Về mặt thanh toán hàng xuất khẩu, áp dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài SGD NHNo&PTNT chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vì phương thức này đảm bảo được thanh toán an toàn nhất.
Bảng 2 : Tình hình TT hàng xuất khẩu năm 2007 – 2009
Phương thức thanh toán
2007 2008 2009
Số món Trị giá(USD) Số món Trị giá (USD) Số món giá(USD)Trị
L/C xuất 39 3.367.220 91 6.228.343 28 517.420 Nhờ thu hàng xuất 37 5.843.909 85 4.323.514,32 23 278.897 Chuyển tiền đến 35 5.244.847 87 4.980.711,12 27 310.189 Tổng cộng 111 14.455.976 263 15.532.568,44 78 1.106.506
Nguồn : Báo cáo thanh toán hàng xuất khẩu của SGD NHNo&PTNT
Từ bảng số liệu ta có thể thấy thực trạng phương thức thanh toán hàng xuất khẩu của SGD NHNo&PTNT giai đoạn 2007 – 2009.
Đối với phương thức chuyển tiền đến : bao gồm các hoạt động kiểu hối, thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau
khi giao hàng. Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có của SGD NHN0&PTNT, phụ thuộc nhiều vào số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Chuyển tiền đến có số lượng giao dịch và doanh số tăng giảm trái chiều qua năm 2007 và 2008. Năm 2007 số lượng giao dịch là 35 món với doanh số là 5.244.847 USD thì năm 2008 trong khi số lượng giao dịch tăng 148,57% thì doanh số lại giảm đi 5,04% so với năm 2007. Điều này cho thấy giá trị mỗi món tiền chuyển đến trong năm 2008 là rất nhỏ. Đến năm 2009 số lượng giao dịch và doanh số giảm đi rõ rệt so với năm 2008, giảm 68,9% về số lượng giao dịch và 93,8% về doanh số. Có thể nói giai đoạn 2007 – 2009 thanh toán chuyển tiền đến của SGD NHNo&PTNT có nhiều biến động bất thường và đang có xu hướng giảm mạnh. Vì vậy SGD NHNo&PTNT cần phải tìm ra nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục, nâng cao khả năng thanh toán bằng hình thức chuyển tiền đến.
Phương thức thanh toán nhờ thu hàng xuất khẩu có số lượng giao dịch và doanh số thanh toán tăng giảm không ổn định. Số lượng giao dịch năm 2008 tăng 129,7% so với năm 2007 nhưng doanh số giảm 26,02%, chỉ chiếm 27,86% tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2008. Nguyên nhân có thể là do giá trị các món hàng thanh toán không cao. Năm 2009 tình hình thanh toán tiếp tục có những diễn biến không khả quan. Số lượng món giao dịch và doanh số bị giảm đi đáng kể so với năm 2008, chỉ đạt 23 món với doanh số thấp 278.897 USD, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 phương thức thanh toán hàng xuất khẩu.
Phương thức cuối cùng, được tín dung nhiều nhất và cũng luôn đem lại doanh số thanh toán cao qua các năm là phương thức thanh toán L/C hàng xuất khẩu. Nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ xuất khẩu là một trong các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay. Đây là một hình thức thỏnh toỏn chớnh trong thanh toán xuất khẩu của SGD NHNo&PTNT. Đây là sự thỏa thuận
giữa Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, đảm bảo với người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng và xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Để phục vụ người xuất khẩu, Ngân hàng có thể đóng vai trò là Ngân hàng thong báo hoặc Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận. Từ bảng số liệu ta thấy L/C xuất khẩu có số lượng giao dịch và doanh số thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 hình thức thanh toán. Năm 2007 chiếm tỷ trọng 23,3% tổng doanh số thanh toán. Năm 2008 số lượng giao dịch và doanh số thanh toán có những diễn biến cùng chiều, số lượng giao dịch tăng 133,3% so với năm 2007, theo đó doanh số thanh toán cũng tăng 84,9% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 40,1% so với tổng doanh số thanh toán. Năm 2009 là sự sụt giảm đáng kể cả về số lượng giao dịch và doanh số thanh toán. Trong năm này, tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao 46,8% trong tổng doanh số thanh toán nhưng SGD chỉ thực hiện giao dịch được 28 món, đạt trị giá 517.420 USD, giảm 91,7% so với năm 2008. SGD NHNo&PTNT cần phải nhanh chóng tìm biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao khả năng thanh toán, duy trì mức độ thanh toán ổn định đối với phương thức này trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, nếu như so sánh số liệu 3 năm trở lại đây 2007-2009 ta thấy hoạt động thanh toán xuất khẩu năm 2009 có những diễn biến khác xu với xu thế tăng trưởng những năm trước đấy. Nếu như doanh số TT hàng XK năm 2007 đạt 14.455.976 USD thì năm 2008 có xu hướng tăng nhẹ và đạt 15.532.568,44 USD, tăng 100,07% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009 trị giá doanh số hàng xuất khẩu giảm một cách rõ rệt so với 2 năm trước đó, mặc dù SGD NHNN&PTNT đã lớn mạnh và đổi không ngừng, mở rộng các đại lý giao dịch, đáp ứng nhu cầu, có đủ vốn cho hộ sản xuất và các nhà kinh doanh, đầu tư và thu mua theo nghiệp vụ kinh doanh của mình. Doanh số
thanh toán hàng xuất khẩu năm 2009 chỉ bằng 7,65% so với năm 2007 và bằng 7,12% so với năm 2008. Việc giảm sút trị giá trong thời gian qua có thể được giải thích bằng các nguyên nhân sau:
Thứ nhất : Do mức suy giảm thương mại quốc tế năm 2009 đạt 9% mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, lượng xuất khẩu từ các nước phát triển giảm 10%; còn tại các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm trong khoảng từ 2-3%. Sự suy giảm này đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động TTXNK tại Việt Nam, nơi tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 160,7% , ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại mà biểu hiện rõ rệt là ở sự suy giảm doanh số thanh toán.
Thứ hai : Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các Ngân hàng thương mại dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt về thị phần thanh toán. Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào quá trình TTXNK để thu hút khách hàng trong khi đó số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu thì bị hạn chế. Trong mấy năm gần NHNo&PTNT luôn nằm trong top 10 ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế xuất sắc nhất nhưng bên cạnh đú cũn cú cỏc ngân hàng thương mại lớn khác như Vietcombank, BIDV, Sacombank,….
Thứ ba : Chính phủ chủ trương thu hẹp các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu cũng như việc thu hẹp các mặt hàng nhập khẩu do có nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Thứ tư : Tác động của cuộc khủng hoảng cũng đã làm giảm uy tín, xếp hạng tín nhiệm của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động thanh toán của các Ngân hàng Việt Nam trên 2 phương diện :
Phương diện thứ nhất : số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giảm xuống. Cuối năm 2008, Vietcombank vẫn dẫn đầu về số ngân hàng đại lý (1400 đại
lý), tiếp theo là Agribank với (931 đại lý) nhưng khả năng hệ thống ngân hàng đại lý đang gặp nhiều khó khăn.
Phương diện thứ hai : nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền về hoặc cắt giảm nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài do lãi suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút. Hệ quả tất yếu là việc thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn, với chi phí cao hơn và rủi ro lớn hơn trước.
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thanh toán qua SGD NHNo&PTNT : gạo, cà phê và hàng công nghiệp nhẹ.
Bảng 3 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thanh toán ở SGD NHNo&PTNT Đơn vị : USD Nhóm hàng 2007 2008 2009 Gạo 8.323 8.825 6.716 Cà phê 14.212 13.768 12.387 Hàng công nghiệp nhẹ 7.907 8.344 4.645 Tổng giá trị hàng XK 30.442 30.937 23.748
Nguồn : Báo cáo thanh toán hàng xuất khẩu SGD NHNo&PTNT 2007 – 2009
Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu thanh toán qua SGD NHNN&PTNT ta thấy cà phê là mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các mặt hàng được thanh toán tại SGD. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 đã làm giảm đi lượng thanh toán hàng xuất khẩu nhưng nhìn chung mặt hàng cà phê vẫn chiếm ưu thế với 52,16% tổng giá trị hàng XK năm 2009, giảm 10,03% so với năm 2008 và giảm 12,84% so với năm 2007. Lý do cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bởi vì WTO đã mang lại cho Việt Nam một sân chơi khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ cà phê, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong
khi đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sắp tới mỗi năm tăng khoảng 2 triệu bao (60kg/bao), đến năm 2018 dự kiến thế giới cần 140 triệu bao. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới có khoảng 500.000 ha cà phê, xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, ước tính khoảng 850.00 tấn/năm (riêng năm 2007 lượng cà phê xuất khẩu đạt 1 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1 tỷ USD trong bối cảnh cà phê thế giới đang tăng theo chiều hướng tích cực). Tuy nhiên điều cần khắc phục ở các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê là họ chủ yếu thu mua xuất khẩu nên công nghiệp chế biến chưa được coi trọng, xuất khẩu sản phẩm thụ giỏ thấp hơn nhiều so với sản phẩm đã qua chế biến. Nếu cải thiện được tình trạng này, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ được cải thiện hơn nữa và giá trị mặt hàng xuất khẩu cà phê cũng sẽ tăng lên.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai qua SGD NHNo&PTNT. Chiếm 27,34% so với tổng giá trị hàng xuất khẩu 2007, 28,53% so với tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2008 và 28,28% so với tổng giá trị xuất khẩu năm 2009. Giá trị xuất khẩu gạo cũng được duy trì ổn định trong 2 năm 2007 và 2008 với trị giá 8.323 USD và 8.825 USD. Đến năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu gạo được thanh toán qua SGD NHNo&PTNT giảm đi, bằng 76,1% so với năm 2008, và 80,69% so với năm 2007. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhưng giá trị xuất khẩu không cao bằng các năm trước bởi vì tình trạng bán phá của một số doanh nghiệp dẫn đến tình trạng gạo Việt Nam luôn ở mức thấp.
Có thể hiểu mặt hàng xuất khẩu gạo được thanh toán qua hệ thống dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với mặt hàng xuất khẩu công nghiệp nhẹ vì: theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo, nhiều năm liền, Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu. Hiện nay gạo nước ta đã xuất khẩu sang
hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó nhiều thị trường khó tính như : EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.. gạo Việt Nam cũng đã chinh phục được. Đây là tín hiệu vui cho làng gạo Việt Nam. Tuy nhiên đằng sau những con số đáng mừng trên vẫn còn nhiều nỗi lo. Nếu chỉ nhìn vào số lượng gạo xuất khẩu thì những năm qua sản lượng gạo xuất khẩu có xu hướng biến động không ổn định qua từng năm gây ảnh hưởng đến mặt hàng xuất khẩu gạo được thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Nếu như năm 2005 Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo, năm 2006 là 4,65 triệu tấn gạo, thì đến năm 2007 chỉ còn 4,53 triệu tấn gạo, năm 2008 tín hiệu xuất khẩu gạo trở nên khả quan hơn khi xuất khẩu gạo đạt 4,63 triệu tấn và đến năm 2009 xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục là 6 triệu tấn.
Đến nay SGD NHNo&PTNT đã thu hút được khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh lương thực, chủ yếu cho vay để thu mua và xuất khẩu gạo. Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/12/2009 của SGD NHNo&PTNT là 4.745 tỷ đồng (tăng 18,3% so với năm 2008). Trong đó doanh số cho vay thu mua lương thực đạt 638 tỷ đồng. Khắc phục nhược điểm cơ chế xuất khẩu gạo các năm trước và đảm bảo cho người sản xuất gạo có lãi tối thiểu. Chính phủ đã hạn chế cấp giấy phép xuất khẩu gạo tràn lan, từ đó hạn chế sự ộp giỏ của bên nhập khẩu và cấm mua bán giấy phép lũng vòng , tập trung xuất khẩu vào những doanh nghiệp lớn đã có lịch sử và kinh nghiệm xuất khẩu gạo như Tổng công ty lương thực miền Bắc…Mặt khác chính phủ cũng chỉ đạo bằng mọi giá phải mua thấp nhất theo giá sàn chính phủ công bố và các doanh nghiệp xuất khẩu được trợ giá xuất khẩu thông qua lãi suất tiền vay ngân hàng.
Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của SGD NHNo&PTNT
Bảng 4 : Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của một số NHTM Việt Nam
Đơn vị : % Năm Ngân hàng 2007 2008 2009 NHCTVN 5,41 5,85 6,16 NHNTVN 28,20 26,30 28,90 NHĐT&PTVN 6,20 4,90 6,47 NHNo&PTNT 4,57 4,15 4,93 Các NHTM khác 55,58 58,78 53,53
Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT năm 2007 – 2009
Theo bảng số liệu trên ta thấy rằng thị phần TTXNK của các Ngân hàng thương mại lớn trong đó có NHNo&PTNT đều có xu hướng giảm vào năm 2008 và ổn định trở lại vào năm 2009 bất chấp những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính đem lại. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo, duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của cả nước với doanh số không ngừng tăng qua các năm. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng công thương Việt Nam thay thế nhau xếp ở vị trí 2 và 3. Dù sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu, phí thanh toán, thủ tục thanh toán; dịch vụ chăm sóc, phục vụ khỏch hàng...đó làm cho thị phần của NHNo&PTNT bị chia sẻ nhưng việc luôn nằm trong top 10 ngân hàng đạt giải thanh toán quốc tế trong những năm gần đây và giữ được thị phần ổn định chiếm 4,57 % tổng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước năm 2007; 4,15% năm 2008 và 4,93% năm 2009 đã khẳng định một vị trí quan trọng không thể thay thế của NHNo&PTNT trong lĩnh vực TTXNK.
Tuy nhiên, NHNo&PTNT cũng không tránh khỏi được việc giảm sút về thị phần trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ 4,57% thị phần TTXNK của cả nước năm 2007 xuống còn 4,15% năm 2008, giảm 0,42%. Thị phần TTXNK càng ổn định thì mức độ tín nhiệm của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao, do đó sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng
tham gia thanh toán tại các SGD hay chi nhánh của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì mức độ cạnh tranh diễn ra ngày một khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các NHTM NN lớn như NHCTVN, Ngân hàng Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mà còn bị cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống ngân hàng cổ phần. Đặc biệt từ 1/4/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh và thực hiện các hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình mở cửa khi gia nhập WTO thì hoạt động này lại còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Với xu hướng nói trên nên trong những năm NHNo&PTNT luôn phải đổi mới phương thức thanh toán, đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao khả năng thanh toán đáp ứng kịp thời với xu