Đối với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 57 - 66)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3 Các kiến nghị

3.3.4 Đối với cộng đồng địa phương

- Tham gia tích cực vào hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh với cách thức bền vững, lành mạnh.

+ Tính bền vững thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, khơng chỉ dừng lại ở việc gắn văn hóa bản địa với du lịch mà nên cố gắng giữ gìn những nét văn hóa ấy trong từng nếp sống đời thường của người dân; Khách du lịch không phải đến để trải nghiệm cùng cộng đồng trong những ngôi làng riêng biệt hay những KDL nhân tạo mà sẽ được hịa mình và hiểu rõ tiến trình mở cõi của người Cà Mau. Thứ hai, không khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên tự nhiên và môi trường, việc sử dụng phải tuân theo quy định của Nhà nước và đi đơi với bảo vệ, giữ gìn.

+ Tính lành mạnh thể hiện trong việc phát triển kinh tế cộng đồng địa phương gắn với hoạt động du lịch nhưng không thực hiện các hành vi chèo kéo, nâng giá, lừa đảo khách du lịch.

- Không ngừng trau dồi những kiến thức mới về du lịch sinh thái và các vấn đề về tài nguyên du lịch, môi trường sống để phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái.

49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Du lịch sinh thái đã và vẫn đang là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Điều này đòi hỏi đơn vị quản lý du lịch tỉnh và các nhà kinh doanh du lịch phải có những định hướng chú trọng vào phát triển về sản phẩm đặc thù từ các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và tiềm năng một cách hiệu quả. Đồng thời, phát triển du lịch sinh thái và thực hiện các chiến lược sử dụng tài nguyên du lịch kết hợp giữ gìn cảnh quan và mơi trường tự nhiên là vấn đề hết sức quan trọng cần sự chung tay góp sức từ cả cộng đồng địa phương và khách du lịch. Để phát triển bền vững du lịch Cà Mau nói chung và loại hình du lịch sinh thái của tính nói riêng, trên đây em đã trình bày một số giải pháp và kiến nghị đến các đối tượng cụ thể nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch tỉnh Cà Mau.

50

PHẦN KẾT LUẬN

Các tài nguyên du lịch là nền tảng quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng. Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở điểm cuối cùng cực Nam Tổ quốc, Cà Mau là điểm đến ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển du lịch với một hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, q giá đóng vai trị trọng yếu trong việc thu hút khách du lịch và phát triển các tuyến du lịch sinh thái.

Báo cáo “Hiện trạng sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển loại hình

du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau” góp phần phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng tài

nguyên du lịch tự nhiên và một bộ phận tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau. Qua q trình thu thập, phân tích thơng tin kết hợp những quan sát thực tế từ chương trình thực hành nghề nghiệp 1 tuyến TP. HCM – Tiền Giang – Châu Đốc – Cà Mau – Cần Thơ – TP. HCM, báo cáo đưa ra một số kết luận sau:

- Tài nguyên du lịch tại Cà Mau rất phong phú, đặc sắc, đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Trong đó, tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trị chủ đạo trong phát triển loại hình du lịch sinh thái của tỉnh, một số bộ phận tài nguyên du lịch văn hóa giữ vai trị phụ trợ, góp phần xây dựng tính đa dạng, độc đáo cho các sản phẩm du lịch sinh thái.

- Việc sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa được phân bổ đa dạng, linh hoạt trong các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch.

- Phần lớn các cơng ty lữ hành có xu hướng sử dụng các điểm tài nguyên du lịch có sẵn mà ít đầu tư phát triển sản phẩm mới ở những điểm tài nguyên tiềm năng. Cũng có một số cơng ty du lịch đi tiên phong trong việc khảo sát, nghiên cứu các điểm tài nguyên mới khi họ thấy tiềm năng thực sự cao, tuy nhiên khả năng đưa vào sử dụng cho hoạt động du lịch phụ thuộc nhiều vào chính sách quy hoạch, quản lý của các cơ quan nhà nước và nguồn vốn đầu tư để phát hiện và khai thác.

- Những hạn chế trong cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và giới hạn trong quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đã làm giảm khả năng tiếp cận và trải nghiệm các tài nguyên du lịch của khách du lịch.

51

Dựa trên các kết luận này, báo cáo đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau:

- Tăng cường sử dụng tài nguyên du lịch vào việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng khả năng tiếp cận và trải nghiệm các tài nguyên du lịch cho khách du lịch

- Thu hút vốn đầu tư nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, phát hiện và khai thác, sử dụng các tài nguyên du lịch vào hoạt động du lịch sinh thái

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của các cấp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong công tác quản lý khai thác và sử dụng, bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch

- Hồn thiện các chính sách về khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch để phục vụ cho hoạt động du lịch

- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với nhận thức phát triển du lịch bền vững dựa trên khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến và hệ thống các tài nguyên du lịch

- Liên kết với các tỉnh và các quốc gia khác để đưa các tài nguyên du lịch vào thiết kế và tổ chức các tuyến du lịch liên vùng, quốc gia và quốc tế

Với mục tiêu đề ra ban đầu, em mong rằng báo cáo đã trình bày rõ ràng phần nào hiện trạng sử dụng tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau, qua đó thể hiện được những quan điểm cá nhân trong các phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp. Với những kiến thức còn thiếu sót, những kỹ năng cịn hạn hẹp, em khơng thể tránh khỏi những sai lầm, em rất mong nhận được sự thơng cảm và những nhận xét, góp ý từ Quý Thầy Cô.

viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Hải Yến, (2009), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

2. Đồn Liêng Diễm, (2019), Giáo trình Tổng quan du lịch, Trường Đại học Tài chính – Marketing, TP. HCM

3. Dương Văn Sáu, (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

4. Hà Nam Khánh Giao (Chủ biên), Nguyễn Công Hoan, Trương Quốc Dũng, Nguyễn Lê Vinh, Lê Thị Lan Anh, (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

5. Nguyễn Công Hoan (Chủ biên), Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Đặng Thanh Liêm, (2019), Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Trường Đại học Tài chính – Marketing, TP. HCM

6. Nguyễn Minh Tuệ, (2009), Địa lý du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

7. Nguyễn Thịnh, (2012), Di sản văn hóa Việt Nam – Bản sắc và những vấn đề quản

lý, bảo tồn, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội

8. Phạm Trung Lương (Chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận

và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

9. Quốc hội, 2017, Luật Du lịch số 09/2017/QH14, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 24/07/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

11. Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

12. Các trang web tham khảo:

https://camau.gov.vn/wps/portal/gioithieu https://sovhttdl.camau.gov.vn/wps/portal

ix https://baoanhdatmui.vn/tin-tuc/du-lich-8/nam-2019-ca-mau-don-gan-17-trieu- luot-du-khach-28945.html http://baocamau.com.vn/du-lich/tong-doanh-thu-du-lich-nam-2020-giam-do- anh-huong-dich-covid-19-67014.html http://baocamau.com.vn/thoi-su/ca-mau-kien-nghi-nang-cap-san-bay-giai-doan- 2021-2025-66252.html

x

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số quy hoạch dự án du lịch tỉnh Cà Mau

STT Tên dự án Quy mô Tổng vốn đầu tư Tài nguyên chính Hiện trạng 1 KDL sinh thái Cụm đảo Hòn Khoai 57 ha 500 tỷ đồng Đất rừng đặc dụng, di tích, cảnh quan Nhà nước quản lý 2 Điểm du lịch sinh thái sông Trẹm 110 ha 200 tỷ đồng Hệ sinh thái sông Trẹm Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ quản lý 3 KDL văn hóa – thể thao Đầm Thị Tường 700 ha Nhà đầu tư lập dự án và dự kiến Mặt nước đầm và ven bờ Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau đang mời gọi đầu tư

4 KDL sinh thái VQG U Minh Hạ 786 ha Nhà đầu tư lập dự án và dự kiến Đất rừng, hệ sinh thái VQG U Minh Hạ Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau đang mời gọi đầu tư

5

Điểm du lịch sinh thái Sân chim Đầm Dơi 127 ha 150 tỷ đồng Đất rừng đặc dụng khu bảo tồn loài – sinh cảnh Hạt Kiểm lâm Đầm Dơi quản lý 6

Khu Lâm viên Du lịch sinh thái thị trấn Năm Căn 20 ha 50 tỷ đồng Đất phi nơng nghiệp, văn hóa bản địa

UBND huyện Năm Căn đang mời gọi đầu tư 7 KDL Khai Long (phần mở rộng) 226 ha 270 tỷ đồng Đất rừng phòng hộ, hệ sinh thái biển và ven biển

Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau đang mời gọi đầu tư

xi

Phụ lục 2: Bản đồ du lịch tỉnh Cà Mau

xii

Phụ lục 3: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau

Cụm Đảo Hòn Khoai (Nguồn: Internet) Đầm Thị Tường (Nguồn: Internet)

Sông Trèm Trẹm (Nguồn: Internet) KDL Biển Khai Long (Nguồn: Internet)

xiii

Ốc len xào dừa (Nguồn: Internet) Cá thòi lòi nướng muối ớt (Nguồn: Internet)

Làng nghề làm đũa đước Làng nghề làm mắm

(Nguồn: Internet) (Nguồn: Internet)

Ghe đi biển của người dân Cà Mau Vỏ lãi – phương tiện sinh sống chủ yếu của người Cà Mau

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)