni tơm. Hệ thực vật có 61 lồi, chiếm ưu thế là: choại, giá, xương cá, cóc kèn, bần trứng, bần chua và mắm trắng. Hệ động vật có 16 lồi thú, 116 lồi chim. Năm 1993, trong khu vực có tới 15 lồi chim được ghi trong Sách đỏ Việt Nam hoặc Sách đỏ Thế Giới, đó là: cốc đế, quắm đầu đen, quắm cánh xanh và giang sen. Những năm qua, số lượng chim đã suy giảm đáng kể do tác động của con người. Năm 1981, ước tính khoảng 100.000 con chim đã được quan sát ở Đầm Dơi, năm 1995, chỉ còn lại 200 con. Năm 1999, theo đồn khảo sát thực địa của Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong khu vực chỉ cịn một lồi chim q hiếm bị đe dọa ở mức quốc gia, đó là le khoang cổ. Hiện nay, Sân chim Đầm Dơi được sử dụng cho các hoạt động tham