Sổ theo dõi thu, chi tiền mặt.
Sổ theo dõi thu, chi tiền gửi ngân hàng. Sổ theo dõi doanh thu.
Sổ theo dõi hợp đồng. Sổ kế toán chi tiết. Sổ nhật ký chung. Sổ cái.
2.5.4.Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty:
Công ty sử dụng “Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp” (theo quyết định
số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 20/3/2006).
Kế toán vốn bằng tiền. Kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiền đang chuyển.
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ. Kế toán tài sản cố định.
Kế toán tiền lương. Kế toán công nợ.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
2.5.6.Chuẩn mực và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Kỳ kế toán năm: bắtđầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC.
Hình thức áp dụng: Kế toán máy.
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp áp dụng thuế: phương pháp khấu trừ.
Công ty áp dụng hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định.
2.5.7.Hệ thống báo cáo kế toán:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.6.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1 Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản:
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 57,15% 54,11% - Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 42,85% 45,89% 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn:
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 56,67% 47,57%
- Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 43,33% 52,43%
2 Tỷ suất sinh lời:
2.1 Tỷ suất sinh lời/Tổng doanh thu
- Tỷ suất sinh lời trước thuế/Tổng doanh thu 9,50% 16,00%
- Tỷ suất sinh lời sau thuế/Tổng doanh thu 7,00% 11,50%
2.2 Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản
- Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Tổng tài sản 17,12% 21,00%
- Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Tổng tài sản 12,65% 15,20%
2.3 Tỷ suất sinh lời sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu 31,45% 32,30%
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy công ty có sự tăng trưởng trong năm 2008. Vượt qua những khó khăn của tình hình năng lượng cũng như tình hình tài chính của thế giới, giá trị tài sản của công ty tăng 15,91% cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng lên, tuy nhiên do sựtăng lên không đồng đều nên có thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản đầu tư tài khoản chính ngắn hạn.
Về cơ cấu nguồn vốn: nợ phải trả giảm 9,1% trong khi đó nguồn vốn chủ sở
hữu lại tăng trong sự tăng lên của vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng thông qua đợt phát hành cổ phiếu năm 2008.
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy có sự giảm đáng kể của doanh thu 2008. Tuy nhiên khi tính toán các chỉ số ta lại thấy sự tăng lên của tỷ suất sinh lời và kết quả lợi nhuận năm 2008. Điều này do năm 2008 công ty có thu nhập lớn từ hoạt động tài chính.
2.7.Những thuận lợi và khó khăn về chính sách kinh tế tại công ty:
2.7.1.Thuận lợi:
Công ty cổ phần in là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của tỉnh tiến hành cổ
phần hóa nên được Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành quan tâm chỉ
đạo để công ty đi vào hoạt động đúng pháp luật, đạt được mục tiêu trong phương án cổ phần hóa sản xuất có hiệu quả.
Nội bộ công ty có sự đoàn kết thống nhất và quyết tâm trong điều hành quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực sáng tạo, quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đã góp phần làm tăng doanh thu trong và ngoài tỉnh.
Cán bộ công nhân viên đều ý thức trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo cả về chất lẫn tinh thần. Các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, trì trệ đều bị phê bình và xử lý nghiêm chỉnh nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận.
2.7.2.Khó khăn:
Cơ chế chính sách của nhà nước đối với công ty cổ phần in còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng là công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty gặp khó khăn.
Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, hàng năm phải từ 400 đến 500 triệu đồng. Trong khi đó các cơ sở tư nhân không được quản lý chặt chẽ, kinh doanh sai chức năng được khoản thuế với mức nộp rất thấp, thậm chí in lậu, trốn thuế,…đây là biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Đã làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp làm ăn chân chính đối với cơ quan quản lý.
Về phía công ty, điều hành quản lý chưa sâu sắc, việc quản lý chất lượng sản phẩm có lúc buông lỏng nên đã xảy ra một số sai sót. Khách hàng trả lại, công tác tiếp thị, khuyến mãi thu hút khách hàng còn yếu do thiếu nhân lực.
2.8.Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai:
Mục tiêu chính của công ty vẫn là duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ vững uy tín đối với khách hàng.
Tiếp tục thực hiện phương án cổ phần hóa đã được Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt, tập trung sức mạnh của toàn công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, giữ vững thị trường đã có, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường và nghiên cứu chiến lược sản phẩm mới phục vụ chiến lược kinh doanh của công ty đáp ứng yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh nhà. Phấn đấu đạt lợi nhuận tối đa đảm bảo việc làm và làm tăng thu thập cho người lao động. Thực hiện tốt việc chi cổ phần cho cổ đông.
Đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc đưa một số cán bộ công nhân viên đi
đào tạo ngắn hạn và dài hạn trên các lĩnh vực.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN BẾN TRE
3.1.Chứng từ sổ sách tài khoản sử dụng:
Bảng chấm công, phiếu nghĩ hưởng Bảo Hiểm Xã Hộiđược lập để xác nhận số ngày lao động làm căn cứ tính trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội trả thay lương theo chế độ quy định, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản điều tra tai nạn lao động, bảng thanh toán lương…
Sổ sách sử dụng: - Sổ lương
- Sổ tài khoản 334
- Sổ chi tiết và các tài khoản có liên quan ……….
Tài khoản sử dụng
TK 334 : Phải trả công nhân viên TK 338 : Phải trả, phải nộp khác TK 335 : Chi phí phải trả
Và các tài khoản có liên quan (TK 622, 627,…)
3.2.Kỳ thanh toán lương:
Đối với tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty kỳ thanh toán lương được ấn định là hàng tháng, mỗi tháng còn chia làm 2 kỳ nhỏ: giữa tháng tiến hành tạm ứng cho công nhân viên, cuối tháng thanh toán các khoản còn lại.
Mặc dù công ty sản xuất theo từng đơn đặt hàng nhưng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên ngoài khoản tiền lương chính, cán bộ công nhân viên còn được cộng thêm các khoản phụ cấp như: tiền làm thêm giờ, làm thêm ngày nghĩ và theo quy định của công ty thì người lao động được hưởng tiền ăn giữa ca 15.000 đồng/người/ngày.
3.3.Các phương pháp tính lương tại công ty:
Cơ sở tính lương cho người lao động là khối lượng và chất lượng sản phẩm công việc mà họ hoàn thành, bằng cách này sẽ tác động khiến cho người lao động
Hệ số lương Tiền lương trong tháng
quan tâm nhiều hơn công việc của mình và họ có động lực để nâng cao khối lượng và chất lượng công việc.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều công việc không tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm song lại rất cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh,. Ví dụ như công việc của các nhà quản lý, thông thường công việc của người quản lý rất khó xác định và đánh giá, còn đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì dễ dàng trong việc đo lường vá đánh giá chất lượng công việc.
Để tính và trả lương cho người lao động phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương có thưởng:
Tổng quỹ lương:
+ Chia theo tiền lương cơ bản + Chia thưởng.
- Chia theo tiền lương cơ bản: căn cứ vào ngày công thực tế của mỗi người theo tháng.
- Chia thưởng: tổng quỹ lương sau khi đã trừ tổng tiền lương cấp bậc của cả công ty còn lại chia thưởng.
Việc quản lý và tính toán lương được thực hiện vào cuối tháng. Cuối mỗi tháng, bộ phận lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng, bảng bình xét lao động ngoài giờ, bảng tạm ứng lương đầu kỳ và doanh số mà công ty đạt được hàng tháng, công ty tiến hành chia lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty thành 2 kỳ:
+ Kỳ 1: Tạm ứng một khoản tiền do công ty quy định vào giữa tháng.
+ Kỳ 2: Được lãnh số lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản trừ vào cuối tháng.
3.3.1.Đối với đội ngũ công nhân viên quản lý:
Áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian, hệ số lương, hệ số phụ cấp do công ty xác định:
Ta có công thức tính như sau:
= x (Lương căn bản/22 x ngày công) + Tiền ăn
Trong đó:
- Hệ số lương: tùy thuộc vào cấp bậc, chức vụ của từng người.
- Lương căn bản: 650.000 VNĐ
- Ngày công: được xác định vào bảng chấm công.
- Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày/người.
Ví dụ:*Tiền lượng tháng 03/2010 của cô Phạm Thị Mai Loan – Phó phòng vi tính được tính như sau:
- LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 3,40
- Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày.
Vậy tiền lương tháng 03/2010 của cô Phạm Thị Mai Loan là: 3,40 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 2.540.000 VNĐ
*Tiền lương tháng 03/2010 của cô Lê Thị Kim Tuyền – Văn thư lưu trữ được tính như sau:
- LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 1,35
- Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày.
Vậy tiền lương tháng 03/2010 của cô Lê Thị Kim Tuyền là: 1,35 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 1.207.500 VNĐ
*Tiền lương tháng 03/2010 của chú Trần Trung Danh – Quản đốc phân xưởng
được tính như sau:
- LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 4,99
- Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày.
4,99 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 3.573.500 VNĐ
*Tiền lương tháng 03 của cô Lê Thị Bạch Mai – Thủ quỹ được tính như sau: - LCB: 650.000 VNĐ
- HSL: 4,99
- Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày.
Vậy tiền lương tháng 03/2010 của chú Trần Trung Danh là: 4,99 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 3.573.500 VNĐ