3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.3.2. Hiệu quả kinh doanh rừng trồng SX của các nông hộ huyện Đô Lương
Để làm rõ các hạng mục cấu thành nên chi phí của hoạt động trồng rừng. Tôi tiến hành phân chia các khoản chi phí theo loài cây. Đô Lương có hai loài cây trồng chính trong trồng rừng sản xuất là: Keo lai và Keo lá tràm. Để xem xét giữa hai loài cây có sự khác biệt từ giai đoạn trồng mới đến khai thác lâm sản chúng ta xem bảng 2.8:
Bảng 2.8: Các khoản mục chi phí trồng rừng (tính cho 1 ha/chu kỳ trồng rừng)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Tổng Keo lai Keo lá tràm
Tổng TC Thuê Tổng TC Thuê Tổng TC Thuê
1. Phát dọn thực bì 3125,83 989,42 2136,41 2746,22 954,41 1791,81 3284,08 1004,01 2280,06 2. Đào hố 1972,59 615,04 1357,55 2345,10 834,62 1510,48 1817,31 523,51 1293,80 3. Giống 835,85 0 835,85 994,08 0 994,08 769,89 0 1846,83 4. Phân bón 571,18 9,08 562,10 337,74 0 337,74 668,50 12,87 655,63 5. Công trồng 1179,57 950,59 228,98 1210,53 1148,73 61,80 1166,67 867,99 298,68 6. Công chăm sóc và trồng dặm 3067,51 2304,45 763,05 3208,63 2875,87 332,76 3008,68 2006,25 942,43 7. Bảo vệ 5579,41 4954,76 624,66 7610,97 6783,08 827,89 4732,52 4192,58 539,94 8. Vận chuyển 58,50 58,50 0 70,65 70,65 0 53,43 53,43 0
9. Chi phí tỉa thưa 66,63 66,63 0 0 0 0 94,41 94,41 0
10. Làm đường ranh cản lửa 83,92 34,43 49,49 0 0 0 118,90 48,78 70,12
11. Chi phí khác 2,44 2,44 0 0 0 0 3,46 3,46 0
Tổng 16543,44 9985,34 66558,10 18523,92 12667,36 5856.56 16794,78 8867,29 7927,49
Đối với chi phí xử lý thực bì và chăm sóc: chi phí xử lý thực bì bao gồm các hoạt động phát, đốt, dọn rừng để tiến hành hoạt động trồng rừng. Chi phí này thường xuất hiện vào năm đầu tiên của chu kỳ khai thác. Chi phí chăm sóc chủ yếu là làm cỏ, tỉa cành và bón phân. Từ bảng số liệu cho thấy, chi phí xử lý thực bì luôn chiếm tỷ lệ lớn. Lý do chính giải thích cho điều này bởi đa phần diện tích đất rừng thường phân bố trên những điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn, nhiều cây bụi. Do đó, trước khi hoạt động trồng rừng được diễn ra, diện tích đất rừng cần phải được phát quang. Mặt khác, chi phí chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của cây rừng, nhất là làm cỏ, vun xới đất, và tỉa cành. Điều này cũng tương tự cho các chu kỳ khai thác khác. Tổng chi phí xử lý thực bì của cây Keo lai là 2746,22 ngàn đồng/ha, trong đó chi phí tự có 954,41 ngàn đồng/ha, chi phí mua/thuê ngoài là 1791,81 ngàn đồng/ha. Tổng chi phí xử lý thực bì của Keo lá tràm là 3284,08 ngàn đồng/ha.
Chi phí đào hố trồng rừng: Chủ yếu là đào hố bằng thủ công, tổng chi phí thuê lao động cho hoạt động đào hố của các chu kỳ khai thác bình quân là 1972,59 ngàn đồng/ha.
Chi phí cây giống: Hiện nay đa số người dân thường mua cây giống về trồng nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao, cũng như sức đề kháng sâu bệnh của cây con. Tổng chi phí cây giống cho hoạt động trồng rừng tính cho 1 ha/chu kỳ là 835,85 ngàn đồng.
Các chi phí liên quan đến công trồng và vận chuyển chủ yếu xuất hiện trong hoạt động trồng rừng ban đầu. Trong đó, chi phí vận chuyển bao gồm vận chuyển cây giống và phân bón.
Chi phí phân bón: Đây là khoản chi rất cần cho hoạt động trồng rừng để giúp cây rừng lớn nhanh, rút ngắn chu kỳ khai thác. Nhiều hộ dân đã tiến hành bón phân cho cây giúp sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó chi phí cho trồng dặm cũng chiếm một phần đáng kể, nó thường gắn liền với chi phí chăm sóc cây rừng.
Chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ thường tiến hành sau khi rừng được trồng cho đến khi khai thác. Đây cũng là một khoản chi phí ít khi được tính đến nhưng lại chiếm một phần rất lớn trong hoạt động trồng rừng nhằm tránh tình trạng cây rừng bị trâu bò phá hoại,…
Ngoài ra còn các khoản chi phí như chi phí tỉa thưa và làm đường ranh cản lửa, chi phí khác…
Bên cạnh đó, khi xem xét ở các chu kỳ khai thác khác nhau ta thấy sự biến động của tổng chi phí. Tổng chi phí trồng rừng cho chu kỳ khai thác ngắn thường cao hơn so với các chu kỳ khai thác dài. Nguyên nhân, ở các chu kỳ cho khai thác ngắn, các hộ thường đầu tư nhiều (phân bón, chăm sóc) vào hoạt động trồng rừng nhằm rút ngắn chu kỳ cho khai thác.
Theo kết quả tổng hợp điều tra, chi phí trồng rừng Keo lai có tổng chi phí lớn hơn cây Keo lá tràm do: chi phí về cây giống và chăm sóc. Đa số những thửa rừng Keo lai trồng ở những đồi núi bằng phẳng và có khoảng đường từ ô tô đến thửa rừng khai thác ngắn hơn nên các hộ trồng Keo lai tiến hành tự khai thác. Tổng chi chi phí trồng rừng của cây Keo lai là 18523,92 ngàn đồng/ha, cây Keo lá tràm là 16794,78 ngàn đồng/ha.
Bảng 2.9: Chi phí trồng rừngcủa các hộ tính theo từng năm (tính cho 1 ha)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng
Miền núi Đồng bằng Tổng 1. Phát dọn thực bì 2267,22 858,61 - - - - - 3284,08 2746,22 3125,83 2. Đào hố 1887 85,59 - - - - - 1817,31 2345,10 1972,59 3. Giống 805,08 30,77 - - - - - 769,89 994,08 835,85 4. Phân bón 557,85 13,33 - - - - - 668,50 337,74 571,18 5. Công trồng 1179,57 - - - - - - 1166,67 1210,53 1179,57 6. Công chăm sóc và trồng dặm 1471,58 1595,93 - - - - - 3008,68 3208,63 3067,51 7. Bảo vệ 1557,76 1467,96 1385,30 921,59 166,62 80,19 - 4732,52 7610,97 5579,41 8. Vận chuyển 58,50 - - - - 53,43 70,65 58,50
9. Chi phí tỉa thưa - - 41,39 25,25 0 0 0 94,41 0 66,63
10. Làm đường ranh cản lửa - - - 54,51 20,08 9,32 0 118,90 0 83,92
11. Chi phí khác 2,44 - - - - 3,46 0 2,44
Tổng 9753,54 4098,54 1385,30 921,59 166,62 80,19 0 16794,78 18523,92 16543,44
Quan sát bảng 2.9 ta thấy rằng trong hoạt động trồng rừng, chi phí cho những năm đầu tiên thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí của một chu kỳ cho khai thác. Còn các năm tiếp theo chỉ có công chăm sóc, bảo vệ…Vì thế, chi phí có xu hướng giảm dần từ khi trồng đến khi rừng cho khai thác. Đồng thời, chi phí bằng tiền thường chiếm tỷ lệ lớn cho những năm đầu trồng rừng, cụ thể là năm thứ nhất với tổng chi phí bình quân là 9753,54 ngàn đồng, trong đó tập trung vào chi phí xử lý thực bì, chi phí mua cây giống, đào hố và công trồng. Các năm tiếp theo, chi phí bằng tiền có xu hướng giảm và thay vào đó là chi phí tự có, chủ yếu là công lao động tự có của hộ gia đình như công bảo vệ rừng, làm đường ranh cản lửa và công tỉa thưa. Điều này tương đối phù hợp với bối cảnh trồng rừng hiện nay.
Qua bảng trên ta cũng thấy rằng chi phí từng năm cho hoạt động trồng rừng đối với cây Keo lai (ở vùng đồng bằng) lớn hơn so với cây Keo lá tràm (ở vùng miền núi). Tóm lại, tổng chi phí giữa các loài cây có sự khác biệt.