Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau khi mua bán sáp nhập trên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Thiết kế nghiên cứu

2.3.1. Đối tượng khảo sát

Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng được chọn lựa để tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ phụ trách nhân sự tại một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập và các chuyên gia trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập.

cán bộ nhân viên từ quản lý cấp trung trở xuống tại một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập trên địa bàn TP.HCM.

2.3.2. Cách thức khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi chi tiết được phỏng vấn trực tiếp và gửi qua thư điện tử cho các cán bộ nhân viên từ quản lý cấp trung trở xuống làm việc tại một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập trên địa bàn TP.HCM

2.3.3. Quy mô và cách thức chọn mẫu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thăm dò và trao đổi được thực hiện với 7 cán bộ - nhân viên phụ trách nhân sự tại một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập và các chuyên gia trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân. Sau đó, tiến hành khảo sát thử với 30 cán bộ nhân viên ở một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gửi tới các đối tượng cán bộ nhân viên với nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là từ trưởng/phó phịng trở xuống và làm tồn thời gian tại một số doanh nghiệp sau mua bán – sáp nhập ở TP.HCM.

Về kích thước mẫu: theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, các thang đo trong luận văn có số biến là 47 (đã lược bỏ 1 biến “Anh/chị khơng thể rời doanh nghiệp vì anh/chị phải có trách nhiệm với những con người trong doanh nghiệp” so với thang đo ban đầu), như vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng 235 người. Theo Leedy và Ormrod (2005), kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người khơng trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, nghiên cứu này cần phải có khoảng 300 mẫu trả lời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp sau khi mua bán sáp nhập trên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)