Các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 62 - 63)

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.3.4.1.Các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng

trồng

Trong hoạt động kinh doanh rừng trồng ở huyện Đô Lương, hiệu quả kinh doanh chịu tác động rất lớn từ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cụ thể:

- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa của người lao động bình quân thấp (7,52/12) nên việc phổ cập những tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây con, các loại giống mới và các mô hình sản xuất có hiệu quả cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả tổng hợp của rừng trồng đòi hỏi phải tăng cường công tác khuyến lâm trên địa bàn huyện.

- Quy mô diện tích: Quy mô diện tích đất được giao để trồng rừng manh mún, đặc điểm này sẽ làm tăng chi phí đầu tư sản xuất do tăng chi phí làm đường khai thác, tăng công bảo vệ rừng và phòng chống cháy đồng thời việc quản lý sản xuất lâm nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, các cơ quan chức năng cần có chính sách giao đất giao rừng thuận lợi và phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động các hộ gia đình dồn điền đổi thửa nhằm tiết kiệm chi phí trồng rừng.

- Phân bón và chăm sóc: PMT phụ thuộc rất lớn vào chi phí phân bón, làm cỏ trong hoạt động trồng rừng. Việc bón phân, làm cỏ sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây rừng, cũng như rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Loài cây: Việc lựa chọn loài cây phù hợp và mang lại hiệu quả cao là rất quan trọng. Mỗi loài cây mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó chất lượng của loài cây cung ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động trồng rừng của các nông hộ.

- Mật độ trồng rừng: Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng, đến giá thành rừng trồng. Mật độ trồng dày, chi phí ban đầu lớn hơn mật độ trồng thưa do chi phí giống, phân bón, công đào hố và công trồng nhiều hơn. Tuy nhiên sản lượng giữa các mật độ khác nhau chưa có những nghiên cứu cụ thể khẳng định mức hiệu quả. Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Trên đây là những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, đánh giá được ảnh hưởng cũng như đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng ở huyện đô lương - tỉnh nghệ an (Trang 62 - 63)