Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp:

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Thủ Đức (Trang 25 - 45)

"Vay trung hạn bổ sung vốn lưu động, vốn cố định"

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp là hình thức tài trợ nguồn vốn ngắn hạn trong khoảng thời gian trung hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu:

Bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí trong nước.

Đầu tư mới hoặc sửa chữa/nâng cấp tài sản cố định và chi phí này phân bổ trong nhiều năm.

Đối tượng:

Các loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Đặc điểm:

Loại tiền vay: VND.

Thời hạn vay: Trên 12 tháng đến tối đa 60 tháng. Phương thức vay: vay từng lần.

Phương thức trả nợ:

Trả nợ gốc: hàng tháng, hàng quý Trả nợ lãi : hàng tháng.

Trả góp dần nợ gốc – Giảm bớt gánh nặng về tài chính

Phù hợp với các doanh nghiệp cần tích lũy lợi nhuận hoặc sử dụng doanh thu để trả nợ dần.

Ổn định dòng tiền do số tiền trả nợ được xác định ngay từ đầu. Dễ dàng theo dõi các khoản phải trả ngân hàng đều đặn theo kỳ. Chỉ thực hiện thủ tục vay vốn một lần trong suốt thời gian vay.

2.3.6 SMEFP :

Chương trình Cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa ACB với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm hỗ trợ cho vay vốn trung dài hạn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Đối tượng:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Đặc điểm:

Tài trợ các khoản đầu tư trung dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho ... để phát triển sản xuất kinh doanh.

Tiện ích:

Lãi suất vay ưu đãi

Thời hạn vay lên đến 10 năm.

2.3.7 SMESC:

Chương trình Cho vay có bảo lãnh của Quỹ tín dụng xanh - SMESC được hợp tác giữa Quỹ tín dụng xanh (Thụy Sỹ) và ACB nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn trung hạn, đầu tư sản xuất sạch, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong chính doanh nghiệp.

Đối tượng:

Các doanh nghiệp sản xuất có tổng tài sản không quá 100 tỷ đồng và số lao động bình quân hàng năm không quá 1000 người, có thời gian hoạt động tối thiểu 06 tháng.

Đặc điểm:

Dự án đầu tư mới, mở rộng để nâng cấp, thay thế máy móc thiết bị, công nghệ.

Tiện ích:

Được bảo lãnh vay vốn . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Được hoàn vốn đầu tư tối đa 25% giá trị khoản vay từ Quỹ tín dụng xanh SECO của Thụy Sỹ.

2.3.8 RDF:

Chương trình Cho vay Dự án tài chính nông thôn - RDF được phối hợp giữa ACB và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) – Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn Việt Nam.

Đối tượng:

Các cá nhân, hợp tác xã hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại các địa điểm nằm ngoài vành đai đô thị TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.

Đặc điểm:

Tài trợ cho dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô khoản vay < 3 tỷ VND.

Lãi suất và phí:

Lãi suất vay ưu đãi

2.4 Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Quy trình cấp tín dụng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng: Khách hàng có nhu cầu vay lập hồ sơ đề nghị ngân hàng xem xét nhu cầu vay vốn của mình.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng: Đây là bước có ý nghĩ quyết đinh ngân hàng có đồng ý cho khách hàng của mình vay hay không vay? Mức vay bao nhiêu? Thời hạn vay bao lâu? Lãi suất vay bao nhiêu? ...

Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Với những kết quả sau khi thẩm định và phân tích tín dụng, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với hồ sơ cho vay của khách hàng đã được thẩm định.

Bước 4: Giải ngân: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được thực thi theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 5: Kiểm tra sử dụng vốn vay: Kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm phát hiện kịp thồi việc sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc giá trị tài sản đảm bảo không còn đủ đáp ứng yêu cầu.

Bước 6: Đôn đốc thu hồi nợ: Căn cứ kì hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng để có thể thực hiện thu hồi nợ theo đúng kỳ hạn thỏa thuận.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Kết thúc thời hạn hợp đồng ngân hàng và khách hàng cùng xem xét kết quả thực hiện từng điều khoản hợp đồng đã được thoải thuận giữa hai bên.

2.5 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thủ Đức: Á Châu chi nhánh Thủ Đức:

Qua bảng số liệu 2.2 ta sẽ thấy rõ tình hình cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB CN Thủ Đức.

(ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch Số tiền Phần trăm Cho vay 946 1140 194 20,51% Doanh nghiệp vừa và nhỏ 430 540 110 25,58% Thu nợ 880 968 88 10% Doanh nghiệp vừa và nhỏ 400 438 38 9,5% Dư nợ 660 852 192 29,09% Doanh nghiệp vừa và nhỏ 300 402 102 34% Nợ xấu 3 3 0 0 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 2 0 0

Nguồn: Phòng kinh doanh ACB CN Thủ Đức

Dựa vào số liệu bảng 2.2 ta có nhận xét:

Số liệu bảng 2.2 cho thấy doanh số cho vay tại ACB CN Thủ Đức tăng trong giai đoạn 2012-2013, cụ thể năm 2012 cho vay các khách hàng đạt 946 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 1140 tỷ đồng, tăng 194 tỷ đồng tương đương tăng 20,51% so với năm 2012. Trong đó, tỉ trọng khối khách hàng doanh nghiệp cũng tăng lên, cụ thể ở số liệu bảng 2.3.

Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay tại ACB CN Thủ Đức

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2012 2013 Thay đổi

Doanh nghiệp 45,45 47,37 1,92

Cá nhân 54,55 52,36 -2,19

Chênh lệch 9,1 4,99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: tác giả tổng hợp

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu cho vay tại ACB CN Thủ Đức

ĐVT: %

Nguồn: tác giả tổng hợp

Như đã đề cập ở mục 1.1.2 nêu về tầm nhìn của ngân hàng ACB nói chung, ACB hướng đến là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam nên khách hàng hướng đến chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cơ cấu của hai khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ không có sự dịch chuyển nhiều, chênh lệnh 9,1% (năm 2012) và 4,99% (năm 2013). Trong năm 2013 tỉ trọng của khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại CN đã tăng 1,92% từ 45,45% (năm 2012) lên 47,37% (năm 2013), đây là kết quả của việc nổ lực hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn khó khăn theo như chính sách của ACB nói riêng và Chính phủ nói chung.

Về doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ của toàn chi nhánh nói chung và nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đều tăng. Cụ thể, đối với cả chi nhánh năm 2013 đạt 968 tỷ đồng tăng 10% (88 tỷ đồng) so với năm 2012 (880 tỷ đồng). Doanh số thu nợ

khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 38 tỷ đồng tương đương tăng 9,5%, từ 400 tỷ đồng (năm 2012) lên 438 tỷ đồng (năm 2013).

Doanh số thu nợ tăng được như vậy là do trong hai năm qua các nhân viên tín dụng đã thực hiện tốt những công tác như: thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản, giám sát, thu hồi nợ và lãi vay… Một phần cũng là do trong năm 2013 tình hình kinh tế được cải thiện hơn năm 2012, các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, ổn đinh hơn dẫn đến việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ.

Cũng có thể thấy tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn hẳn so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ đối với cả chi nhánh và khách hàng doanh nghiệp. Điều này là kết quả của chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để kinh doanh của chi nhánh do đó có sự chênh lệch lớn này.

Đối với dư nợ và nợ xấu:

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy dự nợ trong năm 2013 tăng mạnh (34% đối với doanh nghiệp và 29,09% cả chi nhánh) cũng là điều tất yếu khi mà doanh số cho vay tăng mạnh.

Về vấn đề nợ xấu thì vẫn giữ nguyên qua hai năm 2012 và 2013 đều là 2 tỷ đồng đối với khối khách hàng doanh nghiệp và 3 tỷ đối với cả chi nhánh. Qua đó cho thấy thấy khả năng quản trị nợ, thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản và các dự án của các nhân viên tín dụng của khối khách hàng doanh nghiệp. Điều này là một điểm mạnh của chi nhánh trong việc xem xét cho vay và đánh giá khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng chính vì sự khắt khe trong đánh giá, thẩm định cho vay mà chi nhánh đã bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh.

2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thủ Đức: tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thủ Đức:

2.6.1 Kết quả đạt được của chi nhánh:

Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thủ Đức đã đạt được nhiều thành quả lớn trong mọi mặt, hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch, trở

thành một trong những chi nhánh quan trọng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu TP Hồ Chí Minh và đạt được nhiều kết quả kinh doanh hết sức khả quan.

Về chất lượng khoản vay:

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng qua các năm. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng cao. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Nợ xấu đối với cho vay DNVVN tại Chi nhánh thấp đã cho thấy Chi nhánh không những ngày càng tăng về quy mô mà còn đảm bảo về chất lượng khoản tín dụng.

Về cơ cấu cho vay:

Tỉ trọng cho vay DNVVN đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Qua đó phần nào cho thấy được chính sách ưu đãi với khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên:

Ban Giám đốc thường xuyên nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngân hàng cấp trên và diễn biến của thị trường. Từ đó chủ động đưa ra những chiến lược kinh doanh linh hoạt, đúng đắn, phương thức quản lý phù hợp nhằm khắc phục khó khăn, khai thác tối đa lợi thế riêng có, phát triển và từng bước nâng cao chất lượng của các sản phẩm tín dụng Ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu đã thường xuyên chú ý thực hiện tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm cũng như các dịch vụ tiện ích cho khách hàng thông qua hệ thống thông tin đại chúng như: truyền hình, internet… Hoạt động tuyên truyền tốt đã giúp thương hiệu ACB được nâng cao trong nước và tới gần với khách hàng hơn.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết trong công việc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh ngày càng phát triển hơn. Cán bộ tín dụng được đào tạo kĩ càng góp phần nâng cao công tác

thẩm định, lựa chọn khách hàng, quá trình thu nợ và quản lý các khoản nợ từ đó ngăn chặn tình trạng tổn thất có thể xảy ra ở mức thấp nhất.

Ngân hàng TMCP Á Châu CN Thủ Đức đã từng bước đơn giản hóa các thủ tục cho vay, giảm thời gian cho khách hàng trong qua trình vay vốn tại chi nhánh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu cấp tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh, thu hút được nhiều khách hàng mới, giữ uy tín, niềm tin với các khách hàng cũ.

2.6.2 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Ngân hàng TMCP Á Châu CN Thủ Đức vẫn còn những tồn tại như sau:

 Khách hàng của chi nhánh còn chưa đa dạng, chủ yếu là các khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền thống có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh. Vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên việc thu hút thêm các khách hàng mới là khó khó khăn.

 Khối lượng công việc của nhân viên nhiều nhưng biên chế lao động chưa

tương xứng và biến động thường xuyên làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng.

 Chi nhánh đã đơn giản bớt thủ tục cho vay nhưng quy trình vẫn còn rườm rà

nhiều bước làm tốn kém thời gian. Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng để giao dịch nhưng lại gặp phải những thủ tục phức tạp mất nhiều thời gian.

 Chi nhánh vẫn còn chú trọng đến tài sản đảm bảo tiền vay mà bỏ sót khách

hàng tốt. Họ có lợi nhuận ổn định để có thể trả được khoản vay nhưng bị từ chối cho vay vì tài sản đảm bảo không thỏa mãn quy định của Ngân hàng.

 Mặc dù đã thực hiện chính sách marketing đến tận doanh nghiệp nhưng vẫn

chưa thực sực hiệu quả, chủ yếu là các tờ giới thiệu các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đến với DNVVN mà có chưa thể thuyết phục, lôi kéo được DNVVN đến gần với chi nhánh hơn.

Ngoài ra, việc tồn tại những hạn chế trên một phần cũng do những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài như:

Từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém và sức cạnh tranh yếu. Chính những điều này dễ làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản, vì thế ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao khi đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn số liệu thông tin từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ độ tin cậy để ngân hàng xem xét, phần lớn các báo cáo chưa được kiểm toán. Điều này hạn chế đáng kể việc mở rộng vả tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng khi xem xét cho vay tín chấp.

Hệ thống thông tin trao đổi hai chiều giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: một số doanh nghiệp không mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vì thế ngân hàng rất khó nắm được tình hình thanh toán của doang nghiệp, rất khó đánh giá tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay..

Nguyên nhân khác:

Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay DNVVN còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản đảm bảo, thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp.

Môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định và phục hổi sau các cuộc khủng hoảng, suy thoái làm cho nền kinh tế chậm tăng trưởng, dẫn đến các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thủ Đức:

3.1.1 Rút ngắn thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay vốn cho đến lúc giải ngân:

Mặc dù thời gian xin vay vốn của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp kéo dài do những nguyên nhân mang tính chủ quan từ phía ngân hàng, nên đã làm cho cơ hội kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Thủ Đức (Trang 25 - 45)