Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau khi mua bán sáp nhập trên địa bàn TPHCM (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

2.1.1. Nghiên cứ ơ ộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính trên cơ sở các nghiên cứu của Singh (2004), Trần Kim Dung (2009), Meyer và Allen (1990) và các tài liệu về tác động của các thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, mua bán – sáp nhập để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Dàn bài thảo luận (Phụ lục 1) nhằm thăm dò ý kiến các đối tượng phỏng vấn được thiết kế gồm hai phần:

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu;

- Các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.

Các đối tượng được lựa chọn để thảo luận nhóm là 7 cán bộ - nhân viên phụ trách về nhân sự ở một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập và các chuyên gia trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập. Sau khi thảo luận, một dự thảo thang đo được xây dựng gồm 33 yếu tố thuộc thành phần thực tiễn QTNNL và 15 yếu tố thuộc thành phần mức độ gắn kết của nhân viên.

Từ kết quả nghiên cứu định tính (Phụ lục 2) , các yếu tố để xây dựng nội dung nghiên cứu định lượng được chọn lọc ra và được dùng để thiết kế bảng câu hỏi định lượng.

- Phần thứ 1: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về các thực tiễn QTNNL.

- Phần thứ 2: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về sự gắn kết với tổ chức.

- Phần thứ 3: Thiết kế để thu thập những thông tin mô tả đối tượng tham gia trả lời.

Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo những thông tin cần thiết thu thập đáng tin cậy phục vụ cho q trình phân tích dữ liệu.

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mơ hình lý thuyết và thảo luận nhóm.

Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách kiểm tra mức độ hiểu các câu hỏi, việc đánh giá được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp cho những người quen biết để xem mức độ hiểu và trả lời.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát.

2.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra. Mẫu điều tra gồm 300 nhân viên từ cấp trung trở xuống của các doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập trên địa bàn TP.HCM. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình thành từ nghiên cứu định tính sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các dữ liệu, thông số sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS 19.

Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ Rất không đúng/Rất không đồng ý, đến 5 điểm - thể hiện mức độ Rất đúng /Rất đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu có nội dung về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, và mức độ gắn kết với tổ chức. Với cách thiết kế như vậy, người được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của mình về mức độ quan trọng của các yếu tố quản trị

nguồn nhân lực và mức độ gắn kết với tổ chức. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 48 câu tương ứng với 48 biến được đánh giá là có ảnh hưởng đến thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và mức độ gắn kết với tổ chức, trong đó có 33 biến đo lường các yếu tố của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, 15 biến đo lường các yếu tố mức độ gắn kết với tổ chức.

Tuy nhiên, để việc nghiên cứu định lượng đạt kết quả như mong muốn, tác giả đã khảo sát thử với 30 cán bộ nhân viên ở một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập bằng các yếu tố đã tổng hợp từ thảo luận nhóm nhằm đánh giá mức độ phù hợp của từ ngữ, ý nghĩa các câu hỏi, khả năng cung cấp những thông tin của người được khảo sát, tính phù hợp của các yếu tố. Qua đó, tác giả đã điều chỉnh các yếu tố nghiên cứu, gồm 33 yếu tố thuộc thành phần thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, 14 yếu tố thuộc thành phần mức độ gắn kết với tổ chức. Các yếu tố bị loại bỏ là các yếu tố không được nhân viên đánh giá cao hoặc không phù hợp với nhân viên công ty sau mua bán – sáp nhập, trùng lắp hoặc quá phức tạp.

Sau khi điều chỉnh, tác giả đã xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức ( Phụ lục 3), phục vụ cho cơng việc phỏng vấn hàng loạt gồm:

- Giới thiệu về bản thân, mục đích nghiên cứu và cách trả lời câu hỏi;

- Câu hỏi nghiên cứu;

Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau khi mua bán sáp nhập trên địa bàn TPHCM (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)