Biện pháp xây dựng chính

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 118 - 122)

IV. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG

2. Biện pháp xây dựng chính

a. Biện pháp thi cơng trạm bơm, ống đẩy và bể điều áp: Cơng tác đào hố móng:

- Phát quang cây bụi tạo mặt bằng cơ giới kết hợp thủ công, dùng máy đào bóc nhổ hết rễ cây vun đống, chuyển thải.

- Đào bạt mái hố móng nhà trạm cho đủ mặt cắt thiết kế bằng bằng tổ hợp máy đào V = ≤ 0,8 m3, vận chuyển bằng ơtơ tự đổ 5T. Đất đào móng được chuyển đổ ra bãi trữ trên bờ để tận dụng đắp bù nhà trạm và đắp khu QLVH (không nằm trong vùng đảm bảo ổn định mái) ; Phần đất thừa còn lại được chuyển ra bãi thải, cự ly vận chuyển là 2,0 km.

- Đào đất đúng đồ án thiết kế, tránh gây sạt lở. Đào và lắp dựng ống theo sơ đồ cuốn chiếu từ trong bờ ra ngồi hồ, trình tự làm đến đâu gọn đến đó. Đất thải, đất trữ tận dụng phải đổ đúng nơi quy định.

- Bớt lại chiều dày bảo vệ móng 20cm đào bằng thủ cơng.

- Mái kênh và phần sát đáy móng cơng trình chỉ được đào ra bằng thủ công trước khi đổ bê tông.

- Bạt mái và cậy dọn, vệ sinh hố móng bằng thủ cơng.

- Đào hố móng Cống điều tiết K2+15, Cống qua đường của dự án trạm bơm Buôn Triết không được ảnh hưởng đến công trình bên cạnh vì vậy Tư vấn đề xuất biện pháp đào đóng cừ Larsen để đảm bảo an tồn cơng trình.

- Riêng nạo vét kênh tiêu nước từ cống điều tiết đến cống qua đường hệ thống trạm bơm Buôn triết dùng tàu hút bùn 585CV nào vét lịng kênh, ơtơ 5T vận chuyển ra bãi thải và được máy ủi 110CV san bằng.

Tiêu nước hố móng:

- Thốt nước hố móng bao gồm nước đọng ban đầu, nước thấm các loại. (nước đọng ban đầu là lượng nước tích trong hố móng sau khi đê quai bịt kín, nước thấm liên tục bao gồm lưu lượng thấm qua đê quai, đáy móng...).

- Thiết bị chọn để hút nước làm khơ móng, thường dùng máy bơm ly tâm tự hút đặt trên đỉnh đê quai để bơm nước ra ngồi.

Cơng tác khai thác, vận chuyển và đắp đất:

Đào đất để đắp bằng máy đào V = 0,8 m3, Vận chuyển bằng ôtô tự đổ tải trọng 5T đối với nhà trạm và tuyến ống. San bằng máy ủi D110 kết hợp thủ công; đầm bằng máy đầm cóc loại đầm 60kg với tuyến ống và lu rung loại 9T đối với đắp nhà trạm và khu QLVH.

Công tác đắp đất:

- Công tác đắp đất bao gồm các công việc: đào, xúc, vận chuyển, đổ, san, tưới, đầm. Vận chuyển đất bằng ô tô 5T từ mỏ, khi rải đất cần đổ thành các đống cách đều nhau 2 ÷ 2,5m để giảm khối lượng san, rải bằng thủ công chiều dày mỗi lớp đổ dự kiến (20 ÷ 30)cm.

- Cơng tác đầm: sử dụng đầm cóc để đầm khi chơn lấp ống, các vị trí cách bê tơng

cơng trình 1.0m hoặc mặt bằng < 3.0m trật hẹp không thể dùng máy, thực hiện đầm tiến lùi, đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế.

- Chiều dầy chính xác và số lần đầm để đảm bảo dung trọng cũng như độ chặt thiết kế sẽ được cụ thể sau khi đắp thí nghiệm tại hiện trường.

- Trong khối đất đắp khơng cho phép nơi nào có hiện tượng bùng nhùng. - Cơng tác đắp đất cần tuân theo các quy định sau:

- Khi đắp đất cần bảo đảm cho đất nền có độ ẩm gần độ ẩm đầm nén tốt nhất, sau đó đánh xờm tạo tiếp giáp tốt rồi mới bắt đầu đắp lớp đất đầu tiên.

- Công tác thi công đắp Đường ống phải tuân thủ chặt chẽ theo TCVN 8305:2009 Cơng trình thủy lợi - Đường ống đất - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu và “Tiêu chuẩn Việt Nam – Công tác đất Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-87”.

Công tác xây lát đá:

Trộn vữa xi măng cát bằng máy trộn vữa có dung tích 100lít đến 150lít. Xây, lát bằng thủ cơng.

Cơng tác bê tơng và bê tông cốt thép:

Do khối lượng bê tông không lớn, tập trung nhiều ở nhà trạm do đó phương án thi cơng bê tơng là: Tại vị trí nhà trạm có thể dùng thủ công hoặc mua bê tông thương phẩm, cịn tại các vị trí mố néo và mố đỡ dọc đường ống đẩy dùng máy trộn vữa di động dung tích 250 đến 500 lít đặt gần khối đổ, vận chuyển vữa bê tông bằng thủ công đến khoảnh đổ, đầm bằng máy đầm dùi.

Công tác cốt thép:

Cốt thép được gia công tại khu phụ trợ đặt ngay tại công trường theo đúng chủng loại, kích thước thiết kế quy định sau đó vận chuyển đến hiện trường bằng xe cải tiến, lắp dựng thủ công tại hiện trường.

Công tác ván khuôn:

Dùng ván khn thép định hình vận chuyển bằng ơtơ tới hiện trường lắp dựng bằng thủ cơng.

Biện pháp xây lát gạch:

Gạch xây có khối lượng khá nhỏ (phần nổi nhà trạm và nhà điều hành), biện pháp thi công là tập trung vật liệu xi, cát, gạch đến vị trí cần thi cơng, trộn bằng máy trộn di động 250 l, xây lát thủ công.

Cơng tác thi cơng đóng cọc:

- Với cọc tràm: Thi cơng đóng cọc bằng máy đào kết hợp thủ cơng định vị và giữ cọc đóng.

- Với cọc larsen: phần dưới nước thi cơng đóng cọc bằng xà lan, trên khơ thì thi

công bằng máy ép thủy lực.

- Đối với cọc BTCT: Thi cơng bằng máy ép cọc có cơng suất khơng nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất thiết kế.

Công tác lắp đặt thiết bị:

- Thiết bị cơ khí bao gồm đường ống thép, lưới chắn rác, van đóng mở hạ lưu, hệ thống ống thép đường ống đẩy. Các thiết bị này được được chế tạo tại nhà máy sau khi được kiểm tra và nghiệm thu được vận chuyển đến công trường để tổ hợp và lắp đặt.

b. Biện pháp thi công đường ống:

Do hệ thống đường ống nằm trong khu rẫy của bà con, nên các phương tiện vận chuyển và thi cơng cơ giới có kích thước lớn khơng thể đi vào được.

Biện pháp đào đất:

- Dùng máy đào kênh mương dung tích gầu V=0,4 m3, kết hợp thủ cơng để đào, đất được trữ lại hai bên bờ để đắp lại,

- Đào đất đúng đồ án thiết kế, tránh gây sạt lở. Đào và lấp ống theo sơ đồ cuốn chiếu, trình tự làm đến đâu gọn đến đó. Đất trữ tận dụng phải đổ đúng nơi quy định.

- Bớt lại chiều dày bảo vệ móng 20cm cạy bẩy bằng thủ cơng.

- Đường ống bằng HDPE được thi công theo phương pháp cuốn chiếu. Tùy theo năng lực nhà thầu có thể chia thành nhiều đoạn và mỗi đoạn đường ống có chiều dài từ 300-500m được tổ chức nghiệm thu.

Biện pháp đắp bảo vệ đường ống:

Đắp cát: Cát được vận chuyển đến một số vị trí tập kết bằng xe công nông 5T, từ đây sẽ được vận chuyển tiếp bằng xe cải tiến đến vị trí cần đắp , dùng thủ cơng rải từng lớp, có chiều dày trung bình 30cm, tưới nước, dùng đầm bàn để đầm đến độ chặt thiết kế.

Biện pháp đắp đất:

- Thi công theo sơ đồ cuốn chiếu, làm đoạn nào xong gọn đoạn đó. Ống sau khi được hàn, sẽ tiến hành lấp đất ngay. Đất đắp được tận dụng lại từ lúc đào đường ống, dùng nhân cơng để san từng lớp xuống hố móng, mỗi lớp có chiều dày 20-30cm.

- Cơng tác đầm: sử dụng đầm cóc, thực hiện đầm tiến lùi, đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế.

- Chiều dầy chính xác và số lần đầm để đảm bảo dung trọng cũng như độ chặt thiết kế sẽ được cụ thể sau khi đắp thí nghiệm tại hiện trường.

- Đất đắp cịn thiếu sẽ được khai thác tại mỏ vật liệu, vận chuyển bằng ôtô 5T, vận chuyển thủ công 300m đến nơi đắp.

- Trong khối đất đắp khơng cho phép nơi nào có hiện tượng bùng nhùng.

Biện pháp lắp ống HDPE bằng hàn nhiệt:

Vát ống: Gá 2 đầu ống cần hàn vào thiết bị gá, kẹp chặt lại, 2 đầu ống phải cân nhau. Di chuyển đĩa vát ống vào giữa 2 bề mặt ống cần hàn. Mở công tác cho đĩa vát ống hoạt động, lưu ý chiều quay đĩa vát. Gạt van thủy lực đóng hệ thống kẹp để tiến hành vát ống cho đến khi bề mặt vát đã trơn láng, đạt yêu cầu. Gạt van thủy lực theo chiều mở ra. Di chuyển đĩa vát về vị trí cố định.

Hàn ống bao gồm 6 bước.

- Các ống được lắp đặt cố định và thằng hàng trước khi tiến hành hàn. - Hai đầu ống phải bằng phằng và được lau chùi sạch sẽ.

- Lắp đặt đĩa mài sao cho 02 mặt tiếp xúc.

- Gia nhiệt (để làm nóng chảy) 02 bề mặt cần hàn.

- Gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp và ép 02 mặt ống với nhau. - Giữ nguyên cho đến khi mối hàn nguội lại.

Một phần của tài liệu 1.Bao cao NCKT sua (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w