Thư gửi cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 124 - 125)

8. TÀI LIỆU ĐỌC

3.5.4.Thư gửi cha mẹ học sinh

3.5. Lư uý khi thiết lập, vận hành kênh thông tin gián tiếp phối hợp vớ

3.5.4.Thư gửi cha mẹ học sinh

* Trao đổi thư từ với cha mẹ học sinh là một hình thức truyền thống trong phối hợp, trao đổi giữa gia đình và nhà trường. Hình thức này được sử dụng để thơng báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh; đặc biệt là khi học sinh có những biểu hiện khó khăn nào đó ở trường học.

Thư gửi cha mẹ học sinh có thể được thực hiện bằng gửi thư qua đường bưu điện hay qua thư điện tử (email). Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các giáo viên đều lựa chọn thư điện tử trong trao đổi với cha mẹ học sinh do đặc điểm thuận tiện và kịp thời của phương tiện này.

* Thư gửi cha mẹ có nhiều ưu điểm như: 1- Tài khoản email là tương đối phổ biến với hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay. Qua thư điện tử, thông tin được gửi đến cha mẹ học sinh nhanh chóng, đặc biệt với những sự việc cần có sự trao đổi kịp thời liên quan đến những khó khăn mà học sinh đang gặp phải; 2- Đối với những học sinh có nhiều khó khăn trong học tập và rèn luyện (nhất là những học sinh cá biệt), thư gửi cha mẹ sẽ có một ý nghĩa quan trọng để giáo viên chủ nhiệm chia sẻ những kiến thức sư phạm về giáo dục tới gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả; 3- So với các phương tiện khác, thư gửi cha mẹ có nhiều ưu thế trong trao đổi với

116

phụ huynh học sinh về những vấn đề riêng tư, địi hỏi tính bí mật, giúp cho quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh đạt được hiệu quả; 4- Mặc dù nhiều cha mẹ học sinh thời hiện đại thường yêu thích các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram... nhưng nếu để lựa chọn nhận thông tin một cách chỉn chu, đáng tin cậy thì họ vẫn sẽ chọn email. Đây là phương tiện thể hiện sự chuyên nghiệp, hữu ích để nhà trường, giáo viên có thể đưa ra các thơng báo chính thống, rõ ràng cho cha mẹ học sinh. Thư gửi cha mẹ cũng thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc và tính cấp thiết đối với vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ học sinh.

* Việc phối hợp và trao đổi với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh thơng qua phương tiện thư điện tử có một số hạn chế nhất định: 1- Không phải cha mẹ học sinh nào cũng có thói quen sử dụng tài khoản email một cách thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, thư gửi của giáo viên chủ nhiệm có thể khơng đến được với cha mẹ học sinh đúng thời điểm cần đến sự hợp tác của họ để tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; 2- Đôi khi thư gửi cha mẹ học sinh có thể thất lạc (rơi vào hịm thư rác), ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; 3- Sử dụng phương tiện thư gửi cha mẹ học sinh có thể khiến giáo viên gia tăng khối lượng công việc do phải trả lời thư một cách cẩn thận và cân nhắc. Đặc biệt, khi giáo viên cần có sự hợp tác từ phía cha mẹ học sinh để tư vấn, hỗ trợ cho nhiều học sinh cùng một thời điểm; 4- Khi sử dụng phương tiện thư từ để trao đổi với cha mẹ học sinh, giáo viên có thể sẽ rơi vào trạng thái “bị động” để chờ đợi phản hồi từ phía cha mẹ học sinh. Có một số cha mẹ có thể chỉ đọc tiêu đề của email mà khơng có sự phản hồi, hoặc đã đọc đầy đủ nội dung của email nhưng khơng phản hồi sớm. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp với các phương tiện khác để thông báo về việc gửi thư điện tử tới cha mẹ học sinh và đưa ra lời nhắc, lời đề nghị về thời hạn phản hồi thư.

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 124 - 125)