0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tình hình chung của các hộ trồng rừng

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH RỪNG TRỒNG Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN (Trang 37 -76 )

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.2. Tình hình chung của các hộ trồng rừng

2.2.1. Tình hình sử dụng lao động.

Qua bảng tình hình sử dụng lao động của các hộ trồng rừng cho ta thấy được một số thông số chủ yếu của các hộ gia đình trồng rừng. Nhìn chung các chủ hộ ở đây có độ tuổi trung bình là 53 tuổi, điều này cho thấy rằng họ là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động trồng rừng. Thứ hai, trình độ học vấn của các chủ hộ cũng tương đối cao, hầu hết họ đã tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở, đây là điều kiện thuận lợi trong công tác áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động trồng rừng. Về lao động, bình quân một hộ có số lao động là 4 người, trong đó tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động trồng rừng chiếm tỷ trọng khá lớn đến 83% số lao động gia đình. Như vậy hầu hết các hộ trồng rừng đều sử dụng lượng lao động gia đình để phục vụ cho trồng rừng là chủ yếu, họ ít sử dụng lao động thuê ngoài, điều này càng chứng tỏ một điều rằng trồng rừng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho xã hội vì nó tạo nên nguồn việc làm khá lớn. Theo như điều tra, có đến 92,4 % hộ gia đình tham gia tập huấn cho công tác trồng rừng, như vậy phong trào trồng rừng ở huyện được sự hưởng ứng là tương đối cao. Đây chính là cơ hội để các hộ trồng rừng nâng cao trình độ, kỹ thuật của mình để hoạt động kinh doanh rừng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động của các hộ trồng rừng

STT Chỉ tiêu bình quân ĐVT Số lượng

1 Độ tuổi trung bình Tuổi 53

2 Trình độ học vấn Lớp 7,52

3 Số lao động/hộ Người 4

4 Số hộ tham gia tập huấn về trồng rừng % 92,4

5 Tỷ lệ LĐ tham gia sản xuất lâm nghiệp % 83

2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ trồng rừng

Qua biểu đồ ta thấy rằng, đất đai của các hộ trồng rừng chủ yếu là đất rừng trồng, chiếm 88% diện tích đất của hộ. Trong khi đó đất ở lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 4,5% tổng diện tích đất đai của hộ. Ngoài hai loại đất trên thì đất nông nghiệp lại nằm ở vị trí trung với tỷ lệ phần trăm đạt khoảng 7,5% tổng diện tích. Như vậy cơ cấu đất đai sử dụng của các hộ trồng rừng là tương đối chênh lệch. Tuy nhiên điều này trên thực tế cũng rất phù hợp.

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất đai của các hộ trồng rừng

2.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn huyện

2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh rừng trồng trên địa bàn huyện2.3.1.1. Tình hình trồng rừng tại địa bàn huyện 2.3.1.1. Tình hình trồng rừng tại địa bàn huyện

Trồng rừng ở huyện Đô Lương đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng từ những năm 2001 phong trào trồng rừng ở huyện Đô lương mới phát triển mạnh mẽ.Với điều kiện tự nhiên, diện tích đồi núi cũng khá lớn kết hợp với phong trào trồng rừng của toàn tỉnh, huyện Đô Lương đã mở rộng diện tích trồng rừng bằng cách giao đất rừng cho bà con nhân dân. Phong trào TRSX ngày càng phát triển nhanh, diện tích đất rừng trồng tăng lên theo từng năm, các loài cây chủ yếu được trồng là keo tram, keo lai, thông, tre nứa…Năm 2010 diện tích rừng trồng sản xuất đạt 8597,21 ha, chiếm 96,15 % diện tích

đất có rừng; năm 2011 tăng lên 9224,21 ha chiếm 97,63% diện tích đất có rừng; đến năm 2012 diện tích đạt 9459,71 ha, chiếm 97,68%. Trung bình 3 năm diện tích rừng trồng chiếm 97,2% diện tích đất có rừng. Phong trào trồng rừng đã và đang góp phần thay đổi diện mạo kinh tế của huyện, đưa Đô Lương ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành thị xã. Tuy vậy việc đầu tư cho việc trồng rừng còn nhiều hạn chế do thiếu vốn trầm trọng, hiểu biết của của người dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp còn chưa cao nên hiệu quả kinh tế còn chưa được như mong muốn. Tuy vậy hoạt động TRSX là một con đường đi đúng đắn cho việc phát triển kinh tế của huyện.

2.3.1.2. Tình hình phân bố diện tích rừng trồng của huyện Đô Lương

Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đất lâm nghiệp được phân chia theo chức năng và theo chủ thể quản lý:

Theo chức năng thì diện tích đất lâm nghiệp được cụ thể hóa theo từng loại: Đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng), đất chưa có rừng, đất khác (đất thổ cư, đất nông nghiệp khác).Trong đó diện tích đất rừng trồng càng ngày càng tăng lên tương ứng với việc đất không có rừng đang dần giảm xuống. Trong cơ cấu đất có rừng thì rừng trồng chiếm tỷ trọng rất lớn: Năm 2010 chiếm 96,15%, năm 2011 chiếm 97,63% và năm 2012 chiếm 97,68%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là người dân đang dần chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chưa có rừng sang trồng rừng sản xuất.

Đối với hình thức phân theo chủ thể quản lý rừng trồng ở huyện được phân giao cho 4 đối tượng: Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang, hộ gia đình và UBND. Phần lớn diện tích đất rừng của huyện thuộc quyền quản lý của hộ gia đình là chủ yếu (68%). Diện tích đất rừng do hộ gia đình, tập thể, cộng đồng quản lý ở huyện Đô Lương có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010-2012, từ 24.138,09 ha năm 2010 lên 24.138,99 ha năm 2012. Tuy nhiên so sánh tỷ lệ phần trăm thì con số này không thay đổi. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xã hội hóa nghề rừng, tăng cường giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng quản lý, sử dụng. Để góp phần giúp người dân, các hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế từ rừng, chính quyền cũng cần phải có biện pháp quy hoạch, hỗ trợ giao đất thêm cho các hộ gia đình có khả năng và có nhu cầu nhận đất.

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Đô Lương thời kỳ 2010 - 2012 T T Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) 2011/2010 2012/2011 Bq/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Theo Nguồn gốc hình thành 35.489,9 0 100 35.489,9 0 100 35.489,9 0 100 0 100 0 100 35489,9 100 A Đất có rừng 8.941,01 25,19 9.448,41 26,62 9.683,91 27,29 507,4 105,67 235,5 102,5 9357,8 26,4 I Rừng tự nhiên 343,80 3,85 224,20 2,37 224,20 2,32 -119,6 65,21 0 100 264,1 2,8 II Rừng trồng 8.597,21 96,15 9.224,21 97,63 9.459,71 97,68 627 107,29 235,5 102,6 9093,7 97,2 B Đất chưa có rừng 1.933,70 5,45 1.433,70 4,04 1.108,20 3,12 500 74,14 -325,5 77,3 1491,9 4,2 C Đất khác (nông nghiệp, thổ cư…) 24.614,2 9 69,36 24.607,7 9 69,34 24.607,7 9 69,34 -6,5 99,97 0 100 24610 69,3

Theo loại chủ quản lý 35.489,0

0 100

35.489,9

0 100

35.489,9

0 100 0,9 100 0 100 355489,6 100

A Doanh nghiệp nhà nước 3.851,81 10,9 3.854,21 10,9 3.854,21 10,9 2,4 100,6 0 100 3853,4 10,9 B Đơn vị vũ trang 486,50 1,4 486,50 1,4 486,50 1,4 0 100 0 100 486,5 1,4 C Hộ gia đình 24.138,0 9 68,0 24.138,9 9 68,0 24.138,9 9 68,0 0,9 100 0 100 24138,7 68 D UBND (chưa giao) 7.012,60 19,8 7.010,20 19,8 7.010,20 19,8 -2,4 99,97 0 100 7011 19,8

Bảng 2.5 thể hiện chi tiết diện tích đất rừng trồng của từng đơn vị hành chính ở huyện: Diện tích trồng rừng của huyện Đô Lương theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Đô Lương trong giai đoạn 2010 đến 2012 có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Năm 2010 toàn huyện có tổng diện tích rừng trồng là 8615,21 ha; đến 2011 tổng diện tích tăng lên 9242,21 ha (tăng thêm 7,28% so với năm 2010). Năm 2012 diện tích rừng trồng của huyện tăng lên đáng kể, cao hơn năm 2011 với tỷ lệ tăng cao hơn 2,35% với tổng diện tích đạt được là 9459,71 ha. Nhìn vào bảng ta thấy rằng diện tích rừng chủ yếu tập trung ở các xã thuộc miền núi như: Giang Sơn (Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây), Lam sơn và diện tích cũng tương đối lớn ở xã Hòa sơn và Đại sơn thuộc đồng bằng. Đây cũng là những xã trọng điểm để tiến hành nghiên cứu. Như vậy qua 3 năm diện tích rừng trồng cụ thể của từng xã có những biến động khác nhau nhưng nhìn chung toàn huyện thì diện tích rừng trồng đang ngày càng tăng cao. Cùng với chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện thì phong trào trồng rừng trong nhân dân ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bảng 2.5: Diện tích rừng trồng của huyện Đô Lương qua các năm(ĐVT: Ha)

TT Địa phương 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 BQ/năm

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Toàn huyện 8.597,21 100 9.224,21 100 9.459,71 100 627 107,28 217,5 102,35 9105,7 100 Bài sơn 462,40 5,37 462,40 5 462,40 4,89 0 100 0 100 462,4 5,1 Bồi sơn 91,70 1,06 91,70 0,99 91,70 0,97 0 100 0 100 91,7 1 Giang Sơn 1.240,90 14,4 1.569,00 16,98 1.681,90 17,78 328,1 26,44 112,9 107,2 1497,3 16,4 Hiến Sơn 302,50 3,51 302,50 3,27 302,50 3,2 0 100 0 100 302,5 3,3 Hòa Sơn 722,40 8,39 722,40 7,82 722,40 7,64 0 100 0 100 722,4 8 Hồng Sơn 307,40 3,57 411,50 4,45 410,30 4,34 104,1 133,86 1,2 99,771 376,4 4,1 Lam Sơn 667,00 7,74 667,00 7,22 667,00 7,05 0 100 0 100 667 7,3 Mỹ Sơn 732,61 8,5 733,41 7,94 733,41 7,75 0,8 100,11 0 100 733,1 8,1 Nam Sơn 272,40 3,16 372,20 4,03 409,90 4,33 99,8 136,64 37,7 110,13 351,5 3,8 Ngọc Sơn 18,50 0,21 18,50 0,2 18,50 0,2 0 100 0 100 18,5 0,2 Nhân Sơn 355,00 4,12 355,00 3,84 355,00 3,75 0 100 0 100 355 3,9 Quang Sơn 225,00 2,61 225,00 2,43 225,00 2,38 0 100 0 100 225 2,5 Thuận Sơn 62,60 0,73 62,60 0,68 62,60 0,66 0 100 0 100 62,6 0,7 Thượng Sơn 536,60 6,23 536,60 5,81 569,10 6,02 0 100 32,5 106,06 547,4 6 Thái Sơn 280,80 3,26 280,80 3,04 280,80 2,97 0 100 0 100 280,8 3,1 Thịnh Sơn 131,50 1,53 131,50 1,42 131,50 1,39 0 100 0 100 131,5 1,4 Trung Sơn 94,30 1,09 94,30 1,02 94,30 1 0 100 0 100 94,3 1 Tràng Sơn 231,60 2,69 213,60 2,51 267,20 2,82 0 100 35,6 115,37 237,5 2,7 Trù Sơn 375,40 4,36 375,40 4,06 375,40 3,97 0 100 0 100 375,4 4,1 Tân Sơn 55,30 0,64 55,30 0,6 55,30 0,58 0 100 0 100 55,3 0,6 Văn Sơn 75,10 0,87 75,10 0,81 75,10 0,79 0 100 0 100 75,1 0,8 Xuân Sơn 215,30 2,5 215,30 2,33 215,30 2,28 0 100 0 100 215,3 2,4 Yên Sơn 12,50 0,15 12,50 0,14 12,50 0,13 0 100 0 100 12,5 0,1 Đông Sơn 318,40 3,7 389,50 4,21 389,50 4,12 71,1 122,33 0 100 365,8 4 Đại Sơn 828,00 9,61 851,10 9,21 851,10 9 23,1 102,79 0 100 843,4 9,3

Khóa học: 2009 - 2013

2.3.1.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng gỗ của rừng trồng tại huyện

Từ những năm 2005 toàn huyện đã phát động phong trào trồng rừng vì thế có rất nhiều hộ tham gia trồng rừng, các loại cây được sử dụng chủ yếu để trồng ở đây là cây Keo lai và Keo tràm. Năm 2010 có 118,6 ha rừng trồng được thu hoạch, với năng suất bình quân là 65 tấn/ha. Năm 2011, cả năng suất và diện tích rừng trồng ở huyện tăng lên, cụ thể: có 121 ha rừng trồng được thu hoạch với năng suất bình quân đạt được là 68 tấn/ha. Tuy nhiên con số này so với năm 2010 là tăng không đáng kể với tỷ lệ tăng phần trăm là 2,02%, năng suất tăng 4,62% so với 2010. Đến năm 2012 tính trên địa bàn toàn huyện tổng diện tích rừng trồng được khai thác là 130,71 ha tăng 8,02% so với năm 201, năng suất bình quân cũng đạt 72 tấn /ha, tăng 5,88% so với năm trước. Sản lượng gỗ tròn được khai thác là 9411,12 tấn, nhiều hơn năm 2011 là 519 tấn. Kết quả này cho thấy việc trồng rừng ở huyện Đô Lương đạt được thành tựu tương đối phù hợp (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng khai thác rừng trồng tại huyện Đô Lương thời kỳ 2010-2012

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % 1 Diện tích Ha 118,6 121 130,71 2,4 102,02 9,71 108,02 2 Năng suất BQ ha Tấn 65 68 72 3 104,62 4 105,88 3 Gỗ tròn khai thác Tấn 7709 8228 9411,12 519 106,73 1183,12 114,38

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đô Lương

Theo kết quả bảng 2.7 cho ta thấy: Giá trị sản xuất rừng trồng trên địa bàn huyện Đô Lương thu được cũng tương đối cao trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, giá trị sản xuất thu được là 7323,55 triệu đồng, năm 2011 là 7816,6 triệu đồng và năm 2012 là 9034,68 triệu đồng. Tăng tương ứng là 6,73%; 15,58% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng lên của những con số này là do diện tích tăng, năng suất tăng và giá

Khóa học: 2009 - 2013

Khóa học: 2009 - 2013

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất kinh doanh rừng trồng của các hộ trồng rừng huyện Đô Lương giai đoạn 2010- 2012

Năm Giá trị khai thác (triệu đồng) So sánh (tốc độ tăng trưởng) +/- (%) 2010 7323,55 - - 2011 7816,6 493,05 6,73 2012 9034,68 1218,08 15,58

Nguồn: Hạt kiểm lâm Đô Lương

2.3.2. Hiệu quả kinh doanh rừng trồng SX của các nông hộ huyện Đô Lương2.3.2.1. Chi phí trồng rừng của các hộ trồng rừng 2.3.2.1. Chi phí trồng rừng của các hộ trồng rừng

Để làm rõ các hạng mục cấu thành nên chi phí của hoạt động trồng rừng. Tôi tiến hành phân chia các khoản chi phí theo loài cây. Đô Lương có hai loài cây trồng chính trong trồng rừng sản xuất là: Keo lai và Keo lá tràm. Để xem xét giữa hai loài cây có sự khác biệt từ giai đoạn trồng mới đến khai thác lâm sản chúng ta xem bảng 2.8:

Bảng 2.8: Các khoản mục chi phí trồng rừng (tính cho 1 ha/chu kỳ trồng rừng)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Tổng Keo lai Keo lá tràm

Tổng TC Thuê Tổng TC Thuê Tổng TC Thuê

1. Phát dọn thực bì 3125,83 989,42 2136,41 2746,22 954,41 1791,81 3284,08 1004,01 2280,06 2. Đào hố 1972,59 615,04 1357,55 2345,10 834,62 1510,48 1817,31 523,51 1293,80 3. Giống 835,85 0 835,85 994,08 0 994,08 769,89 0 1846,83 4. Phân bón 571,18 9,08 562,10 337,74 0 337,74 668,50 12,87 655,63 5. Công trồng 1179,57 950,59 228,98 1210,53 1148,73 61,80 1166,67 867,99 298,68 6. Công chăm sóc và trồng dặm 3067,51 2304,45 763,05 3208,63 2875,87 332,76 3008,68 2006,25 942,43 7. Bảo vệ 5579,41 4954,76 624,66 7610,97 6783,08 827,89 4732,52 4192,58 539,94 8. Vận chuyển 58,50 58,50 0 70,65 70,65 0 53,43 53,43 0

9. Chi phí tỉa thưa 66,63 66,63 0 0 0 0 94,41 94,41 0

10. Làm đường ranh cản lửa 83,92 34,43 49,49 0 0 0 118,90 48,78 70,12

11. Chi phí khác 2,44 2,44 0 0 0 0 3,46 3,46 0

Tổng 16543,44 9985,34 66558,10 18523,92 12667,36 5856.56 16794,78 8867,29 7927,49

Đối với chi phí xử lý thực bì và chăm sóc: chi phí xử lý thực bì bao gồm các hoạt động phát, đốt, dọn rừng để tiến hành hoạt động trồng rừng. Chi phí này thường xuất hiện vào năm đầu tiên của chu kỳ khai thác. Chi phí chăm sóc chủ yếu là làm cỏ, tỉa cành và bón phân. Từ bảng số liệu cho thấy, chi phí xử lý thực bì luôn chiếm tỷ lệ lớn. Lý do chính giải thích cho điều này bởi đa phần diện tích đất rừng thường phân bố trên những điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn, nhiều cây bụi. Do đó, trước khi hoạt động trồng rừng được diễn ra, diện tích đất rừng cần phải được phát quang. Mặt khác, chi phí chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của cây rừng, nhất là làm cỏ, vun xới đất, và tỉa cành. Điều này cũng tương tự cho các chu kỳ khai thác khác. Tổng chi phí xử lý thực bì của cây Keo lai là 2746,22 ngàn đồng/ha, trong đó chi phí tự có 954,41 ngàn đồng/ha, chi phí mua/thuê ngoài là 1791,81 ngàn đồng/ha. Tổng chi phí xử lý thực bì của Keo lá tràm là 3284,08 ngàn đồng/ha.

Chi phí đào hố trồng rừng: Chủ yếu là đào hố bằng thủ công, tổng chi phí thuê lao động cho hoạt động đào hố của các chu kỳ khai thác bình quân là 1972,59 ngàn đồng/ha.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH RỪNG TRỒNG Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN (Trang 37 -76 )

×