Tọa đàm với cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 119 - 121)

8. TÀI LIỆU ĐỌC

3.4.3. Tọa đàm với cha mẹ học sinh

Tọa đàm là phương thức gặp mặt, trao đổi ý kiến, bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên và các bậc cha mẹ về một chủ đề nào đó liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. Trong đó, có một số người được chọn trình bày nội dung cụ thể đã chuẩn bị trước (thường là giáo viên hoặc cha mẹ có vốn hiểu biết sâu hoặc kinh nghiệm về chủ đề tọa đàm), các thành viên còn lại sẽ cùng tham gia chia sẻ ý kiến để mở rộng hoặc nhấn mạnh thêm những nội dung được bàn đến.

So với họp cha mẹ học sinh hay gặp mặt, trao đổi trực tiếp thì hình thức này được sử dụng ít hơn do phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau (thời gian, cơ sở vật chất, nội dung chương trình, cách thức tổ chức, sự sẵn sàng tham gia của giáo viên, cha mẹ học sinh...). Trên thực tế, để tổ chức thành công các buổi tọa đàm giáo

111

dục, giáo viên thường chọn cách cùng phối hợp với giáo viên các lớp khác và Ban đại diện cha mẹ học sinh của cả khối tổ chức tọa đàm cho một nhóm lớp nhất định vì như vậy, vừa huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia, vừa mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Khi tổ chức tọa đàm với cha mẹ học sinh, giáo viên nên lưu ý một số điểm cơ bản:

Bảng 3.3: Một số lưu ý khi tọa đàm với cha mẹ học sinh

Vấn

đề Nên Không nên

Nội dung thông tin trao đổi

- Chọn chủ đề vừa phù hợp với hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cha mẹ (Kĩ năng giao tiếp với con; kỉ luật tích cực; áp lực học tập, thi cử; cùng con vượt qua khó khăn của các kì thi…);

- Cung cấp nhiều thông tin bổ ích, hữu dụng cho học sinh, hoặc cha mẹ học sinh để giáo dục con; - Thơng tin cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, tin cậy và thuyết phục;

- Các thông tin được lựa chọn để trình bày, trao đổi cần mang tính tập trung, làm nổi bật chủ đề tọa đàm; - Tùy chủ đề cụ thể mà giáo viên cân nhắc nên hay không nên mời học sinh cùng tham gia trong buổi tọa đàm để lắng nghe ý kiến từ cả hai phía.

- Tổ chức quá nhiều buổi tọa đàm, gây nhàm chán và lãng phí; - Chọn những chủ đề tuy liên quan đến giáo dục nhưng không phù hợp với nhu cầu của cha mẹ học sinh;

- Liên hệ, minh họa hay chia sẻ thông tin riêng tư của từng cá nhân học sinh trong buổi tọa đàm (kể cả ẩn danh). Cách thức trao đổi thơng tin - Phương pháp, hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn, bổ ích

- Phù hợp về không gian, thời tiết; ngắn gọn về thời gian; chuẩn bị chu đáo về điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất;

- Tăng tương tác, trao đổi; tranh thủ ý kiến chia sẻ, phản hồi, đóng góp kinh nghiệm của cha mẹ học sinh.

- Tập trung nhiều vào lí thuyết, ít hướng dẫn thực hành;

- Giáo viên nói quá nhiều, dẫn đến cha mẹ học sinh chỉ thụ động tiếp nhận thơng tin.

Tóm lại, việc thiết lập và duy trì kênh thơng tin trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giao tiếp nên giáo viên cần lưu ý: 1- Ln giữ thái độ tích cực, bình tĩnh, lịch sự, tơn trọng; 2- Ghi nhớ những thơng tin chính về gia đình hoặc hồn cảnh của học sinh; 3- Chú ý những năng khiếu, thế mạnh của từng

112

em; 4- Nói rõ kì vọng và thể hiện tinh thần thiện chí, hợp tác với cha mẹ học sinh; 5- Duy trì liên lạc với cha mẹ học sinh, khơng chỉ để thông báo những vấn đề về hành vi hay kết quả của từng em, mà còn để cảm ơn kịp thời những gì mà cha mẹ học sinh đã phối hợp và hỗ trợ; 6 - Tìm người kết nối hiệu quả nếu giữa giáo viên và cha mẹ học sinh có những rào cản nhất định; 7- Lắng nghe cha mẹ học sinh, khuyến khích họ nói rõ những quan điểm, kì vọng đối với giáo viên và con cái họ; 8- Động viên cha mẹ học sinh tham gia một số hoạt động của lớp, có thể tham khảo ý kiến của họ khi đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến học sinh và tập thể lớp; 9- Chia sẻ với cha mẹ những phương pháp, kĩ thuật đơn giản để họ có thể áp dụng dạy con học tại nhà…

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 119 - 121)