Một số yêu cầu về đạo đức khi tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 33 - 35)

8. TÀI LIỆU ĐỌC

1.1. Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

1.1.3. Một số yêu cầu về đạo đức khi tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt

dục và dạy học

Với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh và trợ giúp các em trong mọi mặt của đời sống, học tập và rèn luyện nên khi tư vấn, hỗ trợ, giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:

Sơ đồ 1.1. Yêu cầu về đạo đức trong tư vấn, hỗ trợ học sinh a. Bảo mật

Đối với học sinh, việc giữ bí mật những vấn đề riêng tư về sự phát triển bản thân, tình cảm, quan hệ…của các em có ý nghĩa quan trọng, thậm chí, đơi khi quyết định trực tiếp đến hiệu quả tư vấn, hỗ trợ. Để đảm bảo yêu cầu bảo mật, giáo viên cần lưu ý:

- Cuộc tư vấn, trị chuyện được bố trí ở nơi kín đáo, người khác khơng nghe thấy và không quấy rầy.

- Lưu giữ hồ sơ học sinh an toàn, tránh để mất hoặc lộ dữ liệu trên máy tính. Những thơng tin về học sinh khơng liên quan đến mục đích tư vấn thì khơng lưu.

- Giải thích cho học sinh ngay từ đầu về mục đích, quy trình tư vấn, vấn đề giữ bí mật và những ngoại lệ liên quan đến tính bảo mật (như thảo luận với đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn). Giáo viên chỉ chia sẻ thơng tin khi học sinh đồng ý nói ra vấn đề của mình; khi vấn đề của học sinh đe dọa đến tính mạng của bản thân và những người khác; hoặc khi vấn đề của học sinh có liên quan đến pháp luật.

- Không tiết lộ nội dung của cuộc tư vấn, hỗ trợ học sinh cho bên thứ ba, trừ khi học sinh đồng ý.

- Bảo vệ những thơng tin có liên quan đến thân nhân của học sinh trong các giấy tờ, hồ sơ, số liệu có liên quan đến học sinh.

25

b. Tơn trọng học sinh

Tôn trọng học sinh cần được thể hiện trong cả nhận thức, lời nói, hành động của giáo viên và ở mọi giai đoạn của quá trình tư vấn, hỗ trợ. Tơn trọng học sinh vừa được xem như một yêu cầu về đạo đức, vừa được xem như một thái độ cần có của giáo viên trong quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh với những biểu hiện cơ bản sau:

- Đặt học sinh ở vị trí là một nhân cách độc lập với những đặc điểm riêng về tình cảm, quan điểm, suy nghĩ và cá tính…

- Coi trọng quyền tự chủ và tự quyết của học sinh cũng như cha mẹ, người đại diện cho các em.

- Công bằng trong đối xử và tôn trọng sự khác biệt cá nhân học sinh (về kinh nghiệm, tính cách, quan điểm, hồn cảnh gia đình, văn hóa, giá trị, niềm tin ….).

- Tin tưởng vào khả năng và khẳng định giá trị của học sinh. Cùng với học sinh xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với năng lực và hồn cảnh của các em.

- Khơng phán xét những hành vi, suy nghĩ, thái độ của học sinh. Giáo viên cần ý thức được rằng tư vấn, hỗ trợ học sinh để giúp các em giải quyết khó khăn, vướng mắc đang gặp phải, vì thế tập trung phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp chứ khơng phải đưa ra những nhận định, đánh giá về con người của học sinh.

c. Trung thực và trách nhiệm

Để tạo được sự tin tưởng ở học sinh, giáo viên cần thể hiện thái độ trung thực và trách nhiệm, thể hiện ở chỗ:

- Trợ giúp học sinh phù hợp với năng lực của bản thân, những trường hợp giáo viên thấy vượt quá khả năng của mình thì cần chủ động giới thiệu học sinh đến các giáo viên kiêm nhiệm cơng tác tư vấn tâm lí hoặc các chun gia có chun mơn.

- Sử dụng những kiến thức, hiểu biết khoa học, được kiểm chứng để tư vấn, hỗ trợ cho học sinh đúng hướng.

- Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ học sinh thực hiện những hành vi đúng đắn, phù hợp. - Chủ động tự tìm hiểu về pháp luật, qui định, chính sách có liên quan đến học sinh và đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các em.

Trong môi trường học đường, những yêu cầu về đạo đức khi tư vấn, hỗ trợ học sinh có vai trị như những chỉ dẫn, định hướng cho hoạt động của giáo viên và các lực lượng khác nhằm tư vấn, hỗ trợ học sinh một cách đúng hướng, có hiệu quả, tránh những rủi ro có thể xảy ra với cả hai bên.

26

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)