Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1 Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

2.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2019, tỉnh Cà Mau có khoảng 1.194.476 người, tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm.

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 19 dân tộc cùng người nước ngồi sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.167.765 người (chiếm 97,76% dân số), người Khmer có 29.845 người (chiếm 2,5% dân số), người Hoa có 8.911 người (chiếm 0,75% dân số); ngồi ra cịn có một số dân tộc ít người khác như Tày, Thái, Chăm, Mường, ... Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 232 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.046 người chiếm 22,7% dân số tồn tỉnh, dân số sống tại nơng thơn đạt 923.430 người, chiếm 77,3% dân số tồn tỉnh. Tỷ lệ đơ thị hóa tính đến năm 2020 đạt 23%. Là vùng đồng bằng ven biển nhưng Cà Mau vẫn là vùng đất rộng người thưa dân, bình quân ruộng đất trên một nhân khẩu, một lao động cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hố là 83%, tỷ lệ hộ nghèo cịn 2,32% (khơng gồm hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội) và 35.000 lao động đã qua đào tạo, Cà Mau có đời sống xã hội tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực khác của tỉnh, trong đó có phát triển hoạt động du lịch.

Về kinh tế, Cà Mau tập trung phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong đó, tỉnh khai thác sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ hoạt động trồng cây lương thực và chăn ni các lồi gia súc, gia cầm. Cùng với đó, Cà Mau phát triển lâm nghiệp nhờ lợi thế diện tích rừng khá lớn mang nhiều giá trị sinh thái và giá trị kinh tế cao. Với điều kiện vùng biển lớn kết hợp các ưu thế về đặc điểm tự nhiên, nguồn thủy hải sản dồi dào đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến tại Cà Mau ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Cà Mau còn nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mêkơng mở rộng, có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sơng Cửu Long, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với nước Đông Nam Á, hợp tác và hội nhập là chiến lược rất quan

25

trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau nói riêng và kinh tế tỉnh nói chung. Năng lực hàng hóa thơng qua cảng Năm Căn trên 100.000 tấn/năm. Ngồi ta, Cà Mau cũng tích cực tham xây dựng vùng tam giác phát triển Cần Thơ – Cà Mau – Kiên Giang, góp phần phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tới.

Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: khu vực nơng nghiệp chỉ cịn 8%, khu vực cơng nghiệp tăng lên 43%, khu vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh tăng lên 49%.

Năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 7% so với năm 2018, đạt 43.320 tỷ, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD (đạt 91,7% kế hoạch). Về lĩnh vực du lịch, lượng khách đến Cà Mau ước đạt 1.673.000 lượt, tăng 16% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 28.800 lượt, khách nội địa đạt 1.644.200 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 2.495 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, tỉnh Cà Mau đạt được thứ hạng 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long mức độ hài lịng của người dân và doanh nghiệp, cho thấy những kết quả tích cực từ chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Song, những tháng đầu năm 2020, Đại dịch Covid-19 và hạn hán kéo dài gây ra tác động kép với những ảnh hưởng hết sức nặng nề đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, Cà Mau vẫn vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu trở lại quỹ đạo phục hồi, phát triển. Du lịch sẽ là lĩnh vực được dự báo tăng trưởng mạnh, có khả năng bù đắp những tổn thương về kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau do ảnh hưởng của dịch bệnh, hạn hán. Khơng chỉ là giải pháp đột phá mang tính thời điểm, mà du lịch là tài sản chiến lược của Cà Mau trong chặng đường phát triển, hội nhập lâu dài.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH CÀ MAU (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)