Kết quả và hiệu quả kinh doanh rừng trồng sản xuất ở huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.3.2.2.Kết quả và hiệu quả kinh doanh rừng trồng sản xuất ở huyện Đô Lương

2.3.2.2.1. Kết quả và hiệu quả kinh doanh rừng trồng theo loài cây

Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng theo loài cây (Tính cho 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT BQC Theo loài cây

Keo lá tràm Keo lai

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 45921,62 43632,03 51413,97 2. Tổng chi phí (TC) 1000đ 16543,44 15717,84 18523,92 3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 6569,62 6866,87 5856,56 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 39352 36765,16 45557,41 5. Lợi nhuận (LN) 1000đ 29378,18 27914,19 32890,05

6. MI/IC Lần 5,99 5,35 7,78

7. LN/TC Lần 1,78 1,78 1,78

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012

Bằng phương pháp hạch toán các chỉ tiêu kinh tế ta thấy rằng bình quân 1 ha rừng/ chu kỳ toàn huyện tạo ra 45921,62 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO); 39352 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) và 29378,18 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu

nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) là 5,99 lần và lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC) là 1,78 lần. Tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn giữa Keo lai và Keo lá tràm, theo đó một ha Keo lai cho doanh thu 51413,97 triêu, gấp 1,18 lần so với Keo lá tràm. Cơ sở để tạo nên sự chênh lệch này là do sản lượng trên 1 ha Keo lai cao hơn Keo lá tràm vì giá bán của 2 loại sản phẩm này hoàn toàn như nhau trên thị trường. Chính điều này đã dẫn tới các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác như NPV, giá trị hiện tại ròng trên một năm (PMT) và tỷ suất thu nhập - chi phí của cây Keo lai cao hơn Keo lá tràm, mặc cho chi phí sản xuất Keo lai có cao hơn Keo lá tràm như đã phân tích. Để thấy rõ hơn chúng ta cùng xem xét ở bảng sau:

Bảng 2.11: Kết quả và hiệu quả kinh doanh rừng trồng theo phương pháp chiết khấu (Tính cho 1 ha) - ĐVT: 1000đ

Năm

Chi phí Doanh thu

HSCK r=8%

Giá trị hiện tại (PV)

Tổng Keo lai Keo lá

tràm Tổng Keo lai Keo lá tràm

Chi phí Doanh thu

Tổng Keo lai Keo lá tràm Tổng Keo lai Keo lá tràm

1 9.787,01 10.356,05 9.549,8 0 0 0 1 9.787,01 10.356,05 9.549,80 0 0 0 2 4.052,18 4.647,0 3.804,22 0 0 0 0,93 3.752,02 4.302,78 3.522,43 0 0 3 1.481,19 1.952,17 1.284,86 0 0 0 0,86 1.269,88 1.673,67 1.101,56 0 0 0 4 966,92 1.473,87 755,59 351,46 0 497,967 0,79 767,57 1.170,01 599,81 278,99 0 395,302 5 175,94 94,83 209,76 11.347,01 14.895,18 9.867,89 0,74 129,32 69,70 154,18 8.340,39 10.948,4 7.253,19 6 80,19 0 113,62 16.238,71 21.574,86 14.014,23 0,68 54,58 0 77,33 11.051,79 14.683,48 9.537,85 7 0 0 0 17.984,45 14.943,93 19.251,95 0,63 0 0 0 11.333,25 9.417,21 12.131,99 Tổng NPV 15.244,06 17.476,89 14.313,23 IRR (%) 27 23 29 PMT 2.927,96 3.356,83 2.749,18 BCR (lần) 1,97 1,99 1,95

Như vậy, theo phương pháp hiện giá ta thấy rằng tổng lợi nhuận ròng (NPV) tính cho 1 ha rừng trồng/ chu kỳ ở huyện là 15.244.055,91 đồng; lợi nhuận (PMT) thu được bình quân 1 năm/ha là 2.927.962,43 đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 27%, cao gấp 3,38 lần so với lãi suất vay vốn của dự án (8%). Tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR) là 1,97 lần.

Số liệu ở bảng 2.11 cũng cho thấy, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư: Tỷ suất thu nhập/chi phí (BCR), tỷ suất lợi nhuận/chi phí (LN/TC), tỷ suất lợi nhuận/thu nhập của mô hình Keo lai cũng cao hơn so với mô hình Keo lá tràm. Từ các chỉ tiêu tính toán trên có thể khẳng định trong hai loại cây khác nhau thì mô hình trồng Keo lai có HQKT cao hơn cây Keo tràm.

Như vậy, có thể khẳng định rằng trong điều kiện sản xuất cụ thể ở huyện Đô Lương, loài Keo lai mang lại hiệu quả tài chính trên một đơn vị diện tích cao hơn Keo lá tràm. Đây là thông tin quan trọng để để các hộ gia đình tham khảo trong việc lựa chọn cây trồng của quá trình sản xuất lâm nghiệp đồng thời cũng là căn cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở khuyến lâm đưa ra các định hướng phát triển lâm nghiệp cho địa phương.

Tuy nhiên, do giá cây giống của Keo lai cao, đồng thời người trồng rừng có xu hướng đầu tư nhiều phân bón hơn cho cây Keo lai nên chi phí cho loài cây này cao hơn Keo lá tràm. Trong khi IRR của Keo lai là 23% thì chỉ tiêu này ở cây Keo lá tràm là 29%. Mặc dù vậy, IRR của Keo lai đã thể hiện độ an toàn cao trong các rủi ro có tính chất tài chính.

2.3.2.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh rừng trồng theo chu kỳ khai thác

Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh rừng trồng như thế nào là có hiệu quả hơn. Tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của cây rừng theo từng chu kỳ khai thác khác nhau.

Bảng 2.12: Kết quả, hiệu quả kinh doanh rừng trồng theo độ dài chu kỳ (tính cho 1 ha) Chỉ tiêu ĐVT Chu kỳ 5 năm Chu kỳ 6 năm Chu kỳ 7 năm

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 41005.71 51642,35 45096,98 2. Tổng chi phí (TC) 1000đ 19986,03 16835,54 14300,81 3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 6431,60 8926,89 5210,25 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 34574,12 42715,46 39886,72 5. Lợi nhuận (LN) 1000đ 21019,68 34806,81 30796,17 6. MI/IC Lần 5,38 4,78 7,66 7. LN/TC Lần 1,05 2,07 2,15 8. NPV 1000đ 10225,12 16565,56 13749,00 9. PMT 1000đ 2560,95 3583,38 2640,80 10. IRR % 23% 29% 24% 11. BCR Lần 1,58 2,19 2,09

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bằng phương pháp hạch toán các chỉ tiêu kinh tế và phương pháp hiện giá ở bảng 2.12 ta có thể thấy:

- Đối với độ dài chu kỳ là 5 năm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình quân 1 ha rừng/ chu kỳ tạo ra 41005.71 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO); 34574,12 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) và 21019,68 nghìn đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC) là 1,05 lần. Tổng lợi nhuận ròng (NPV) tính cho 1 ha rừng trồng/ chu kỳ là 10225,12 nghìn đồng; lợi nhuận (PMT) thu được bình quân 1 năm/ha là 2560,95 nghìn đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 23%. Tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR) là 1,58 lần.

- Đối với độ dài chu kỳ là 6 năm:

Bình quân 1 ha rừng/ chu kỳ tạo ra 51642,35 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO); 42715,46 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) và 34806,81 nghìn đồng lợi nhuận. Tổng chi phí cho 1 ha/ chu kỳ thấp chỉ 16835,54 nghìn đồng. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) là 4,78 lần và lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC) là 2,07 lần. Tổng lợi nhuận ròng (NPV) tính cho 1 ha rừng trồng/ chu kỳ là 16565,56 nghìn

đồng; lợi nhuận (PMT) thu được bình quân 1 năm/ha là 3583,38 nghìn đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 29%. Tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR) là 2,19 lần.

- Đối với độ dài chu kỳ là 7 năm:

Bình quân 1 ha rừng/ chu kỳ tạo ra 45096,98 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO); 39886,72 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) và 30796,17 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) là 7,66 lần và lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC) là 2,15 lần. Tổng lợi nhuận ròng (NPV) tính cho 1 ha rừng trồng/ chu kỳ là 13749 nghìn đồng; lợi nhuận (PMT) thu được bình quân 1 năm/ha là 3583,38 nghìn đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 24%. Tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR) là 2,09 lần.

Như vậy, qua kết quả trên ta thấy rằng khi đem so sánh các chỉ tiêu này với nhau thì có thể kết luận rằng: Với chu kỳ khai thác là 6 năm thì hoạt động kinh doanh rừng trồng đạt hiệu quả nhất tại địa bàn huyện Đô Lương vì lí do: Xét đến các chỉ tiêu như NPV, PMT, IRR, BCR của chu kỳ 6 năm đều cao hơn so với chu kỳ 5 năm và chu kỳ 7 năm.

Tóm lại, dù đánh giá mức độ hiệu quả theo từng góc độ nào đi nữa thì ta cũng có thể đi đến một kết luận chung đó là hiệu quả của hoạt động kinh doanh rừng trồng ở huyện Đô Lương là tương đối cao.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả TRSX trên địa bàn huyện Đô Lương trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, nhân rộng mô hình và khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng điều kiện lập địa nhằm đưa lại HQKT cao hơn.

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)