Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 70 - 76)

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.4.Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch đất đai

Theo điều tra cho thấy phần lớn đất quy hoạch TRSX của Huyện Đô Lương không tập trung và còn manh mún. Ở một số xã trên địa bàn huyện công tác quy hoạch và quản lý đất đai còn chưa chặt chẽ nên có nhiều hộ gia đình tùy tiện trồng rừng ở những diện tích không được quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng không cao. Chính vì vậy, cần phải tiến hành quy hoạch rừng một cách đồng bộ, thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng hợp lý, nhanh chóng, tránh chậm trễ. Đồng thời quy hoạch đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến lâm sản.

Việc quy hoạch, giao quyền sử dụng đất cho người dân sẽ giúp cho họ chủ động và tích cực, tham gia có trách nhiệm trong công tác trồng rừng sản xuất, nâng cao hiệu quả, phát triển kinh tế hộ.

3.4.2. Giải pháp về chăm sóc bón phân

Thông thường đối với rừng trồng, thời gian chăm sóc thường được tiến hành từ lúc trồng cho tới khi rừng khép tán mới kết thúc.Vì vậy cần chăm sóc rừng thường xuyên, đặc biệt là trong thời gian cây phát triển mạnh nhất hoặc lúc đất có thể thấm và giữ nước nhiều nhất. Rừng cần được chăm sóc chủ yếu vào năm đầu tiên và năm thứ hai, trên thực tế vào những năm đầu tiên và năm thứ hai số công lao động và chi phí

cho rừng thường rất lớn.

Đối với việc bón phân: Cần tập trung bón phân cho cây rừng một cách phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc bón thúc cho cây rừng ở huyện Đô Lương vẫn chưa được quan tâm chú trọng, vì vậy cần tăng cường bón thúc cho cây: Bón thúc thường kết hợp với các lần chăm sóc, tuỳ theo mức độ thâm canh mà số lần bón, liều lượng bón mỗi lần có khác nhau. Phương pháp bón là bón tập trung vào gốc cây.

Các hộ trồng rừng cần phải xác định thời gian chăm sóc, nội dung chăm sóc thì TRSX mới đem lại năng suất và hiệu quả kinh doanh cao.

3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

Một trong những biện pháp thâm canh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng là công tác giống.cây rừng thường có độ tuổi dài, nên việc thấy được giống cây mang lại thất bại hay thành công thì sẽ rất lâu để thấy được. Vì vậy công tác giốn phải đi trước công tác trồng rừng.

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu; điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu thị trường mà chọn loại giống cho phù hợp.

Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng trên địa bàn huyện. Cần chủ động giống, không được để rơi vào thế bị động. Đồng thời các đơn vị cung ứng giống cần cung cấp đủ giống, giống cần được kiểm định và đảm bảo chất lượng.

Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng giống nhân hom thay cho giống ươm từ hạt mà người trồng rừng tự gieo ươm hoặc mua giống không rõ nguồn gốc.

Tăng cường công tác khuyến lâm, phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Giới thiệu tới người trồng rừng một số mô hình trồng rừng hiệu quả.

3.4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng, nơi tiêu thụ các sản phẩm.Chính vì thế cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ, nghiên cứu tìm hiểu thị trường mới để tránh tình trạng bị ép giá. Như vậy thì giá trị sản phẩm rừng trồng của hộ mới đạt giá trị cao, đem lại nguồn thu nhập lớn hơn cho người dân.

Bên cạnh đó nhà nước cần có chính sách, có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng.

Cần tăng cường cung cấp cho người dân các thong tin về giá cả sản phẩm một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời để tránh việc bán giá quá rẻ sẽ gây thiệt thòi cho người trồng rừng. Khuyến khích xây dựng cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn.

Các nhà máy chế biến và cơ sở chế biến gỗ cần phải liên kết với các hộ trồng rừng.Có như vậy, hoạt động trồng rừng của hộ sẽ có đầu ra cho sản phẩm rừng trồng.Tạo sức mạnh cạnh tranh về sản phẩm rừng trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.4.5. Giải pháp về vốn

Hầu hết người trồng rừng đều gặp khó khăn về vốn, đa số các hộ rơi vào tình trạng thiếu vốn.Chính vì thế việc đầu tư trồng rừng còn gặp nhiều trở ngại. Vì vậy cần phải tăng cường cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp để tăng cường đầu tư trồng rừng và mở rộng diện tích trồng rừng. Cần xóa bỏ các thủ tục rườm rà khi vay vốn để người trồng rừng có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Đồng thời các đơn vị tín dụng cần phải tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực lâm nghiệp để giám sát nguồn vốn cho vay, đảm bảo các hộ gia đình vay vốn sử dụng đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động SXKDRT.

3.4.6. Giải pháp về việc lựa chọn độ dài chu kỳ khai thác

Đối với hoạt động trồng rừng sản xuất, chu kỳ khai thác rừng trồng thường có độ dài là 5 năm, 6 năm và 7 năm. Tuy nhiên qua việc phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh rừng trồng ở trên cho ta thấy rằng: Đối với các thửa rừng có độ dài chu kỳ khai thác là 6 năm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, sau đó là đến chu kỳ 7 năm và đối với chu kỳ khai thác là 5 năm lại đạt hiệu quả thấp nhất. Vì vậy các hộ gia đình trồng rừng cần phải có căn cứ cụ thể và khoa học khi đưa ra quyết định khai thác rừng trồng phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng trên địa bàn huyện Đô Lương đang có một bước đi đúng đắn. Hoạt động SXKDRT của người dân đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế của hộ và địa phương, giải quyết được một số lượng lớn lao động tại chỗ, giúp tăng thu nhập cho hộ, đồng thời còn tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, môi trường. Cũng từ đó mà đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vốn rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng ngày càng tăng. Như vậy từ những kết quả sơ bộ như vậy, tôi rút ra được một vài kết luận sau:

Thứ nhất, Đô Lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa thuộc tỉnh Nghệ An, có diện tích rừng cũng tương đối lớn.Vì vậy, tiềm năng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện là rất lớn, cho nên cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động này, bởi vì nó sẽ góp phần làm nên sự phát triển kinh tế cho huyện Đô Lương và sẽ nhanh chóng trở thành một thị xã trong một vài năm tới.

Thứ hai, hoạt động TRSX không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng, giúp nền kinh tế của huyện phát triển mà còn góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sinh thái và tạo nguồn nước ngầm.

Việc tăng cường đầu tư cho hoạt động trồng rừng kinh doanh của các hộ trồng rừng giúp đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu lâm sản của địa phương, đưa nền kinh tế của huyện phát triển. Đồng thời hoạt động này còn giúp cải thiện thu nhập cho một bộ phận dân cư, làm cho đời sống vật chất tinh thần của họ được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra hoạt động TRSX còn góp phần làm giảm áp lực phá hủy rừng tự nhiên, giảm tệ nạn xã hội phát sinh do thiếu việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống mức thấp.

Thứ ba, qua điều tra và hạch toán kinh tế cho thấy hiệu quả của trồng cây Keo lai cao hơn so với hiệu quả của cây Keo lá tràm. Nhìn chung các chỉ số NPV, PMT của Keo lai cao hơn nhiều so với Keo lá tràm. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là chính quyền địa phương và các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn cần phải quan tâm thuyết

phục bà con chuyển đổi cây trồng từ việc trồng Keo lai và Keo lá tràm sang trồng cây Keo lai 100%. Hơn nữa cần hướng dẫn cho bà con đầy đủ các kỹ thuật lâm sinh để bà con tích cực chủ động và tham gia trồng rừng với mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với các điều kiện và nguồn lực sẵn có. Đối với các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn cần làm tốt công tác giống để đảm bảo rằng giống tốt và chất lượng. Sau khi tiến hành hoạt động trồng rừng các đơn vị chức năng cần đi sâu kiểm tra và nghiệm thu các thửa rừng để kịp thời điều chỉnh và khắc phục.

Thứ tư, từ những minh chứng mà bài nghiên cứu đã đưa ra, có thể nói rằng để thực hiện đầu tư trồng rừng kinh doanh có hiệu quả thì cần thực hiện một số giải pháp như: Giải pháp về quy hoạch đất đai, giải pháp về công tác chăm sóc, bón phân, các giải pháp về thị trường tiêu thụ, vốn…Đặc biệt là giải pháp về độ dài chu kỳ khai thác, việc khai thác phù hợp với độ tuổi của cây sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời việc đầu tư mở rộng quy mô, diện tích cũng như tập trung đầu tư chi phí cho các hoạt động chăm sóc, bón phân cũng sẽ mang lại HQKT cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường tuyên truyền và vận động bà con trồng rừng tích cực thực hiện phong trào và hoạt động để đạt được hiệu quả trồng rừng lớn nhất.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động SXKDRT đã đạt được kết quả rất khả quan, góp phần giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời tạo điều kiện cho các hộ trồng rừng tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động này vẫn đang còn gặp phải nhiều bất cập về diện tích: còn nhiều thửa rừng vẫn còn manh mún, chưa tập trung gây khó khăn cho việc phát triển rừng trồng. Đồng thời đa số bà con đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện và cuối cùng dẫn tới hiệu quả kinh tế không đạt được như kế hoạch đã đặt ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục thống kê huyện Đô Lương, Niên giám thống kê năm 2011.

2. Dương Tiến Dũng (2008), "Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế", luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.

3. Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương (2010,2011,2010), Báo cáo số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2010,2011,2012.

4. Lê Văn Sơn (2009), “Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các nông hộ ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

5. Ngô Lệ Hồng Ngân (2012), “Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa- Thành Phố Kon Tum- Tỉnh Kon Tum”, khóa luận tốt nghiệp niên khóa 2008-2012. 6. Nguyễn Tài Phúc, Trần Minh Trí, Võ Vân Sơn (2012),“Trồng rừng sản xuất quy

mô hộ ở huyện Nam Đông, mô hình hiệu quả và tiềm năng”, TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.

7. Nghị quyết số:32/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012- 2015, định hướng đến năm 2020.

8. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đô Lương (2010), Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010.

9. Phòng Thống kê huyện Đô Lương (2012), Tình hình cơ bản giai đoạn 2010-2011.

10. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng Quản trị Doanh nghiệp Nông nghiêp, Trường Đại học Kinh tế Huế.

11. Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 9/7/2007 của Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.

12. Trần Đoàn Thanh Thanh (2012), “ Phát triển rừng trồng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế”, TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.

13. Trần Hồ Hải (2012), “Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

14. Trần Minh Trí (2005), Bài giảng Kinh tế lâm nghiệp. 15. TS.Bùi Dũng Thể (1998), Bài giảng Kinh tế nông nghiệp.

www.doluong.gov.vn

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 70 - 76)