- Sự phối hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, thiếu tính gắn kết
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế của SGD có ỹ nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các hoạt động TTXNK. Mặc dù SGD NHNo&PTNT đó cú những biện pháp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức song mô hình tổ chức bộ máy trong thời gian qua có nhiều vấn đề khiến việc phát triển hoạt động TTXNK gặp nhiều
khó khăn. Cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể nhưng sự liên kết giữa các bộ phận, phòng, ban còn lỏng lẻo nên việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng không được kịp thời, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Điển hình là trong công tác thanh toán L/C, khi sự phối hợp giữa các phòng ban trở nên gắn kết hơn sẽ tiết kiệm được rất nhiều về mặt thời gian và nhân sự trong quá trình thanh toán L/C. Hơn nữa, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có hàng rào bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp, loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán L/C.
- Chính sách khách hàng không hiệu quả
Đối với mỗi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì khách hàng luôn là thượng đế, là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt đối với SGD NHNo&PTNT thì khách hàng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của hoạt động TTXNK. Tuy vậy phòng thanh toán quốc tế chưa có chính sách khách hàng hợp lý, dẫn đến số lượng khách hàng tham gia TTXNK còn hạn chế, quy mô hoạt động thanh toán còn nhỏ bé. Doanh số thanh toán thu được thấp chưa tương xứng với tiềm năng của SGD. Chính vì vậy, thay đổi chính sách khách hàng là giải pháp quan trọng và cần phải được thực hiện ngay để cái thiện hoạt động TTXNK ở SGD.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tín dụng xuất nhập khẩu chưa hỗ trợ nhiều cho hoạt động TTXNK
Hoạt động kinh doanh ngoại hối chủ yếu của SGD mới chỉ là mua bán ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng nên lượng ngoại tệ thu về còn thấp. Hình thức kinh doanh ngoại hối lại chủ yếu là hình thức mua bán ngoại tệ giao ngay. Cũn cỏc hình thức mua bán kỳ hạn và hoán đổi chưa phát triển nên SGD chưa chủ động lượng ngoại tệ để phục vụ tốt cho hoạt động TTXNK.
Việc kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển đó khiờn hoạt động TTXNK còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động Marketing còn nhiều hạn chế, mang tính thụ động
Công tác nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng còn chưa được chú trọng. Việc nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách bài bản, khoa học nên việc xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là không rõ ràng, gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến cho SGD đưa ra những chính sách khách hàng không hợp lý dẫn đến số lượng khách hàng đến SGD thực hiện TTXNK còn thấp. Không những thế, việc xác định không chính xác khách hàng mục tiêu còn khiến cho SGD khó xác định được phương thức thanh toán phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả cao mà chi phí thanh toán thấp.
Bên cạnh đó, SGD còn đưa vào chính sách Marketing những hoạt động nhằm khuếch trương hoạt động TTXNK, nhưng các chính sách này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay các NHTM đều đưa ra các sản phẩm dịch vụ thanh toán giống nhau. Vì vậy để cạnh tranh với các NHTM khỏc trờn địa bàn Hà Nội, SGD NHNo&PTNT đã mang đến cho khách hàng những loại hình dịch vụ mới mẻ, mang đặc trưng riêng nhằm thu hút đông đảo khách hàng tham gia thanh toán. Tuy nhiên sự phổ biến, và mức độ an toàn của các loại hình thanh toán truyền thống đã khiến cho các sản phẩm dịch vụ mới không được ưa chuộng.
- Công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chưa được tiến hành thường xuyên
Mặc dù ngân hàng đã nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện TTXNK trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý song mức độ vẫn còn ít và vẫn còn thua kém những ngân hàng nước ngoài. Các Ngân hàng nước ngoài có
chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động hơn, chuyên nghiệp hơn.
- Hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và giờ làm việc
Mặc dù trụ sở SGD NHNo&PTNT khá đủ điều kiện và tiên nghi khá tốt. Tuy nhiên, diện tích phòng làm việc thì lại nhỏ. Điều này gây cho khách hàng tâm lý chưa thoải mái trong giao dịch tại ngân hàng. Hơn nữa cũng ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ ngân hàng. Mặt khác, trang thiết bị của ngân hàng dự đó được trang bị khá hiện đại song vẫn còn nhiều hạn chế, điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng. Giờ làm việc của SGD cũng không thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Trong khi các ngân hàng nước ngoài mở cửa làm việc đến 18h thì ngân hàng đóng cửa vào lúc 16h30. Điều này làm hạn chế lượng khách hàng có nhu cầu thanh toán trong khoảng thời gian đó.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH AGRIBANK 3.1. Định hướng hoạt động TTXNK của SGD NHNo&PTNT trong thời gian tới
Cho đến năm 2008, NHNo&PTNT đó trũn 20 năm hoạt động. Hai mươi năm là một chặng đường không dài đối với con người cũng như đối với một tổ chức kinh tế. Chặng đường không dài đó đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lại chứa đựng những thay đổi to lớn, để từ một Ngân hàng nhỏ bé trở thành doanh nghiệp số 1 trong top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của UNDP năm 2007. Những kết quả đạt được trong suốt thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng việc trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, bạn hàng tin tưởng và hợp tác. Tính đến năm 2008, hệ thống mạng lưới của NHNo&PTNT 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, vốn tự có là và lãi lũy kế đạt 20.989 tỷ đồng, tổng tài sản 386.868 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt 363.001 tỷ đồng, tổng dư nợ là 284.617 tỷ đồng, tổng số cán bộ 33.906 người. Đây là một kết quả rất đáng tự hào đối với NHNo&PTNT Việt Nam song cũng là một trách nhiệm nặng nề và nhiệm vụ này càng nặng nề hơn khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Nhận thức được thời cơ và thách thức, quán triệt chủ trường và đường lối của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, SGD NHNo&PTNT đã đề phương hướng phát triển cho hoạt động TTXNK như sau :
- Củng cố và mở rộng nghiệp vụ TTXNK theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C), phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh toán nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.
- Hoàn thiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thực hiện đa dạng hóa loại hình kinh doanh ngoại tệ như mua bán ngoại tệ quyền chọn, kỳ hạn, nâng cao khả năng tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong TTXNK.
- Mở rộng có hiệu quả các Ngân hàng đại lý, các chi nhánh và cơ cấu tiền gửi hợp lý. Đây là nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới TTXNK ở SGD. Bên cạnh đó SGD cũng cần phải cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ để cho hoạt động TTXNK đạt hiệu quả cao.
- Hiện đại hóa công nghệ thanh toán ở SGD theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng, ban với phòng Thanh toán quốc tế để phục vụ tốt hơn cho hoạt động TTXNK.
- Thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên làm công tác thanh toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và thái độ văn minh trong giao dịch với khách hàng.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTXNK tại SGD NHNo&PTNT
Với những gì đã nghiên cứu ở trên, chúng ta thấy việc phát triển và hoàn thiện hoạt động TTXNK là định hướng hoàn toàn đứng đắn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tiếp cận những định hướng đó như thế nào, thực hiện nó ra sao để biến nó thành hiện thực? Sau đây em mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTXNK tại SGD NHNo&PTNT.
3.2.1. Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động
Con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc đào tạo, xây dựng một mẫu hình con người có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, biết lấy lợi ích
chung làm mục tiêu hành động sẽ tạo nên nhân tố mấu chốt cho sự phát triển bền vững của SGD.
Để quy trình TTXNK được diễn ra nhanh chóng, có hiệu quả và tránh được những rủi ro, thanh toán viên phải có khả năng xử lý nghiệp vụ một cách thuần thục, chính xác, phù hợp với các thông lệ của quốc tế. Muốn vậy thanh toán viên không chỉ có trình độ về công tác TTXNK mà còn phải có trình độ, có kiến thức sâu rộng về ngoại thương và các thị trường mà mình phụ trách. Do vậy, SGD NHNo&PTNT cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên bằng các biện pháp sau :
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận, học tập kinh nghiệm làm việc từ các Ngân hàng nước ngoài trong quá trình TTXNK, nâng cao kiến thức về các nghiệp vụ ngoại thương, bảo hiểm vận tải.
- Trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ nhằm đối phó với những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.
- Mời các chuyên gia giỏi về đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính văn phòng cho cán bộ nhân viên.
Về vấn đề đạo đức, SGD cần tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện đạo đức Ngân hàng cho cán bộ, tránh việc lợi dụng chức danh làm giả các chứng từ, nhận hối lộ, tự ý thực hiện các hợp đồng thanh toán mà mức độ rủi ro cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực để thay thế những cán bộ yếu kém, thoái hóa về phẩm chất đạo đức.
Ngoài ra SGD cần phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và điều hành, phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ nhân viên.
3.2.2. Cải tiến kỹ thuật công nghệ
Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán của Ngân hàng là một nhiệm vụ cấp bách. Một Ngân hàng lớn, hiện đại, không thể thiếu công nghệ hiện
đại. Có công nghệ hiện đại, Ngân hàng mới nâng cao được chất lượng thanh toán, mở thêm nhiều dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, có như vậy mới có thể liên kết được với các Ngân hàng quốc tế.
Công nghệ thanh toán là một yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của mỗi Ngân hàng, nó được thể hiện :
+ Tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, và chuyển tiền, tập trung hiệu quả vốn kinh doanh.
+ Thực hiện kế toán giao dịch tức thời, kiểm soát từ xa các nghiệp vụ liên Ngân hàng, quản lý thông tin, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Chính vì vậy trước hết SGD cần phải sử dụng tốt, hiệu quả mạng thanh toán SWIFT. Việc sử dụng tham gia mạng SWIFT không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nghiệp vụ TTXNK mà còn nhằm mục đích chuẩn bị các điều kiện để tham gia vào thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán quốc tế. Do đó, SGD cần phải giải quyết tốt các vấn đề luân chuyển chứng từ đi – đến trong nội bộ SGD bằng cách phát triển các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, tự động hóa các giao dịch trong nước, chuẩn hóa nghiệp vụ. Bên cạnh đó, SGD cần cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, đầu tư, mua thiết bị công nghệ mới phục vụ thanh toán. Trong những năm tới SGD cần mua thiết bị kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao, đọc và xử lý chứng từ một cách tự động. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được hiện đại hóa dần cùng với hệ thống vi tính đồng bộ và hoàn chỉnh, để phục vụ cho nhu cầu truyền và thông tin liên lạc với các bên tham gia thanh toán một cách nhanh chóng và chính xác. Mô hình thanh toán và quản lý Ngân hàng trong hệ thống phải được đổi mới phù
hợp với nhu cầu tự động hóa cao. phục vụ thanh toán. Trong những năm
tới SGD cần mua thiết bị kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao, đọc và xử lý chứng từ một cách tự động. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được
hiện đại hóa dần cùng với hệ thống vi tính đồng bộ và hoàn chỉnh, để phục vụ cho nhu cầu truyền và thông tin liên lạc với các bên tham gia thanh toán một cách nhanh chóng và chính xác. Mô hình thanh toán và quản lý Ngân hàng trong hệ thống phải được đổi mới phù hợp với nhu cầu tự động hóa cao.
3.2.3. Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ
Hiệu quả hoạt động TTXNK phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu các doanh nghiệp này được tài trợ nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động TTXNK.
Nhìn chung, để hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả thì SGD cần xây dựng được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất nhập khẩu. Trên cơ sở nội dung chiến lược này, xúc tiến việc quảng bá, giới thiệu về các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu cho đông đảo các doanh nghiệp. Nội dung quảng bá, tuyên truyền có thể bao gồm :
- Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét tài trợ xuất nhập khẩu. - Các hoạt động xuất nhập khẩu được SGD xem xét tài trợ. - Những ưu đãi mà SGD dành cho khách hàng.
- Các dịch vụ hoàn hảo khác mà SGD cung cấp nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, như thông tin trên thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng trong ngoại thương…
- Quy định nội dung tài trợ xuất nhập khẩu một cách cụ thể về : tiêu chuẩn khách hàng, thời hạn tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, hạn mức tín dụng, quy trình về giám sát và theo dõi nợ vay, thời hạn và phương pháp hoàn trả nợ vay, quy định về tái cấu trúc và gia hạn nợ vay…
Hiện nay các đơn vị xuất nhập khẩu có xu hướng có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn, do chênh lệch lãi suất giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam còn có khoảng cách lớn. Để có đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTXNK , SGD có thể vay của NHNo&PTNT và cần đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ để không những huy động được của các đơn vị kinh tế và dân cư trong nước mà còn của các công ty nước ngoài, xí nghiệp liên doanh, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngoài ra SGD cũn