Các thiết bị trên hệ thống

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 109 - 112)

I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

8. Các thiết bị trên hệ thống

8.1. Hệ thống scada điều khiển trạm bơm:

Để hệ thống hoạt động ổn định và an toàn, một hệ thống scada đơn giản sẽ được lắp đặt. Hệ thống này gồm có tủ điều khiển (được nối với tủ điều khiển động cơ) bên trong có các thiết bị thu và phát tín hiệu dùng để điều khiển trạm bơm (trong trường hợp đặt chế độ tự động) hoặc cung cấp thông tin (qua mạng di động 4G) cho người quản lý để vận hành (trong trường hợp đặt chế độ điều khiển thủ công).

Một cảm biến mực nước sẽ được lắp đặt trên bể điều áp, cảm biến này sẽ truyền các tín hiệu mực nước về tủ scada để cung cấp thông tin cho việc vận hành hoặc tắt máy bơm (nếu được đặt ở chế độ điều khiển tự động). Nguyên lý như sau:

- Trình tự khởi động các máy bơm như sau:

+ Bình thường, khi hệ thống khơng hoạt động thì mực nước trong bể ln ở cao độ mực nước max (+498m với trạm Buôn triết và +500m với trạm Bn Krơng), ở mực nước này thì tồn bộ các máy bơm sẽ được tắt.

+ Nếu mực nước xuống thấp hơn mực nước max 1m thì tổ máy số 1 sẽ được khởi động.

+ Nếu mực nước tiếp tục xuống thấp hơn mực nước max 2m thì tổ máy số 2 sẽ được khởi động tiếp theo.

+ Nếu mực nước tiếp tục xuống thấp hơn mực nước max 3m thì tổ máy số 3 sẽ được khởi động tiếp theo.

+ Nếu mực nước tiếp tục xuống thấp hơn mực nước max 4m (tương ứng với mực nước min trong bể) thì cả 4 tổ sẽ hoạt động.

- Trình tự tắt các máy bơm tương tự nhưng ngược lại:

+ Nếu mực nước ở thấp hơn mực nước min thì lúc này cả 4 bơm đều hoạt động. + Nếu mực nước cao hơn mực nước min 1m thì máy bơm số 1 sẽ được điều khiển tắt.

+ Nếu mực nước cao hơn mực nước min 2m thì máy bơm số 2 sẽ được điều khiển tắt.

+ Nếu mực nước cao hơn mực nước min 3m thì máy bơm số 3 sẽ được điều khiển tắt.

+ Nếu mực nước về cao độ mực nước max thì máy bơm số 4 sẽ được điều khiển tắt.

8.2. Các thiết bị công nghệ khác trong nhà trạm và trên hệ thống:

a. Trong trạm bơm:

Các tổ máy bơm chính

(1) Trạm bơm Bn Krơng

Số tổ máy chính trong trạm là 03, lưu lượng thiết kế max mỗi tổ Q=0,3m3/s, cột nước bơm lớn nhất HTK=91m. Cấu tạo cụ thể của 1 tổ máy như sau:

- Số tầng cánh của trục hút: 3 tầng.

- Ống thép nối với đầu đẩy: 3 ống mỗi ống dài 2018mm và 1 ống dài 1961mm, đường kính trong của ống là 355mm.

- Đầu đẩy của máy bơm. - Động cơ máy bơm.

- Ống đẩy: Ống thép D600mm. (2) Trạm bơm Buôn Triết

Số tổ máy chính trong trạm là 03, lưu lượng thiết kế max mỗi tổ Q=0,27m3/s, cột nước bơm lớn nhất HTK=90m. Cấu tạo cụ thể của 1 tổ máy như sau:

- Số tầng cánh của trục hút: 3 tầng.

- Ống thép nối với đầu đẩy: 3 ống mỗi ống dài 2018mm và 1 ống dài 1961mm, đường kính trong của ống là 355mm.

- Đầu đẩy của máy bơm. - Động cơ máy bơm.

- Ống đẩy: Ống thép D600mm.

Tổ máy dự phịng

Mỗi trạm bơm có một tổ dự phịng cơng suất bằng với một tổ máy chính

Các loại van, mối nối, lưới chắn rác và các thiết bị khác

- Van một chiều

Van một chiều được lắp trên ống đẩy của mỗi tổ máy bơm, van có tác dụng ngăn không cho nước từ ống đẩy chảy ngược vào máy bơm trong trường hợp bơm ngừng hoạt động. Vị trí nằm giữa máy bơm và van chặn. Có một loại van DN600-PN25 được lắp trong trạm.

- Van chặn:

Van chặn được lắp trên ống đẩy của mỗi tổ máy bơm, van có tác dụng khóa ống đẩy của tổ máy trong trường hợp cần sửa chữa hoặc đóng lại trong trường hợp dừng tổ máy. Vị trí nằm giữa van chặn và điểm đầu nối với đoạn ống gom của đường ống đẩy. Có 2 loại van chặn với đường kính khác nhau được lắp trong trạm bao gồm:

+ Van chặn đường kính DN600-PN25 được lắp trên ống đẩy của máy bơm chính. + Van chặn DN300-PN25 được lắp trên đường ống xả va, vị trí nằm giữa van chống va và điểm nối với đoạn ống gom của ống đẩy.

- Van chống va

Van chống va DN300-PN16/25 được lắp nối trực tiếp với ống gom của đường ống đẩy qua được ống thép DN300. Van chống va có nhiệm vụ xả nước giảm áp lực nước va trong trường hợp máy bơm của trạm bị dừng đột ngột (do sự cố hoặc mất điện).

- Khớp nối mềm BB

Khớp nối mềm BB được dùng để kết nối giữa van một chiều và van chặn trên đường ống đẩy máy bơm. Có 1 loại khớp nối BB với đường kính DN600 được lắp trên ống đẩy của mỗi tổ máy bơm.

- Rọ chắn rác

Được lắp tại đáy của trục hút máy bơm nhăm ngăn không cho rác thô chui vào tầng cánh của trục hút.

- Ống đẩy từ máy bơm ra ống gom

+ Côn thu thép từ đầu đẩy ra va van một chiều: Cơn thu D350/600 từ đầu đẩy máy bơm chính ra van một chiều trên đường ống đẩy D600.

+ Ống đẩy: Ống thép D600 (ống thép dày 6mm).

b. Đường ống đẩy:

- Van thu/xả khí tự động

Van thu/xả khí được bố trí tại các điểm cao để xả phần khơng khí trong nước ngăn ngừa hiện tượng E khí dẫn đến làm giảm lưu lượng, đồng thời nếu các đám khí khơng được thoát sẽ gây ra các hiện tượng tăng áp đột ngột gây nguy hiểm cho đường ống. Với các ống có đường kính D>500 sử dụng van xả khí có đường kính d=100mm.

- Van chặn DN750 và DN800

Van chặn được bố trí trong hố van đầu tuyến ống đẩy. Van này ln ln mở trong mùa tưới và chỉ đóng lại khi đã kết thúc thời gian tưới.

- Mối nối nhiệt

Được bố trí tại một số vị trí trên tuyến ống đẩy có nhiệm vụ loại trừ ứng suất do giãn nở nhiệt hoặc do ống chuyển vị theo phương khác tim ống.

c. Bể điều áp:

- Van chặn

Van chặn được bố trí trong hố van đầu tuyến ống tưới. Van này luôn ln mở trong mùa tưới và chỉ đóng lại khi đã kết thúc thời gian tưới.

- Van xả cặn

Van xả cặn DN500 được bố trí trong hố van đấu nối với ống thép xả cặn D500 để xả cặn lắng đọng dưới đáy bể ra ngồi. Van này ln ln đóng và chỉ được mở khi tiến

hành công tác thau, rửa bể.

d. Đường ống tưới:

- Van thu/xả khí tự động DN25-PN10

Van thu/xả khí được bố trí tại các điểm cao để xả phần khơng khí trong nước ngăn ngừa hiện tượng E khí dẫn đến làm giảm lưu lượng, đồng thời nếu các đám khí khơng được thốt sẽ gây ra các hiện tượng tăng áp đột ngột gây nguy hiểm cho đường ống. Với các ống có đường kính D<500 sử dụng van xả khí có đường kính d=25mm, các ống có đường kính D>500 sự dụng van d=50mm (TCXDVN 33:2006).

- Van chặn

Được bố trí tại đầu tuyến ống chính nối với bể điều áp, tại đầu các tuyến ống nháng nối với ống chính và tại đầu tuyến ống chính 3.2 (cuối tuyến ống chính 3.1) để phân chia vùng tưới.

- Van xả cặn

Được bố trí tại một số điểm thấp hoặc các điểm đi qua suối trên tuyến ống tưới để xả cặn lắng trong ống.

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w