Công tác thẩm định ảnh hưởng lớn quyết định đồng ý hay không đồng ý cho khách hàng vay của ngân hàng, mức vay, thời hạn vay, khoản vay có an toàn hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ hay không?... Vì vậy công tác thẩm định là tối quan trọng trong quy trinh tín dụng. Nhưng một số doanh nghiệp vì lợi ích của mình đã lập các chứng từ, hồ sơ giả để được thông qua dẫn đến việc gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Do đó phải đặc biệt quan tâm tới bước thẩm định. Chính vì điều đó mà trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính một cách chính xác nhất.
Trước tiên cán bộ tín dụng phải xem xét uy tín của khách hàng. Uy tín ở đây không chỉ có nghĩa là sự sẵn lòng trả nợ mà còn phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
Lợi nhuận hàng năm và sự ổn định của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay.
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy quyền… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.
Tính hợp pháp của tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần chịu trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với khoản vay. Bởi vì yếu tố tài sản thế chấp là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản vay nợ khó đòi.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra và tái thẩm định trước và sau khi cho khách hàng vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Trong đó ngân hàng cần tập trung kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi vay và kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng ngay từ ban đầu.
Cần xây dựng quy trình quản lý dữ liệu tiên tiến cho công tác thẩm định khách hàng và nhất là có sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban của ngân hàng để tăng cường thông tin nội bộ, kết hợp trao đổi thường xuyên với các tổ chức tín dụng khác nhằm nắm bắt chính xác thông tin về khách hàng.