Yếu tố tâm lý và năng lực cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Chế biến món ăn) (Trang 93 - 94)

1 .2Tâm lý người Châu Âu

3. Những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình giao tiếp và phương pháp khắc phục

3.2 Yếu tố tâm lý và năng lực cá nhân

3.2.1 Trạng thái tâm lý

Nếu thuộc về tâm trạng tâm lý, người giao tiếp phải biết kiềm chế, hoặc tự điều chỉnh. Không nên để cảm xúc mạnh xen vào khi giao tiếp. Vì khi đó con người thường khơng làm chủ được mình. Như vậy nội dung thơng tin dễ bị sai lệch, dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc. Vì vậy người giao tiếp không nên để cảm xúc mạnh xen vào khi giao tiếp, vì khi đó họ sẽ khơng làm chủ được mình, nội dung thơng tin dễ sai lệch, dẫn đến những hiểu nhầm đáng tiếc.

Để khắc phục tình trạng này tốt nhất là hạn chế tối đa xử sự hoặc giải quyết công việc hệ trọng, nhạy cảm khi tâm trạng khơng bình thường.

VD: nếu đang say rượu hoặc đang cáu giận tốt nhất là nên im lặng. Khi đang hưng phấn cũng khơng nên hứa hẹn điều gì quan trọng.

Về mặt chủ quan, chúng ta phải có nghị lực rèn luyện ý chí, ln ln làm chủ bản thân khơng nên để cảm xúc mạnh chi phối q trình giao tiếp như sự cáu giận, hồi hộp, hoảng hốt, bi quan, lạc quan…

Vì tất cả những cái đó dễ làm lu mờ, méo mó tư duy nhận thức, thậm chí làm mất đi trí thơng minh vốn có của con người.

3.2.2 Năng lực giao tiếp

Năng lực giao tiếp hạn chế như nói ngọng, nói lắp, nặng tai, mắt kém, lời nói khơng khúc chiết, rõ ràng, khơng rành mạch, sai chính tả....Đây là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Để khắc phục những điều này khơng có cách nào khác phải chữa trị và rèn luyện.

3.2.3 Năng lực sử dụng thông tin phản hồi

Trong giao tiếp nếu mạnh ai nấy nói, khơng cần biết người khác nói gì, người nghe có quan tâm, có chú ý đến ý kiến của người nói khơng, đồng tình hay phản đối…thì cuộc giao tiếp chắc chắn sẽ gặp trở ngại. Do vậy để giao tiếp hiệu quả, các chủ thể tham gia giao tiếp phải hết sức chú ý đến việc sử dụng thông tin phản hồi.

Thông tin phản hồi là thông tin phúc đáp từ người nhận tin đến người truyền tin và kết quả tiếp nhận thơng tin. Trong đó người nhận tin muốn thể hiện rằng thông tin họ nhận được rõ, đủ, đúng thông tin hay không? Sử dụng thông tin phản hồi là trách nhiệm của cả hai phía người nhận và người truyền tin.

Trong hai hình thức giao tiếp: trực tiếp và gián tiếp, hình thức giao tiếp trực tiếp dễ dàng có thể có thơng tin phản hồi, vì thế nên tận dụng mọi điều kiện để giao tiếp trực tiếp, trừ những trường hợp không thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Chế biến món ăn) (Trang 93 - 94)