GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP CƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 71 - 72)

1. Giải pháp xây dựng

Đề xuất chủ trương đầu tư được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số: 08/NQ-HĐND ngày 19/3/2021, dự kiến Quy mô đầu tư như sau: Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước ổn định cho 2198,2 ha cây trồng các loại, dự kiến xây dựng mới Hệ thống trạm bơm và cơng trình thủy lợi Dur Kmăl bao gồm: Trạm bơm cấp 1 lưu lượng 6000m3/h; Ống đẩy D1000 bằng thép dài 1080m; Tuyến hầm dài 280m xuyên qua đèo Bn Krơng, đường kính D2800, kết cấu BTCT M250; Bể điều hồ kích thước LxBxH=65x35x5m; Hệ thống ống tưới bằng ống HDPE; Trạm biến áp và nhà QLVH.

Như vậy, ngoài giải pháp nâng cấp, cải tạo các cơng trình thủy lợi hiện trạng trong vùng dự án thì giải pháp xây dựng mới cơng trình đầu mối để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ là giải pháp tối ưu.

2. Biện pháp cơng trình

2.1. Cơng trình đầu mối trạm bơm

Khu tưới của dự án nằm trên khu vực có bình độ lớn và được ngăn cách với sơng Krông Ana bởi các dãy núi tự nhiên. Nguồn nước tưới hiện nay sử dụng đa số là nước trời, một phần nhỏ từ các hồ chứa có dung tích khá bé và nguồn nước ngầm do người dân tự đào giếng để khai thác. Với nguồn cung ít và khơng ổn định (phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên) nên hàng năm đều xảy ra tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng.

Do trong vùng, hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển đồng thời việc xây dựng thêm các hồ chứa mới là điều bất khả thi (do khơng có nguồn nước) nên việc tìm kiếm nguồn nước đảm bảo cung cấp thường xuyên là giải pháp cấp bách cần làm ngay. Trong báo cáo đề xuất chủ trương đã đề xuất giải pháp đưa nước từ sông Krơng Ana lên khu tưới bằng bơm động lực, sau đó nước tưới được dẫn về thơng qua hệ thống đường ống kín để giảm thiểu tổn thất do thấm và bốc hơi.

Hiện nay trên tuyến sơng dọc khu vực dự án đã có một số trạm bơm với cơng suất nhỏ chỉ đủ phục vụ bơm tưới cho các diện tích cây trồng ven sông. Với chênh cao từ mực nước sông lên khu tưới vào khoảng hơn 60m nên việc xây dựng các hệ thống kênh dẫn tự chảy là không khả thi, do vậy cần thiết phải đầu tư một trạm bơm điện cột nước cao để đẩy nước lên khu tưới.

2.2. Hệ thống dẫn nước về khu tưới

Nghiên cứu 2 biện pháp dẫn nước bằng kênh hở và dẫn nước bằng ống kín có áp. Khu tưới có đặc điểm địa hình chia cắt rất mạnh với diện tích phần lớn là các cây cơng nghiệp dài ngày (1790 ha) phần nhỏ cịn lại là lúa (370 ha) và cây rau màu (40 ha) được trồng rải rác ở một số khu vực trũng thấp. Căn cứ chủ trương đầu tư, sự phù hợp với việc tưới cho các loại cây trồng cạn (cà phê , hồ tiêu… chiếm phần lớn diện tích) và phù hợp với định hướng áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm trong tương lai gần, lựa chọn giải pháp là dẫn nước bằng hệ thống ống kín có áp kết hợp với các hộc chờ nước có bố trí sẵn các đầu ống chờ để đấu nối với ống tưới (của người dân) cho cây cà phê, lúa và rau màu. Với hệ thống này sẽ tận dụng lượng nước hồi quy khi tưới cho cà phê tại các khu vực cao chảy xuống các lạch tiêu để tưới lúa và nâng cao mực nước ngầm trong khu tưới.

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w