Phương pháp quản lý lao động của công ty

Một phần của tài liệu luận văn kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tm và công nghiệp phương nam (Trang 48 - 85)

Muốn quản lý lao động tốt thì doanh nghiệp phân loại từng lao động tùy theo tính chất của từng lao động mà quản lý lao động chặt chẽ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác. Vì vậy, đối với Công ty Cổ Phần In Bến Tre thì Ban Giám Đốc công ty thực hiện tất cả các chức năng quản lý kinh tế, tổ chức kỹ thuật, tài chính, tiêu thụ và chịu trách niệm hoàn toàn về kết quả đạt được trong đơn vị mình trước Nhà Nước.

- Lao động gián tiếp thì được công ty chia thành hai loại:

+ Lao động quản lý thời gian bao gồm: những công việc văn thư, thủ quỹ, kế toán thanh toán,…luôn làm việc đúng thời gian và đủ 8 tiếng trong một ngày, công ty thường xuyên kiểm tra chất lượng laođộng loại này như kiểm tra số liệu có chính xác kịp thời hay không.

+ Lao động về chuyên môn nghiệp vụ: quản lý trên công việc được giao cho từng bộ phận, quản lý công việc người lao động đã được giao có hoàn thành kịp thời hay không.

- Lao động trực tiếp: là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm của công ty.

Ngoài ra, muốn quản lý lao động tốt thì phải chú ý về các biện pháp an toàn lao động, trả lương, thưởng phải công bằng chính xác theo hiệu quả công tác của từng người. Từ đó, mới làm đòn bẩy kích thích người lao động tự giác làm việc, khai thác năng lực lao động của từng người để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao nhất. Mặc khác, trong công tác quản lý cần chú trọng vấn đề an ninh, quản lý vệ sinh môi trường.

3.4.2. Các hình thức tiền lương:

3.4.2.1. Tiền lương tính theo thời gian:

Tiền lương theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang bảng lương của người lao động.

Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.

Tiển lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng.

Ta có công thức tính lương theo thời gian giản đơn như sau:

+ Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) + Mức lương tuần = + Mức lương ngày = Mức lương tháng x 12 52 Mức lương tháng 2

Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: là hình thức trả lương giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như: thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu,…nhằm khắc phục được một phần tiền lương trả theo thời gian giản đơn.

3.4.2.2. Tiền lương tính theo sản phẩm:

Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động – số lượng sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.

Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:  Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế):

Ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp:

Tiền lương Số lượng (khối lượng) sản

được lĩnh = phẩm, công việc hoàn x Đơn giá tiền lương trong tháng thành

Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hoặc một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.

 Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:

Ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Tiền lương Tiền lương được lĩnh

được lĩnh = của bộ phận trực x Tỷ lệ lương gián tiếp trong tháng tiếp

Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hoặc một tập thể người lao động thuộc một số bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất như: nhân viên phục vụ sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

3.4.2.3. Một số hình thức tính lương theo sản phẩm khác:

* Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Là Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định

như: thưởng chất lượng sản phẩm – tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,…

* Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất sản phẩm.

Ví dụ:như cứ 10% định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20%;

vượt từ 11% đến 20% thì mức tiền thưởng thêm cho phần vượt là 40%,… và vượt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ 50% trở lên thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 100%,…

* Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.

Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng

công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.

Được áp dụng cho các phòng ban của doanh nghiệp, trên cơ sở số lao động định biên của các phòng ban, doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao của từng phòng ban.

3.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty:

3.5.1. Tài khoản sử dụng:

Căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng bộ phận để căn cứ vào chừng từ

như bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán lương, phiếu xác

nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, biên bản điều tra tai nạn lao động,…

Kế toán hạch toán sử dụng các tài khoản như: + Tài khoản 334: Phải trả người lao động. + Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác. + Tài khoản 335: chi phí phải trả.

* Tài khoản 334 – “Phải trả người lao động”

Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

* Tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” có kết cấu như sau:

- Bên nợ:

-> Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên.

-> Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của công nhân viên. -> Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc đã trả với lao động thuê ngoài.

- Bên có:

-> Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản thanh toán khác phải trả cho công nhân viên trong kỳ.

-> Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài.

Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền thừa so với số phải cho công nhân viên (nếu có).

Số dư bên Có: phản ánh số tiền lương, tiền thưởng, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên.

-> TK 334 có 2 TK cấp 2:

+ TK 3341: Phải trả cho công nhân viên. + TK 3348: Phải trả lao động thuê ngoài.

* TK 338: Phải trả, phải nộp khác.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các tài khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác.

Nội dung và phạm vi phản ánh các tài khoản này gồm các tài khoản sau:

+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quy định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản giải quyết nếu đã xác định rõ nguyên nhân.

+ Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

+ Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN, BHTN và KPCĐ. + Các khoản vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các khoản tiền nhận từ đơn vị ủy thác hoặc các đại lý của đơn vị nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng để nộp các loại thuế xuất nhập khẩu,

thuế GTGT.

+ Các khoản khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên theo quy định của toàn án (lệ phí tòa án, đền bù,…)

+ Doanh thu nhận trước về lao vụ, dịch vụ đã thực hiện. + Khoản phải trả về cổ phần hóa.

+ Khoản nhận về ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + Các khoản phải trả, phải nộp khác.

* TK 338: “Phải trả, phải nộp khác” có kết cấu như sau:

- Bên n:

+ BHXH phải trả cho công nhân viên.

+ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.

+ KPCĐ chi tại doanh nghiệp.

+ Các khoản làm giảm khoản phải trả về cổ phần hóa.

+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511, tương ứng doanh thu của kỳ kế toán.

+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.

+ Trả lại tiền đã nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

+ Trả lại tiền cho khách hàng ( trường hợp chưa kết chuyển sang TK 511). - Bên có:

+ Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Tính BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của công nhân.

+ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vượt chi được bù đắp.

+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết.

+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do các định được nguyên nhân.

+ Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, tiền điện, tiền nước ở tập thể.

+ Doanh thu nhận trước.

+ Khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + Khoản phải trả về cổ phần hóa phát sinh. + Các khoản phải trả khác.

Số dư bên có:

+ Số tiền còn phải trả, còn phải nộp.

+ BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản

lý hoặc quỹ để lại cho đơn vị chưa chi tiết.

+ Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. + Doanh thu nhận trước hiện có cuối kỳ.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được cắp bù.

-> TK 338 có 8 tài khoản cấp 2: + TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý. + TK 3382: Kinh phí công đoàn. + TK 3383: Bảo hiểm xã hội. + TK 3384: Bảo hiểm y tế.

+ TK 3385: Phải trả về cổ phần hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ TK 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện. + TK 3389: Phải trả, phải nộp khác.

* TK 335: chi phí phải trả.

Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của các công nhân sản xuất, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước.

Tài khoản 335 – “Chi phí phải trả” có kết cấu như sau:

- Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và các khoản điều chỉnh vào cuối niên độ.

- Bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí của đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ.

- Dư Có: Khoản để trích trước vào chi phí hiện có.

3.5.2. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: lương:

- Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho công nhân viên và tính vào chi phí sản xuất ở các bộ phận, đơn vị, các đối tượng sử dụng lao động.

Kế toán ghi sổ theo định khoản như sau: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ Tk 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (6411) – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 (6421) – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 (3341) – Phải trả người lao động.

Số tiền ghi bên Nợ của các tài khoản trên gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lưu động, phụ cấp lương, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên trực tiếp phục vụ, công nhân bộ phận xây dựng cơ bản.

Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 03/2010 phải trả cho công nhân viên của công ty bao gồm:

* Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là 377.248.103 VNĐ * Tiền lương của công nhân viên quản lý phân xưởng là 18.922.514 VNĐ * Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp là: 81.826.427 VNĐ Kế toán ghi:

Nợ TK 622 377.248.103 VNĐ Nợ TK 6271 18.922.514 VNĐ Nợ TK 6421 81.826.427 VNĐ Có TK 3341 477.997.044 VNĐ

- Chi quỹ khen thưởng, phúc lợi để phát động thi đua sản xuất (mỗi năm có 2 đợt)

Kế toán ghi:

Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 111: Tiền mặt

Ví dụ: Khi các công nhân sản xuất tốt, làm việc chăm chỉ thì cuối năm sẽ được

Ban Giám Đốc khen thưởng bằng cách trả thêm tháng lương thứ 13 cho nhân viên.

Kế toán ghi:

Nợ TK 431: Số tiền thưởng. Có TK 111: Số tiền thưởng

- Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên gồm tiền tạm ứng sử dụng không hết, BHYT, BHXH, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền bồi dưỡng,…

Kế toán ghi:

Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 141: Tạm ứng

Có TK 138: Phải thu khác

Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác.

- Tính khoản BHXH phải trả thay cho công nhân viên khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động:

Kế toán ghi:

Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 334 (3341): Phải trả người lao động

- Khi thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên công ty. Kế toán ghi:

Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 111: Tiền mặt

Ví dụ: Công ty ứng trước lương đợt 1 cho nhân viên bằng tiền mặt là 20.000.000VNĐ

Kế toán ghi:

Nợ TK 334 (3341): 20.000.000VNĐ

Có TK 111: 20.000.000VNĐ

- Khi tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp cho Nhà Nước. Kế toán ghi:

Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động

Có TK 333 (3335) – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước

Ví dụ: Khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên trong tháng về khoản thu

nhập cá nhân là 3.200.000 VNĐ

Kế toán ghi:

Nợ TK 334 (3341): 3.200.000 VNĐ Có TK 333 (3335) : 3.200.000 VNĐ

Hạch toán Bảo Hiểm xã hội (BHXH):

BHXH là khoàn trợ cấp xã hội lấy từ thu nhập quốc dân của nền kinh tế, trợ cấp cho những người nghĩ việc trong các trường hợp như: ốm đau, thai sản, hưu trí, tai nạn, tử tuất. Theo chế độ Nhà Nước hiện hành, doanh nghiệp được trích 17% vào chi phí trong tổng số lương, phần này do doanh nghiệp chịu. Đồng thời người lao động cũng phải đóng 7% trên mức lương của mình, phần này được kế toán trừ vào lương của từng người.

Tại doanh nghiệp 17% nộp cho cơ quan tài chính, số tiền nộp này do ngành Thương Binh Xã Hội quản lý để chi trả cho việc trợ cấp hưu trí, tử tuất. Còn 7% dùng vào việc trợ cấp khó khăn của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

- Khi hạch toán BHXH kế toán sử dụng tài khoản 3383: + Trích BHXH:

Kế toán phản ánh:

Nợ TK 622: Trích 17% trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Trích 17% trên tổng tiền lương của công nhân viên quản lý phân xưởng.

Nợ TK 642 (6421): Trích 17% trên tổng tiền lương của nhân viên. +Khấu trừ BHXH vào lương công nhân viên:

Kế toán phản ánh:

Nợ TK 334 (3341): Số tiền trích 7% trên tổng số lương công nhân viên Có TK 3383: Số tiền trích 7% trên tổng số lương công nhân viên

Một phần của tài liệu luận văn kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tm và công nghiệp phương nam (Trang 48 - 85)