Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Thủ Đức (Trang 40 - 41)

Hoàn thiện và tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng thương mại: cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động của các ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật, đồng thời qua đó rút ra được những điểm chưa hợp lý của hệ thống văn bản pháp quy của NHNN để từ đó sửa đổi kịp thời và hợp lý.

Tăng cường giám sát đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM và các TCTD khác nhằm sớm phát

hiện ra và chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa những tổn thất…Đồng thời NHNN cũng cần có những chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với những Ngân hàng thực hiện tốt cũng như các Ngân hàng phạm luật nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng.

Nghiên cứu và ứng dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập để hỗ trợ cho các NH trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm tín dụng CIC: ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin, tăng tính hiệu quả của việc cập nhập dữ liệu, và cần đưa ra cách thức thống nhất về cách thức cung cấp thông tin từ phía các ngân hàng thương mại nhằm rút ngắn thời gian cập nhập dữ liệu, cần tăng cường kiểm tra tính chính xác, đầy đủ thông tin do các ngân hàng cung cấp.

Cần phối hợp nhịp nhàng hơn với cac cơ quan chính quyền nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ quá hạn hay phát mãi tài sản thế chấp đảm bảo quyền lợi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Thủ Đức (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w