Vấn đề tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định dự án thủy điện đắk glun tỉnh đắk nông (Trang 38 - 41)

Qua phần phân tích tài chính ở trên, rõ ràng chủ đầu tư khó có thể thu hồi vốn chứ chưa nói đến việc mang lại lợi nhuận. Gần đây, phần lớn các dự án thủy điện nhỏ đều có giá mua điện của EVN là quá thấp dẫn đến việc những nhà máy này hầu hết đều bị thua lỗ, nhưng chủ đầu tư vẫn mong muốn được đầu tư vào dự án.

Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề tài chính của dự án khơng khả thi, nhưng các chủ đầu tư thủy điện vừa và nhỏ vẫn xin phép được thành lập dự án mới, tác giả nhận thấy rằng, phía sau nguồn lợi ích từ nhà máy điện mang tới, chủ đầu tư còn được hưởng một số quyền lợi mà họ không đề cập đến trong hồ sơ báo cáo xin thành lập dự án. Trường hợp cụ thể ở đây là dự án thủy điện Đắk Glun.

29

Thứ nhất, chủ đầu tư được phép khai thác một số lượng lớn rừng trên diện tích đất giao cho dự án. Dự án có đến 189ha đất có rừng trên tổng số 208ha đất. Chủ đầu tư được phép khai thác gỗ, trong đó có một số diện tích rừng giàu với nhiều loại gỗ quý, nhưng lại không được đưa vào trong báo cáo xem như là nguồn thu tài chính.

Thứ hai, dự án được khai thác tài ngun có trên diện tích đất được giao. Đó là mỏ đất để lấy đất đắp đập có diện tích khoảng 20ha và mỏ đá có diện tích 12ha. Tất cả các tài ngun này được chủ đầu tư khai thác, được tạo thêm lợi ích tài chính nhưng khơng được nêu ra trong báo cáo đầu tư.

Thứ ba, hiện tại trên diện tích đất dự án có một mỏ thiếc lộ thiên với diện tích khoảng 50ha. Chủ đầu tư của dự án được ưu tiên khai thác mỏ thiếc này. Rõ ràng đây là một nguồn thu lớn mang lại cho chủ đầu tư. Nhưng ở đây, thông tin này cũng không được đề cập đến trong báo cáo đầu tư. Có thể nói, chủ đầu tư và UBND tỉnh Đắk Nơng đã có thỏa thuận ngầm nhằm mục đích thu hút đầu tư hay có những lý do khác mà chúng ta không thể biết được.

Hơn thế nữa, gần đây chủ đầu tư đã rao bán giấy phép kinh doanh của dự án này với giá là 800.000 USD (tương đương với 16,8 tỷ VND). Điều đó cho thấy rằng ngồi nguồn thu từ việc bán điện thì chủ đầu tư cịn có nguồn thu từ các tài ngun khống sản nói trên, chứ nếu khơng có những điều kiện cho phép khai thác khoảng sản, thì chủ đầu tư khơng thể nào bỏ vốn để đi xây nhà máy thủy điện nhưng lại bán điện lỗ cho EVN. Kết hợp với NPV của chủ sở hữu là – 66,81 tỷ VND, có thể thấy NPV của chủ sở hữu khi xây dựng và khai thác khoáng sản trên phần diện tích của chủ đầu tư, phải lớn hơn (16,8 + 66,81) = 83,61 tỷ VND.

Theo giấy phép đầu tư hiện tại thì lợi ích tài chính từ việc sản xuất điện khơng đủ bù đắp cho chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành và bảo trì hằng năm. Để dự án khả thi thì NPV tài chính tính từ các lợi ích và chi phí của dự án phải ≥ 0.

Thế nhưng, những lợi ích khác đi kèm theo dự án, mà cụ thể là quyền khai thác tài nguyên lại mang tới một nguồn lợi ích rịng lớn cho chủ đầu tư. Do đó, tính tổng cộng các nguồn lợi lại thì NPV tài chính sẽ dương. Điều này giải thích tại sao chủ đầu tư vẫn thực hiện dự án.

30

Nếu chỉ xét về mặt tài chính, thì khoản lợi ích từ khai thác tài nguyên phải thuộc về nhân dân, mà đại diện là nhà nước. Cho nên, không thể để chủ đầu tư xem đó là một đặc ân có được khi thực hiện dự án.

Phần phân tích này cho thấy cơ cấu tài chính của dự án cần phải được thay đổi để chuyển giao lợi ích khai thác tài nguyên và khoáng sản của chủ đầu tư dự án.

Nhưng kết quả trên chỉ là quan điểm về mặt tài chính. Đối với việc thẩm định một dự án, cần xem xét yếu tố kinh tế để ra quyết định. Ở phần tiếp theo, luận văn bắt đầu phân tích về mặt kinh tế mà dự án có thể mang lại.

31

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ

Nội dung chương 5 đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế, sau đó, phân tích phân phối lợi ích của các bên liên quan dựa trên dịng tiền kinh tế của dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định dự án thủy điện đắk glun tỉnh đắk nông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)