.Các hình thức giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Chế biến món ăn) (Trang 85 - 86)

1 .2Tâm lý người Châu Âu

1.4 .Các hình thức giao tiếp

- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có: Giao tiếp bằng vật chất; giao tiếp bằng ngôn ngữ; giao tiếp bằng tín hiệu phi ngơn ngữ.

- Căn cứ vào tính chất và qui cách giao tiếp ta có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp khơng chính thức.

- Căn cứ vào số lượng và thành phần tham gia vào quá trình giao tiếp ta có: Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân ( Giao tiếp nhân cách ). Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. Giao tiếp giữa nhóm với nhóm.

- Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp ta có: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.

Tuỳ theo mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp mà ta có thể sử dụng loại giao tiếp nào cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

1.5 Các vai trong giao tiếp

Trong quan hệ xã giao thơng thường được phân theo ba nhóm vai chính như sau:

1.5.1 Nhóm vai thường xun

Nhóm vai thường xuyên là nhóm vai được đặc trưng bởi lứa tuổi, giới tính. Có nghĩa là, nếu xét theo góc độ lứa tuổi, giới tính thì mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia giao tiếp luôn trong trạng thái ổn định, khơng bị thay đổi trong tình huống và hồn cảnh nào.

Chẳng hạn, hai người khác giới đang nói chuyện với nhau tại sảnh khách sạn hơm qua, ngày mai họ lại tiếp tục gặp nhau trong siêu thị thì vẫn là quan hệ giữa người nam giới và người nữ giới.

1.5.2 Nhóm vai khơng thường xuyên theo thể chế

Đây là nhóm vai khơng ổn định trong trạng thái tạm thời, do thể chế quy định. Sự thay đổi này tùy thuộc vào thời điểm, hồn cảnh, mục đích giao tiếp.

Nhóm vai này được đặc trưng bởi các mối quan hệ như: nghề nghiệp, địa vị xã hội, quan hệ tổ chức, quan hệ huyết thống, quan hệ về số lượng.

Chẳng hạn hai vợ chồng cùng làm trong một khách sạn, chồng là giám đốc, vợ là tổ trưởng lễ tân. Khi trong giờ làm việc họ là quan hệ cấp trên và cấp dưới, nhưng khi rời khách sạn họ là quan hệ vợ chồng.

1.5.3 Nhóm vai khơng thường xun theo tình huống

Nhóm vai này thực chất là nhóm vai khơng thường xun theo thể chế do tình huống nhất định tạo nên và phát sinh trong sự vận động hàng ngày của cuộc sống, như quan hệ chủ - khách, người mua - người bán hàng, người hại - người bị hại, nạn nhân - ân nhân...do tình huống bất ngờ nào đó làm cho mối quạn hệ giữa hai chủ thể lập tức thay đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Chế biến món ăn) (Trang 85 - 86)