Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) (Trang 48 - 50)

- Tình hình thế giới nhiều biến động, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu bựng phỏt tại Mỹ sau đó lan rộng ra khắp thế giới, kéo theo đó là hàng loạt công ty, các tập đoàn cũng các định chế tài chính lớn bị phá sản. Theo nhận định của Chính phủ và NHNN Việt Nam, do hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam chưa có sự liên kết trực tiếp nào với thị trường tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là không lớn. Tuy nhiên cũng có một số những phản ứng tiêu cực xảy ra. Đó là việc các Ngân hàng trong nước rút bớt tiền gửi ở nước ngoài về, đóng bớt tài khoản thanh toán quốc tế. Tiếp đến là hoạt động chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh nên cầu về ngoại tệ của các Ngân hàng tăng lên. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ này đã tác động xấu đến hoạt động TTXNK của SGD NHNo&PTNT. Chính hoàn cảnh khó khăn như vậy mà số lượng giao dịch cũng như doanh số thanh toán hàng XNK năm 2009 không đạt được như mong muốn, giảm mạnh so với năm 2007 và 2008. Đây là một trong số những nguyên nhân chính làm cản trợ sự phát triển của hoạt động TTXNK tài SGD NHNo&PTNT giai đoạn 2007 – 2009.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn yếu kém

Cho đến nay, chính sách của nhà nước và các văn bản của các ngành chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình phát triển công tác thanh toán. Các văn bản pháp quy của ngành Ngân hàng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa đáp ứng kịp thời hoặc đầy đủ.

Trong thời kỳ mở cửa lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém năng lực, nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng sử dụng trái mục đích, đồng thời không trả được nợ Ngân hàng, dẫn đến các Ngân hàng khụng giỏm

đầu tư, chỉ thực hiện thanh toán đối với những doanh nghiệp có truyền thống và là bạn hàng lâu năm của Ngân hàng. Chính vì lý do đó làm cản trở việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, kéo theo hoạt động TTXNK bị giảm sút.

- Tỷ giá hối đoái diễn biến phức tạp cũng là một nguyên nhân khách quan khiến cho việc phát triển hoạt động TTXNK của SGD NHNo&PTNT gặp nhiều khó khăn. Trong mấy năm trước đây trong xu hướng tự do hoỏ dũng vốn, chúng ta vẫn duy trì được tỷ giá hối đoái gần như cố định với mức giảm giá của VND so với đồng USD vào khoảng xấp xỉ 1%/năm; đồng thời giữ được mức lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam gia tăng mạnh và đó cú những tác động rõ rệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là khi USD mất giá so với VND và lãi suất tăng cao đã gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, một điều đáng lo ngại nữa là tốc nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh. Tình hình đó khiến sản xuất trong nước có nguy cơ bị đình trệ và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển hoạt động TTXNK, tạo ra sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu.

- Sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác

Năm 2009, sau khi thực hiện đề án chấn chỉnh lại hoạt động NHTMCP, trên địa bàn Hà Nội có tổng cộng 36 NHCP trong đó có 21 NHCP đô thị và 15 NHCP nông thôn. Chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra ngày càng quyết liệt. Các ngân hàng này thường có vốn điều lệ lớn nên được cho phép vay dự án lớn, nhờ vậy có điều kiện ràng buộc người vay thanh toán qua họ. Như vậy, với số lượng đông đảo các ngân hàng trên địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phân tán nghiệp vụ là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài lại có lợi thế về công nghệ thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, có kinh nghiệm trong chính sách khách hàng.

Chớnh vớ vậy, SGD NHNo&PTNT không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

- Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế

Mặc dù số lượng doanh nghiệp được phép trực tiếp kinh doanh XNK ngày càng tăng nhưng kinh nghiệm trong thanh toán XNK vẫn còn hạn chế, trình độ am hiểu về công tác Thanh toán quốc tế còn thấp gây không ít khó khăn cho SGD. Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Hà Nội rất yếu về các nghiệp vụ ngoại thương. Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ luật kinh tế , thủ tục tố tụng nên trong trường hợp có tranh chấp thỡ khụng khiếu nại kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại SGD. Từ chỗ không nắm vững được luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc ký hợp đồng thương mại. Điều này rất dễ dẫn đến rủi ro đối với không chỉ SGD mà còn đối với cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu, làm giảm uy tín của SGD.

Bên cạnh đó SGD còn phải đối phó với nhiều hành vi lừa đảo, trái pháp luật. Là một trung gian trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu SGD luôn phải đối đầu với các hành vi lừa đảo có thể xuất hiện từ phía người xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc từ người vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt là sự xuất hiện của các công ty ma với nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Do đó SGD cần phải có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w