Tình hình phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1 Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

2.1.5 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau

Là một trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có tổng diện tích 5.294 km2, bờ biển dài 254 km, có hai hệ sinh thái rừng nước ngọt và rừng ngập mặn đặc trưng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Phát huy lợi thế sẵn có, tỉnh Cà Mau xác định “chìa khóa” mở đường cho chiến lược phát triển ngành “cơng nghiệp khơng khói” của địa phương là loại hình du lịch xanh - du lịch sinh thái. Theo đó, điểm nhấn trong sản phẩm du lịch sinh thái Cà Mau là tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với trải nghiệm hệ sinh thái rừng

26

nước ngọt, tạo nên sự đa dạng hóa trong du lịch và tận dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của điểm đến.

Nhờ định hướng rõ ràng, du lịch sinh thái tại Cà Mau đang từng bước phát triển, với những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định được nét đặc trưng riêng trên bản đồ du lịch cả nước. Số lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, kết cấu hạ tầng du lịch, chất lượng nguồn nhân lực được tăng cao theo kịp với xu thế phát triển chung của du lịch vùng và quốc gia. Năm 2019, lượng khách đến Cà Mau ước đạt 1.673.000 lượt, tăng 16% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 28.800 lượt, khách nội địa đạt 1.644.200 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 2.495 tỷ đồng. Trong đó, loại hình du lịch sinh thái giữ vai trị chủ chốt và có nhiều đóng góp nhất cho những con số của du lịch Cà Mau.

Du lịch sinh thái Cà Mau từng bước phát huy dựa trên thế mạnh:

- Các điểm du lịch trọng yếu: Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ, VQG Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Vườn dâu Cái Tàu, Đầm Thị Tường, Bãi biển Khai Long, Sân chim trong lòng Thành phố Cà Mau, Sân chim Ngọc Hiển, Sơng Trẹm, Hịn Khoai, …

- Các khu du lịch trọng yếu: KDL sinh thái Mũi Cà Mau, KDL sinh thái 184, KDL sinh thái Quốc Tế, KDL sinh thái cộng đồng, KDL sinh thái Hương Tràm, …

Năm 2020, Đại dịch Covid – 19 xảy đến khiến lượt khách nước ngoài đến Việt Nam suy giảm đáng kể cũng như các hoạt động du lịch bị ngưng trệ. Trong khi hầu hết các chương trình du lịch quốc tế buộc phải tạm ngưng tổ chức vì điều kiện khách quan khơng đáp ứng và khơng có du khách trong thời điểm này, thì các tuyến du lịch nội địa sẽ là ưu tiên phát triển nhằm đảm bảo duy trì an tồn hoạt động du lịch, đồng thời kích cầu du lịch trong nước hoạt động trở lại. Loại hình du lịch sinh thái đã giúp Cà Mau bù đắp những tổn thương về kinh tế - xã hội và càng khẳng định mạnh hơn nữa vị trí chủ đạo của nó trong tổng thể hoạt động du lịch của tỉnh.

27

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 34 - 36)