Tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ Crystal Ball để phân tích rủi ro NPV của dự án và chủ đầu tư. Biến phân tích rủi ro bao gồm9
: Giá bán điện có phân phối chuẩn, giá trị trung bình là 5 US cent/kWh, độ lệch chuẩn là 0,5 US cent/kWh; sản lượng điện cung cấp thay đổi trong khoảng +/- 10%; dự báo vốn đầu tư ban đầu thay đổi +/- 10% so với dự toán ban đầu; giá bán CERs có phân phối chuẩn, giá trị trung bình là 10 Euro/tấn, độ lệch chuẩn là 1,5 Euro/tấn. Tương quan giữa giá bán điện và sản lượng điện là 0,6 (Nguyễn Xuân Thành, 2010).
Theo kết quả phân tích, NPV của chủ đầu tư theo hình 4.1, NPV của chủ đầu tư biến động từ - 115,98 tỷ VND đến 45,80 tỷ VND. Xác suất để NPV chủ đầu tư lớn hơn 0 là 2,88%. Kết quả có khả quan đối với NPV của dự án (hình 4.2) khi xác suất để NPV dự án lớn hơn 0 là 32,98%, khoảng giá trị thay đổi từ - 154,37 tỷ VND đến 144,10 tỷ VND.
Hình 4.1 Kết quả phân tích Monte Carlo NPV của chủ đầu tư
9
28
Hình 4.2 Kết quả phân tích NPV của dự án.
Kết quả phân tích tài chính: Các tình huống cho thấy về mặt tài chính, dự án khơng thật sự hấp dẫn nhà đầu tư cũng như không nhận được sự hỗ trợ về vốn của các tổ chức tín dụng. Bởi vì theo tình huống cơ sở thì NPV của dự án và của chủ đầu tư quá thấp. Rủi ro của dự án là rất lớn. Nếu như khơng có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà đầu tư khó lịng chấp nhận đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là giá mua điện của EVN quá thấp, đôi lúc lại hết sức bất cập khi giá điện cố định liên tục trong nhiều năm, thậm chí cả vịng đời dự án. Chi phí đầu tư ban đầu cao trong khi sản lượng điện phát lại thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc dự án không thật sự hấp dẫn về mặt tài chính.