Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tuy bị ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 nhưng với sự giúp đỡ của các tổ
chức quốc tế việc tham gia thanh toán bằng SWIFT đó giỳp SGD NHNo&PTNT cải thiện được hiệu quả trong khâu thanh toán quốc tế. Vì tham gia thanh toán SWIFT nên trình độ cán bộ được nâng cao, do đó ngân hàng đã thu hút thêm được ngày càng nhiều khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt các yêu cầu của khách hàng và cũng đem lại nguồn thu dịch vụ không nhỏ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận. Mục đích là giỳp cỏc ngân hàng trên thế giới, tất nhiên phải là thành viên của SWIFT, chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin cho nhau. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. Thanh toán bằng điện SWIFT là phương thức thanh toán thông qua mạng thanh toán toàn cầu liên ngân hàng, là phương thức nhanh nhất, rẻ nhất và phổ biến nhất hiện nay.
Bảng 5 : Tình hình TT hàng nhập khẩu năm 2007 – 2009 Phương thức thanh toán 2007 2008 2009 Số món Trị giá (USD) Số món Trị giá (USD) Số món Trị giá(USD) L/C nhập 496 108.808.412 595 137.701.013,26 313 65.198.431 Nhờ thu hàng nhập 74 3.018.167 103 3.827.324,15 57 1.843.823,12 Chuyển tiền đi 365 42.729. 616 412 70.556.809 246 30.918.752 Tổng cộng 935 154.556.195 1110 212.075.146,41 616 97.961.006,1 2
Nguồn : Báo cáo thanh toán hàng nhập khẩu ở SGD NHNo&PTNT năm 2007 – 2009
Theo dõi số món và doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu trong năm 2007-2009 ta thấy mức độ tăng trưởng qua các năm là không đồng đều.
Đối với giao dịch chuyển tiền đi, số lượng giao dịch và doanh số thanh toán có xu hướng tăng giảm cùng chiều trong giai đoạn này. Chuyển tiền đi là phương pháp chuyển tiền để thanh toán hàng nhập khẩu. Đây là phương pháp thanh toán tiết kiệm chi phí nhất tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi to vì ngân hàng tham gia với vai trò làm trung gian chuyển tiền thanh toán do đó các đối tác phải thực sự tin tưởng lẫn nhau, có quan hệ lâu dài, mặt hàng quen thuộc truyền thống, giá cả hàng hóa trên thị trường ổn định. Dịch vụ chuyển tiền này giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn thông qua hệ thống SWIFT. Việc chuyển tiền phải được thực hiện theo những mục đích hợp pháp tuân thủ qui định hiện hành của NHNN về quản lý ngoại hối, và khách hàng có thể chuyển tiền bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Trong năm 2007, SGD NHNo&PTNT đã thực hiện 365 giao dịch chuyển tiền đi với tổng doanh số
đạt 42.729.616 USD. Năm 2008, số lượng giao dịch tăng 12,9% so với năm 2007, kéo theo đó doanh số thanh toán cũng tăng 65,1% , chiếm tỷ trọng 33,3% trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. Dựa vào phân tích trên ta có thể thấy giá trị mỗi món hàng chuyển tiền đi tăng lên nhiều trong năm 2008. Nguyên nhân có thể là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính nên số lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài mạnh. Hơn nữa thị trường chứng khoán ảm đạm cũng có thể được coi là nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên đến năm 2009, tình hình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền đi lại có diễn biến xấu đi. Số lượng giao dịch cũng như doanh số thanh toán giảm đi đáng kể so với 2 năm trước đó. Số lượng giao dịch chỉ chiếm 39,9% so với tổng số món thực hiện thanh toán nhập khẩu, giảm 32,6% so với năm 2007, và 40,3% so với năm 2008. Doanh số thanh toán chỉ đạt 30.918.752 USD, chiếm 31,6% trong tổng doanh số thanh toán, giảm 56,2% so với năm 2008.
Thư tín dụng (L/C) chứng từ nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số lượng giao dịch cũng như doanh số thanh toán trong các hình thức thanh toán hàng nhập khẩu của SGD. Đây là một trong những hình thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. SGD thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu người nhập khẩu.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số L/C được mở năm 2008 tăng lên cả về số lượng và giá trị so với năm 2007. Năm 2007 chỉ có 496 L/C được mở với trị giá 108.808.412 USD thì đến năm 2008 có 595 L/C được mở, tăng 19,96% so với năm 2007 với trị giá 137.701.013,26 USD. Mặc dù năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm 2007 (trong khi mức tăng của các năm trước là từ 20-30%), vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có xu hướng giảm sút, ngoại tệ dần trở nên
khan hiếm. Trong bối cảnh đó, SGD NHNo&PTNT vẫn tiếp tục nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng thanh toán để thu hút khách hàng.
Riêng năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới. Hoạt động TTXNK bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượng L/C được mở chỉ đạt 313 món với tổng giá trị 65.198.431 USD, giảm 11,2% so với năm 2008. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ buôn bán ngoại thương với các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra số lượng L/C nhập khẩu biến động không ổn định qua các năm cũng có thể là do nền kinh tế Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, lượng hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyờn nhiờn vật liệu phục vụ cho đầu vào sản xuất, xuất khẩu và do phải cạnh tranh với các nước khỏc trờn thế giới nên kim ngạch nhập khẩu Việt Nam chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương pháp nhờ thu cũng có diễn biến tương tự. Số món thanh toán bằng phương pháp nhờ thu năm 2008 tăng 39,2% so với năm 2007, tổng giá trị thanh toán đạt 3.827.324,15 USD. Nhưng đến năm 2009, số món hàng thanh toán bằng phương pháp này chỉ còn đạt 57 món, giảm cả về số lượng thanh toán lẫn giá trị thanh toán so với 2 năm trước đó. Có thể nói phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà SGD NHNo&PTNT cần phải quan tâm nhất vì đây là phương thức chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số các phương thức thanh toán nhập khẩu tại SGD.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu : Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu được thanh toán ở SGD NHNo&PTNT bao gồm máy móc vật tư, trang thiết bị, phân bón, hàng dân dụng, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.
Bảng 6 : Nhóm hàng chủ yếu được thanh toán ở SGD NHNo&PTNT từ năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: USD Nhóm hàng 2007 2008 2009 Máy móc thiết bị 10.668 9.091 6.175 Phân bón 14.832 12.321 11.189 Hàng dân dụng 2.319 1.976 639 Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc
12.228 10.394 9.872
Tổng giá trị NK 40.047 33.782 27.875
Nguồn : báo cáo thanh toán hàng nhập khẩu ở SGD NHNo&PTNT 2007 – 2009
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy mặt hàng được thanh toán chủ yếu ở SGD NHNo&PTNT là phân bón, máy móc trang thiết bị, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, sau cùng là hàng dân dụng (ô tô, hàng điện tử…). Về mặt lương thực, nước ta đã tự trang trải và xuất khẩu 3 triệu tấn gạo/năm, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Thủy lợi, phân bón, giống cây trồng là ba yếu tố cơ bản thúc đẩy năng suất lương thực lên cao, hiện nay năng suất bình quân của ta là khoảng 50 tạ/ha còn thấp so với năng suất bình quân trên toàn thế giới. Vì vậy phân bón, thuốc trừ sâu là mặt hàng mà chính phủ khuyến khích nhập khẩu.
Doanh số cho vay nhập khẩu phân bón năm 2009 là 2.806 triệu USD bằng 259% so với năm 2008. Để ổn định chi phí đầu vào cho các hộ nông dân SGD NHNo&PTNT đã cho vay nhập khẩu gần 1 triệu tấn phân bón, đảm bảo đủ chất lượng dự trữ để cung cấp kịp thời vụ với giá cả ổn định.
Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc là mặt hàng chiếm vị trí thứ 2 được thanh toán nhập khẩu tại SGD NHNo&PTNT. Tổng giá trị thanh toán nhập khẩu của mặt hàng này chiếm 30,53% so với tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu năm 2007. Năm 2008và 2009 tuy giá trị thanh toán mặt hàng
này bị giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu, chiếm 30,76% năm 2008 và 35,42% vào năm 2009. Sự suy giảm trong thanh toán nhập khẩu mặt hàng này có thể hiểu là do 2 khía cạnh : sự e dè trong mối quan hệ ngoại thương vào thời kỳ khủng hoảng và giá thức ăn gia súc trong 3 năm trở lại đõy đó tăng lên. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, giỏ cỏc mặt hàng chế biến thức ăn gia súc trên thị trường đã tăng 40-60% tùy loại. Ngoài khô dầu đậu tương giảm 3% so với cùng thời điểm tháng 12/2009, còn lại giá nguyên liệu khác vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện tại, giá sắn lỏt trờn thị trường tăng 2,6%, ngô tăng 3%... kéo theo giỏ cỏc loại nguyên liệu thức ăn gia súc khác cũng tăng cao (cám gà tăng 2%, cám lợn thịt tăng 2,3%)…Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho biết, để bình ổn giá thức ăn gia súc, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cần phải thống nhất một số giải pháp cụ thể, đưa ra mức giá ở từng giai đoạn, quy định mức tăng giá phù hợp. Được biết, mỗi năm nước ta cần khoảng 17-18 triệu tấn nguyên liệu thức ăn gia súc, trong đó sản xuất công nghiệp mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu (khoảng 6 triệu tấn nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm và 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản), còn lại là do hộ chăn nuôi tự cung, tự cấp. Trong số 8,5 triệu tấn nguyên liệu thức ăn gia súc công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.
Mặt hàng nhập khẩu thứ ba được thanh toán tại SGD NHNo&PTNT là mặt hàng máy móc trang thiết bị. Thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của nước ta trong 11 tháng đầu năm 2009 ước đạt trên 11 tỷ USD (giảm 11,53% so cùng kỳ năm 2008). Trong đó, nhập khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm 31,31% tổng kim ngạch, đạt gần 3,5 tỷ USD. Mức độ sụt giảm năm 2009 so với năm 2008 đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá trị thanh toán
của mặt hàng nhập khẩu này. Năm 2009 thực trạng thanh toán loại mặt hàng này chỉ đạt 6.175 USD giảm 32,08% so với năm 2008 và chỉ chiếm 22,15% so với tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu.
2.2. Đánh giá hoạt động TTXNK ở SGD NHNo&PTNT trong thời gian qua
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình TTXNK ở SGD NHNo&PTNT
Để phát triển hoạt động TTXNK thì SGD cần phải có nguồn lực nhất định. Trong tất cả các nguồn lực cần có thì nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất.
- Về mặt tài chính : tổng thu nhập đạt 4.520 tỷ tăng 62%; trong đó thu lãi đạt trên 385 tỷ, thu dịch vụ và thu bất thường đạt 154 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 48,3 tỷ; tăng 62% so với năm 2008. Như vậy về mặt tài chính chi nhánh hoàn toàn có khả năng phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Nguồn nhân lực: số lượng cán bộ thanh toán quốc tế của SGD NHNo&PTNT tăng dần qua các năm : năm 2007 là 10, năm 2008 là 11 và đến năm 2009 là 14. Có thể nói về mặt nhân sự, SGD cần phải bổ sung thêm nhiều cán bộ thanh toán có chuyên môn thì mới đáp ứng được với nhu cầu thanh toán đang ngày càng phát triển.
Bên cạnh các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động TTXNK thì việc xác định phương án kinh doanh, thực hiện quá trình thanh toán cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Năm 2007 SGD NHNo&PTNT đã đề ra 3 phương án hoạt động kinh doanh cho năm 2008 :
- Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để tăng lượng ngoại tệ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng TTXNK.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ TTXNK. - Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý.
Sau khi đánh giá tính khả thi của từng phương án, SGD đã quyết định chọn phương án 1: phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để tăng lượng ngoại tệ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng TTXNK. Kết quả là sau 1 năm thực hiện biện pháp phát triển hoạt động thanh toán, SGD đã đạt được hơn cả mục tiêu đề ra, số lượng giao dịch và doanh số thanh toán đều tăng lên. Thật vậy, doanh thu của SGD từ hoạt đọng TTXNK đã tăng 23% so với năm 2007. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được việc phát triển hoạt động thanh toán vẫn còn nhiều tồn tại : doanh số thấp, thị phần nhỏ bé, công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng, nhu cầu khách hàng còn nhiều hạn chế. Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây ra những yếu kém trong khâu thanh toán của SGD thời gian qua.
2.2.2. Những ưu điểm trong quá trình hoạt động TTXNK tại SGDNHNN&PTNT NHNN&PTNT
Qua khối lượng TTXNK tại ta có thể thấy SGD NHNo&PTNT đó cú những thành công đáng kể trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK, thu hút ngày càng nhiều khách hàng thực hiện thanh toán thông qua chi nhánh. Mặc dù hoạt động TTXNK chỉ mới được triển khai ở NHNo&PTNT, với mức vốn ban đầu còn thấp, chưa có nhiều đơn vị xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ về TTXNK và KDNT còn rất mới mẻ nhưng những năm gần đây, chỉ trong một thời gian ngắn, SGD NHNo&PTNT đó cú những bước phát triển vượt bậc, nâng cao tổng thu hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong tổng số lợi nhuận của phòng Thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT thu được thì phần lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ mở L/C thanh toán hàng xuất nhập khẩu chiếm phần lớn. Hơn thế nữa, một điều cần khẳng định là nền kinh tế nước ta trong tình trạng nhập siêu nờn cỏc L/C nhập khẩu được mở khá nhiều.
Hiện nay, trong số những khách hàng lâu năm được tín nhiệm tại SGD có nhiều khách hàng là các công ty, các doanh nghiệp lớn như : Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật toàn bộ, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì, Công ty vật tư và xuất nhập khẩu.. điều này cho thấy uy tín cũng như chất lượng dịch vụ TTXNK tại SGD đang ngày được nâng cao.
Các nghiệp vụ nhờ thu, chuyển tiền, thanh toán L/C hàng xuất khẩu cũng có những bước phát triển đáng kể, góp phần vào lợi nhuận chung của hoạt động thanh toán quốc tế.
Có thể khẳng định được là thời gian qua, hoạt động TTXNK của SGD có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào thành công của NHNo&PTNT, luôn giữ vị trí số 4 trong tóp 10 ngân hàng đạt giải thưởng xuất sắc về lĩnh vực TTXNK.
Đạt được điều này là sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên phòng ban TTQT nói riêng và SGD NHNo&PTNT nói chung. Cán bộ công nhân viên đã không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyên môn, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thanh toán cho nhân viên, phát huy những