Chức năng bảo hiểm rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

1.1 TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

1.1.6.4 Chức năng bảo hiểm rủi ro

Với chức năng này, các tổ chức BTT đảm nhiệm những rủi ro do khả năng không thanh toán của người mua. Những rủi ro này xảy ra khi người mua khơng có đủ khả năng thanh tốn trong một thời hạn quy định và khi đó tổ chức BTT khơng có quyền truy địi đối với người bán.

Khác với các bảo hiểm hàng hoá khác, các nhà BTT phải gánh chịu mọi rủi ro (ví dụ rủi ro phá sản...) mà không được yêu cầu người bán phải gánh chịu một phần. Do đó chúng ta có thể coi đây là sự bảo đảm tuyệt đối. Nhưng tổ chức BTT chỉ

12

gánh chịu những rủi ro do người mua gây ra mà không gánh chịu những rủi ro xuất phát từ của người bán.

1.1.7 Lãi và phí bao thanh tốn nội địa

Lãi và phí trong hoạt động BTT do các bên thỏa thuận tại hợp đồng bao thanh toán, gồm:

- Lãi: được tính trên số vốn mà đơn vị BTT ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường

- Phí: được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác

Hiệp hội BTT quốc tế Factor Chain International (FCI) kiến nghị cơ cấu của phí BTT gồm:

- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng - Phí xử lý hóa đơn

- Phí ngân hàng

Mỗi thành viên được tự do kết hợp 3 khoản trên theo cách riêng của mình. Lãi và phí BTT nội địa do bên bán thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. BTT có thể mang lại cho người bán rất nhiều tiện ích như được ứng tiền trước, quản lý sổ sách liên quan đến khoản phải thu, thu nợ, bảo đảm rủi ro tín dụng của bên mua hàng …. Vì vậy, người bán khơng nên q chú trọng về lãi và phí BTT mà cần cân nhắc lựa chọn phương thức nhận tài trợ hiệu quả nhất.

1.1.8 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán nội địa

Căn cứ Điều 13 Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Khoản 6 Điều 1 Quyết định 30/2008/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy trình hoạt động BTT nội địa được thực hiện theo các bước chính như sau:

Bước 1: Bên bán hàng đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu Bước 2: Đơn vị BTT thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt

động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng.

Bước 3: Đơn vị BTT và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao

Bước 4: Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT cho bên mua

hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

Bước 5: Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị BTT xác nhận

về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

Bước 6: Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng từ

bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.

Bước 7: Đơn vị BTT chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận

trong hợp đồng bao thanh toán.

Bước 8: Đơn vị BTT theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng.

Bước 9: Đơn vị BTT tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp

đồng bao thanh toán.

Bước 10: Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác.

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện BTT nội địa

(8) Theo dõi thu nợ (5)

(2a)

BÊN MUA HÀNG BÊN BÁN HÀNG

(4) Thông báo về hợp đồng BTT (5) Xác nhận đã nhận thông báo ĐƠN VỊ BTT (9)Tất toán (7) Ứng trước (6) Giao chứng từ gốc về KPT (3) Ký hợp đồng BTT (2b) Thẩm định

14

1.1.9 So sánh bao thanh toán nội địa với cho vay truyền thống, tài trợkhoản phải thu và bao thanh toán quốc tế khoản phải thu và bao thanh toán quốc tế

1.1.9.1 So sánh bao thanh toán nội địa với cho vay truyền thống

+ Điểm giống nhau:

- Cả hai hình thức tài trợ đều căn cứ vào nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng làm cơ sở quyết định tài trợ

- Số tiền tài trợ luôn nhỏ hơn 100% tổng nhu cầu vốn của khách hàng

+ Điểm khác nhau:

Bảng 1.1: Điểm khác nhau giữa BTT nội địa và cho vay truyền thống Bao thanh tốn nội địa Cho vay truyền thống

- Có 2 chủ thể gắn liền với khoản BTT là bên mua và bên bán

- Có 1 chủ thể gắn liền với khoản tín dụng là bên đi vay

- Việc cấp hạn mức BTT dựa trên khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ của bên bán hàng và năng lực tài chính của bên mua hàng

- Việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên nhu cầu vốn và năng lực của người đi vay

- Đơn vị BTT ứng tiền cho người bán dựa trên hóa đơn bán hàng

- Ngân hàng cấp vốn cho người đi vay dựa trên tổng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh sau khi trừ vốn tự có và vốn khác. - Tài sản đảm bảo cho khoản BTT

chính là các khoản phải thu trong tương lai

- Đảm bảo cho khoản vay là các hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba bằng bất động sản, động sản hoặc tín chấp.

- Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và khoản phải thu từ bên mua

- Ngân hàng theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và dòng tiền của người đi vay

1.1.9.2 So sánh bao thanh toán nội địa với tài trợ khoản phải thu

Khi sử dụng hình thức tài trợ khoản phải thu thì doanh nghiệp chỉ đơn thuần được ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động. Nhưng nếu sử dụng dịch vụ bao thanh tốn, doanh nghiệp cịn đư ợc ngân hàng quản lý khoản phải thu, thu nợ từ người mua và ngân hàng có thể bảo đảm rủi ro thanh toán của người mua

Bảng 1.2: So sánh bao thanh toán nội địa và tài trợ khoản phải thu Bao thanh toán nội địa Tài trợ các khoản phải thu

- Ngoài việc tài trợ thuần túy, ngân hàng còn thực hiện: thu hộ tiền từ bên mua, quản lý sổ sách bán hàng, đảm nhận rủi ro thanh toán bên mua

- Là dạng tài trợ ngân hàng thuần túy, nghĩa là khách hàng vay vốn trong một thời gian xác định. Ngân hàng tài trợ cho bên bán

- Rủi ro tín dụng trực tiếp và chủ yếu phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của bên mua

- Rủi ro tín dụng trực tiếp và chủ yếu là uy tín và năng lực tài chính của bên bán - Khoản phải thu được chuyển nhượng

từ bên bán sang đơn vị BTT là cơ sở để đơn vị BTT thu nợ từ bên mua

- Khoản phải thu được dùng làm đảm bảo tín dụng cho ngân hàng. Bên bán chịu trách nhiệm cuối cùng về thu nợ từ bên mua

- Bên bán thông báo cho bên mua biết về việc khoản phải thu đã đư ợc chuyển nhượng cho đơn vị BTT, bên mua thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT

- Bên mua không được ngân hàng thông báo về việc ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho bên bán

16

đối với toàn bộ các khoản phải thu của bên bán

từng khoản phải thu riêng biệt - Quan hệ 3 bên: đơn vị bao thanh

toán, bên mua, bên bán

- Quan hệ tài trợ mang tính độc lập giữa ngân hàng và bên bán.

1.1.9.3 So sánh bao thanh toán nội địa với bao thanh toán quốc tế

+ Điểm giống nhau:

- Tài trợ trên cơ sở các KPT

- Quản lý sổ sách liên quan đến KPT - Thu nợ các KPT

- Bảo đảm rủi ro khơng thanh tốn của bên mua hàng

+ Điểm khác nhau:

Bảng 1.3: Điểm khác nhau giữa BTT nội địa và BTT quốc tế Bao thanh toán nội địa Bao thanh toán quốc tế

Đơn vị BTT theo dõi và quản lý số cái bán hàng theo một đơn vị tiền tệ duy nhất, cùng loại với đơn vị tiền tệ đã được ứng trước

Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái bán hàng theo nhiều loại tiền khác nhau. Thông thường, khoản ứng trước sẽ có cùng đơn vị tiền tệ thể hiện trên hóa đơn. Đơn vị BTT, bên mua hàng, bên bán

hàng đều bị chi phối bởi một hệ thống pháp luật

Có ít nhất hai hệ thống pháp luật chi phối mối quan hệ các bên

Đơn vị BTT, bên mua hàng, bên bán hàng hiểu tập quán kinh doanh và cùng ngôn ngữ

Tập quán kinh doanh và ngôn ngữ khác nhau ở mỗi quốc gia. Hệ thống hai đơn vị BTT cho phép nhà xuất khẩu tận dụng sự hiểu biết thị trường địa phương của đơn vị BTT nhập khẩu

Đơn vị BTT chịu trách nhiệm thu nợ từ bên mua hàng

Trong hệ thống hai đơn vị BTT, đơn vị BTT nhập khẩu chịu trách nhiệm thu nợ từ nhà nhập khẩu

1.1.10 Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán nội địa

Nhận diện và kiểm sốt rủi ro là cơng việc rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nó góp phần rất lớn cho sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Rủi ro và lợi nhuận luôn đi cùng nhau theo mối quan hệ nghịch chiều, do đó phương châm của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

BTT cũng vậy, bên cạnh tiện ích sản phẩm cũng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt đối với những đơn vị bắt đầu triển khai thực hiện. Khi chưa có đủ kinh nghiệm và am hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thì nguy cơ rủi ro rất cao

1.1.10.1 Rủi ro đối với người bán:

Trong nghiệp vụ BTT miễn truy địi, người bán hầu như khơng chịu rủi ro phát sinh vì đã bán tồn bộ khoản nợ cho đơn vị BTT. Trong nghiệp vụ BTT có truy địi thì bên bán vẫn cịn chịu rủi ro khơng thanh tốntừ phía bên mua. Khi bên mua mất khả năng thanh tốn, bên bán có trách nhiệm hồn trả lại số tiền đã ứng trước cho tổ chức BTT.

1.1.10.2 Rủi ro đối với người mua:

Người mua sẽ chịu rủi ro từ phía người bán gây ra như hàng hố giao khơng đúng chất lượng, không đúng quy cách.

1.1.10.3 Rủi ro đối với đơn vị bao thanh tốn:- Rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng

Tương tự như trong tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong BTT là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán và người mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Khi người bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị BTT, mọi quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang đơn vị BTT. Đơn vị BTT sẽ có quyền được hưởng lợi từ việc người mua thanh toán khoản phải thu như nhận tiền thanh tốn, hưởng các lợi ích tài chính khác liên quan đến việc thanh tốn nếu có, quyền địi nợ…. Đi kèm với các quyền và lợi ích nêu trên, đơn vị BTT đồng thời được chuyển giao mọi rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) liên quan đến khoản phải thu đó. Khi người mua phá sản hoặc mất khả năng thanh

18

toán, đơn vị BTT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của mình: thanh tốn cho người bán 100% giá trị của khoản phải thu được chuyển nhượng sau khi đã trừ đi phí BTT, lãi suất và các phí khác theo thoả thuận. Thơng thường khoản tiền này đã được ứng trước cho người bán. Như vậy, khơng giống như bảo hiểm rủi ro tín dụng của các cơng ty bảo hiểm chỉ thanh tốn cho người bán một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị của đối tượng được bảo hiểm, đơn vị BTT khi đãcung cấp dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng BTT thì sẽ phải chấp nhận 100% rủi ro người mua khơng thanh tốn cho khoản phải thu đã được chuyển nhượng.

Mặt khác, đơn vị BTT còn ứng trước cho người bán trước khi được nhận thanh toán từ người mua và người bán sẽ phải trả lãi tính trên số tiền được ứng trước. Việc ứng trước này cũng có thể được so sánh với một khoản tín dụng ngắn hạn với tài sản đảm bảo là khoản phải thu từ người mua. Ngay cả trong trường hợp BTT miễn truy địi, đơn vị BTT vẫn có quyền truy địi người bán số tiền ứng trước này nếu xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua. Khi đó, người mua khơng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi tranh chấp được giải quyết và người bán phải hoàn trả cho đơn vị BTT số tiền đã được ứng trước cho khoản phải thu có tranh chấp. Tuy nhiên, nếu người bán cũng gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh tốn, đơn vị BTT sẽ tổn thất do khơng có bất kỳ một tài sản đảm bảo nào khác cho khoản ứng trước đó.

- Rủi ro gian lận

Rủi ro gian lận là rủi ro hố đơn được BTT (có ứng trước) khơng tương ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Vì vậy, hố đơn đó khơng có giá trị pháp lý và đơn vị BTT không thể thu nợ được từ người mua.

Đơn vị BTT sẽ ứng trước cho người bán theo một tỷ lệ phần trăm thoả thuận dựa trên giá trị của khoản phải thu. Đơn vị BTT căn cứ vào đâu để xác định khoản phải thu đó là có thật? Người bán sau khi giao hàng sẽ ký phát hố đơn địi tiền người mua và gửi cho đơn vị BTT một bản sao của hoá đơn. Tại các quốc gia phát triển, các đơn vị BTT sử dụng hệ thống phần mềm có kết nối qua mạng, cho phép người bán chỉ cần truy cập vàohệ thống đó để gửi thơng tin về hố đơn được chuyển

nhượng qua một bản tin điện tử. Khi gặp khó khăn về tài chính, người bán có thể ký phát hố đơn địi tiền người mua trước khi thực sự giao hàng hoặc thậm chí ký phát những hố đơn hồn tồn khơng có thật để nhận được tiền ứng trước từ đơn vị BTT.

- Rủi ro thu nợ

Rủi ro thu nợ là rủi ro đơn vị BTT không thể thu được nợ đúng hạn và hiệu quả.

Đơn vị BTT có thể gặp phải rủi ro này nếu họ cung cấp dịch vụ BTT cho các mặt hàng được bán theo phương thức ký gửi, hoặc hàng hố cần được lắp đặt, hoặc hàng hố có điều khoản bảo hành cho phép người mua có quyền yêu cầu người bán mua lại hoặc phải giảm giá nếu hàng hố khơng đáp ứng được những u cầu nhất định... Trong những trường hợp này, đơn vị BTT có khả năng khơng thu được nợ hoặc thu được không đầy đủ do người mua khấu trừ vào tiền thanh toán. Mặt khác, nếu người bán sử dụng các khoản phải thu làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay khác, đơn vị BTT có thể mất quyền địi nợ của mình.

Ngồi ra, nếu cung cấp dịch vụ BTT cho những hàng hoá thường giao dịch với số lượng nhỏ, đơn vị BTT sẽ phải tăng chi phí thu nợ và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Rủi ro thanh khoản

Đơn vị BTT có thể gặp khó khăn về tính thanh khoản khi luồng tiền ra và luồng tiền vào của đơn vị không tương xứng, cả về lượng và thời gian. Khi đó, đơn vị BTT sẽ khơng thể ứng trước cho người bán cho đến khi thu được nợ.

- Tranh chấp thương mại

Rủi ro này xảy ra khi phát sinh tranh chấp giữa bên bán và bên mua liên quan đến khoản phải thu như bên bán giao hàng khơng đúng quy cách, chất lượng do đó bên mua khơng đồng ý thanh tốn khoản phải thu vào ngày đến hạn, trong khi việc tài trợ khoản ứng trước đã được đơn vị BTT tài trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)