Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 28 - 76)

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1.Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Đô lương là huyện đồng bằng bán sơn địa, nằm về phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 75 Km về phía Tây Bắc. Nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các huyện miền núi(Tân Kỳ, Anh Sơn, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn) tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng: Đường 7A, 15A, và đường 46 tại thị trấn Đô Lương, vùng cầu Tiên và Ba ra Đô Lương trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá, thương mại có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị có tầm cỡ một thị xã trong tương lai.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đô Lương là huyện đồng bằng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, vừa có đồng bằng vừa có miền núi, vừa có vùng ven sông, vừa có vùng bán sơn địa, mỗi vùng có những đặc điểm sinh thái khác nhau.

* Vùng đồng bằng:

Địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 250,8198 km2, chiếm 71,65% so với diện tích của cả huyện.

* Vùng bán sơn địa:

Địa hình có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối với diện tích đất tự nhiên khoảng 99,2535 km2, chiếm 28,35% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nam sơn, Ngọc sơn, Lam sơn, Giang sơn đông, Giang sơn tây, Hồng sơn, Bài sơn.

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn.

- Khí hậu, thời tiết: Đô Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhưng thường xuyên phải hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán…

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC. Đô Lương là huyện có lượng mưa trung bình và chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

- Thủy văn: Chế độ thủy văn và nguồn nước dồi dào, cơ bản hài hòa, phân bố rộng khắp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Việc sử dụng các nguồn lực khác có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực đất đai này. Vì thế công tác quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn là vấn đề cần được quan tâm.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất bình quân trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Ha T T Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) 2011/2010 2012/2011 Bq/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 35008,35 100 35008,35 100 35008,35 100 0 100 0 100 35008,4 100 A Đất nông nghiệp 26527,88 75,8 26493,54 75,5 26402,59 75,4 -34,34 99,9 -90,95 99,7 26474,7 75,6

I Đất sản xuất nông nghiệp 17211,96 64,9 17178,00 64,8 17086,25 64,7 -33,96 99,8 -91,75 99,5 17158,7 64,8 II Đất lâm nghiệp 8875,06 33,5 8874,76 33,5 8874,76 33,6 -0,3 100 0 100 8874.9 33,5 III Đất nuôi trồng thủysản 408,42 1,5 408,34 1,5 409,14 1,5 -0,08 100 0,8 100,2 408,6 1,5 IV Đất nông nghiệp khác 32,44 0,1 32,44 0,1 32,44 0,1 0 100 0 100 32,4 0,1

B Đất phi nông nghiệp 7412,06 21,2 7445,08 21,3 7537,15 21,5 33,02 100,4 92,07 101,2 7464,8 21,3

I Đất ở 1475,49 19,9 1483,17 19,9 1504,39 20 7,68 100,5 21,22 101,4 1487,7 19,9 II Đất chuyên dùng 4428,54 59,7 4451,96 59,8 4522,42 60 23,42 100,5 70,46 101,6 4467,6 59,8 III Đất phi nông nghiệp khác 1508,03 20,3 1509,95 20,3 1510,34 20 1,92 100,1 0,39 100 1509,4 20,2

C Đất chưa sử dụng 1068,41 3,1 1069,73 3,1 1068,61 3,1 1,32 100,1 -1,12 99,9 1068,9 3,1

I Đất bằng chưa sử dụng 870,15 81,4 871,47 81,5 870,35 81,4 1,32 100,2 -1,12 99,9 870,7 81,4 II Đất đồi núi chưa sử dụng 55,09 5,2 55,09 5,1 55,09 5,2 0 100 0 100 55,1 5,2 III Núi đá không có rừng cây 143,17 13,4 143,17 13,4 143,17 13,4 0 100 0 100 143,2 13,4

Huyện Đô Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 35008,35 ha. Qua các năm quá trình sử dụng đất của con người đã làm cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện có sự thay đổi.

Qua bảng số liệu 1 ta thấy rằng trong cơ cấu đất đai của huyện Đô Lương, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ số liệu thống kê 3 năm qua (2010 đến 2012), diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt, tuy nhiên mức độ giảm vẫn nhẹ: Năm 2010 chiếm tỷ trọng 75,8 %, năm 2011 chiếm 75,5% và năm 2012 chiếm 75,4% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nông nghiệp năm 2011 giảm 0,1% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 0,3% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất nông nghiệp là do đất được chuyển sang mục đích khác như xây dựng nhà cửa, các khu công nghiệp (nhà ở và đất chuyên dùng)… Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn lý giải cho việc hoạt động sản xuất chính ở địa phương chính là sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù chiếm diện tích nhỏ nhưng đất phi nông nghiệp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ở huyện như: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng và một số laoij đất phi nông nghiệp khác. Diện tích của loại đất này đang tăng dần qua từng năm cụ thể: Năm 2010 chiếm 21,2 %, năm 2011 chiếm 21,3% năm 2012 chiếm 21,5% tổng diện tích đất từng năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do dân số ngày càng tăng cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp khác trên địa bàn (đất xây dựng các công ty chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác…).

Ngoài hai loại đất trên thì diện tích đất chưa sử dụng cũng chiếm một phần tương đối nhỏ, chỉ 3,1% diện tích đất tự nhiên.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Nguồn lao động là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong các lĩnh vực nói chung và trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nói riêng. Đô Lương là huyện có nguồn lao động khá dồi dào, toàn huyện có 197148 nhân khẩu, 51337 hộ với tổng số lao động lên đến 94116 người (tính đến năm 2012), trong đó lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn là 77,1 % tổng số lao động. Trong những năm qua, tính từ năm 2010 đến 2012 tình hình dân số của huyện có giảm, tuy nhiên số lao động lại tăng lên nhưng mức độ tăng giảm dần qua các năm.

Nhìn chung trong toàn huyện bình quân lao động nông nghiệp/hộ giảm từ 1,5 xuống còn 1,41 LĐNN/ hộ, và có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, ngành nghề phụ kém phát triển nên thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp còn nhiều. Số người thiếu việc làm thường xuyên khá phổ biến, đặc biệt là các vùng xa trung tâm.

Như vậy, dân số và nguồn nhân lực ở huyện Đô Lương khá dồi dào và thuận tiện cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên trình độ dân trí còn chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế, đa phần là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ có nhiều thời gian nhàn rỗi. Mặt khác, sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng (đồng bằng và miền núi) đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải có các chính sách hỗ trợ, đầu tư như tạo công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục nhằm nâng cao đời sống của người dân, và rút ngắn khoảng chênh lệch giữa các vùng trên địa bàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Đô Lương (2010-2012)

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011 Bq/năm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ I. Tổng nhân khẩu Người 197646 197398 197148 -248 99,9 -250 99,87 197397 99,89

II. Tổng số hộ Hộ 47996 49764 51337 1768 103,7 1573 103,16 49699 103,43

III. Lao động Người 93730 93857 94116 283 100,3 259 100,28 93901 100,29

1. Lao động nông nghiệp và lâm nghiệp Người 72588 72249 72573 -339 99,5 324 100,45 72470 99,98

2. Lao động trong lĩnh vực thủy sản Người 781 790 797 9 101,2 7 100,89 789.33 101,05

3. Lao động trong công nghiệp khai thác

mỏ Người 2215 2277 2331 62 102,8 54 102,37 2274.3 102,59 4. Lao động trong công nghiệp chế biến Người 2163 2194 2227 31 101,4 33 101,5 2194.7 101,45

5. Lao đông trong lĩnh vực khác Người 15983 16347 16188 364 102,3 -159 99,03 16173 100,67

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

2. BQ lao đông/hộ Lao đ n g / h 1,95 1,87 1,83 -0,08 95,9 -0,04 97,86 1.88 96,88

3. BQ lao động nông nghiệp/hộ LĐNN/hộ 1,5 1,45 1,41 -0,05 96,7 -0,04 97,24 1.45 96,97

V. Mật độ dân số bình quân Người/km2 563,53 563,88 594,78 0,35 100,1 30,4 105,48 574.06 102,79

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật

Đô Lương là huyện có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 7, 46, và 15A chạy qua trên địa bàn, bên cạnh đó huyện còn có nhiều tỉnh lộ và đường liên huyện.hệ thống đường giao thông của Huyện Đô Lương đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Toàn huyện có nhiều trường tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia, nhiều bệnh viện danh tiếng và hệ thống thủy lợi trải khắp (có nhiều hệ thống sông, kênh, đập và trạm bơm nước từ thời Pháp thuộc chất lượng cao…). Ở huyện Đô Lương mạng lưới điện được cấp về tận các hộ gia đình, hệ thống loa phát thanh truyền đạt thông tin về tận từng xã, thôn, xóm…

2.1.2.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Thuận lợi:

- Huyện Đô Lương có tiềm năng lớn về trồng rừng, diện tích đồi núi tương đối nhiều, phù hợp cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp. Ngoài ra việc phát triển các ngành trồng trọt nông nghiệp khác cũng có nhiều tiềm năng.

- Với hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi… khá vững chắc, huyện Đô Lương có rất nhiều lợi thế cho việc buôn bán vận chuyển lưu thông các loại hàng hóa nói chung và hàng hóa lâm sản nói riêng.

- Với hệ thống mạng lưới thông tin phủ khắp người dân Đô Lương luôn được tiếp thu tương đối đầy đủ các loại thông tin về thị trường, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khó khăn:

Đô Lương là huyện đồng bằng bán sơn địa, đời sống nhân dân hầu hết phụ thuộc vào SXNN. Vì thế đời sống còn có nhiều khó khăn, mức sống chưa cao.

Lực lượng lao động tuy nhiều nhưng có ít kinh nghiệm trồng rừng, lao động ít được qua đào tạo, đây cũng là một trong những nhân tố làm giảm hiệu quả của việc trồng rừng.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của nhân dân nói chung và các hộ trồng rừng nói riêng.

2.2. Tình hình chung của các hộ trồng rừng2.2.1. Tình hình sử dụng lao động. 2.2.1. Tình hình sử dụng lao động.

Qua bảng tình hình sử dụng lao động của các hộ trồng rừng cho ta thấy được một số thông số chủ yếu của các hộ gia đình trồng rừng. Nhìn chung các chủ hộ ở đây có độ tuổi trung bình là 53 tuổi, điều này cho thấy rằng họ là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động trồng rừng. Thứ hai, trình độ học vấn của các chủ hộ cũng tương đối cao, hầu hết họ đã tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở, đây là điều kiện thuận lợi trong công tác áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động trồng rừng. Về lao động, bình quân một hộ có số lao động là 4 người, trong đó tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động trồng rừng chiếm tỷ trọng khá lớn đến 83% số lao động gia đình. Như vậy hầu hết các hộ trồng rừng đều sử dụng lượng lao động gia đình để phục vụ cho trồng rừng là chủ yếu, họ ít sử dụng lao động thuê ngoài, điều này càng chứng tỏ một điều rằng trồng rừng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho xã hội vì nó tạo nên nguồn việc làm khá lớn. Theo như điều tra, có đến 92,4 % hộ gia đình tham gia tập huấn cho công tác trồng rừng, như vậy phong trào trồng rừng ở huyện được sự hưởng ứng là tương đối cao. Đây chính là cơ hội để các hộ trồng rừng nâng cao trình độ, kỹ thuật của mình để hoạt động kinh doanh rừng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động của các hộ trồng rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu bình quân ĐVT Số lượng

1 Độ tuổi trung bình Tuổi 53

2 Trình độ học vấn Lớp 7,52

3 Số lao động/hộ Người 4

4 Số hộ tham gia tập huấn về trồng rừng % 92,4

5 Tỷ lệ LĐ tham gia sản xuất lâm nghiệp % 83

2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ trồng rừng

Qua biểu đồ ta thấy rằng, đất đai của các hộ trồng rừng chủ yếu là đất rừng trồng, chiếm 88% diện tích đất của hộ. Trong khi đó đất ở lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 4,5% tổng diện tích đất đai của hộ. Ngoài hai loại đất trên thì đất nông nghiệp lại nằm ở vị trí trung với tỷ lệ phần trăm đạt khoảng 7,5% tổng diện tích. Như vậy cơ cấu đất đai sử dụng của các hộ trồng rừng là tương đối chênh lệch. Tuy nhiên điều này trên thực tế cũng rất phù hợp.

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất đai của các hộ trồng rừng

2.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn huyện

2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh rừng trồng trên địa bàn huyện2.3.1.1. Tình hình trồng rừng tại địa bàn huyện 2.3.1.1. Tình hình trồng rừng tại địa bàn huyện

Trồng rừng ở huyện Đô Lương đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng từ những năm 2001 phong trào trồng rừng ở huyện Đô lương mới phát triển mạnh mẽ.Với điều kiện tự nhiên, diện tích đồi núi cũng khá lớn kết hợp với phong trào trồng rừng của toàn tỉnh, huyện Đô Lương đã mở rộng diện tích trồng rừng bằng cách giao đất rừng cho bà con nhân dân. Phong trào TRSX ngày càng phát triển nhanh, diện tích đất rừng trồng tăng lên theo từng năm, các loài cây chủ yếu được trồng là keo tram, keo lai, thông, tre nứa…Năm 2010 diện tích rừng trồng sản xuất đạt 8597,21 ha, chiếm 96,15 % diện tích

đất có rừng; năm 2011 tăng lên 9224,21 ha chiếm 97,63% diện tích đất có rừng; đến

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 28 - 76)