Gặp mặt, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 118 - 119)

8. TÀI LIỆU ĐỌC

3.4.2.Gặp mặt, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh

Phương thức này có thể thực hiện bằng cách giáo viên mời cha mẹ học sinh đến trường để trao đổi thông tin, hoặc giáo viên chủ động đến thăm hỏi gia đình và học sinh.

Đây là phương thức giáo viên thường sử dụng khi học sinh có hành vi vi phạm kỉ luật hoặc có những khó khăn riêng nhưng ở mức độ phức tạp. Giáo viên có thể mời cha mẹ học sinh tới để thơng báo tình hình, cùng họ tìm biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ, tác động đến con. Trong trường hợp học sinh dân tộc thiểu số, có hồn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hoặc có những lí do đặc biệt nào đó mà cha mẹ học sinh khơng thể đến trường làm việc thì giáo viên có thể tới nhà học sinh. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp thật cần thiết hoặc đánh giá vấn đề của học sinh là thực sự nghiêm trọng. Càng không nên lợi dụng việc mời cha mẹ học sinh đến trường vì những mục đích cá nhân khác. Ngồi lí do làm xáo trộn cơng việc, thời gian trong ngày của cha mẹ học sinh và bản thân giáo viên (phải sắp xếp thời gian, cơng việc…) thì việc đến trường gặp giáo viên để trao đổi về tình hình của con thường làm họ cảm thấy bất an, buồn bực hoặc có thêm các xúc cảm tiêu cực khác (xấu hổ, tức giận, thất vọng…). Trong trường hợp vẫn cần gặp mặt, trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh thì giáo viên nên lưu ý một số điều về nội dung, cách thức trao đổi thông tin như sau:

Bảng 3.2: Một số lưu ý khi gặp mặt, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh

Vấn

đề Nên Không nên

Nội dung thông tin trao đổi

- Những khó khăn cụ thể mà học sinh đang gặp phải (về học tập, quan hệ giao tiếp, phát triển bản thân);

- Mong muốn, nguyện vọng hoặc những điều học sinh muốn cha mẹ hiểu nhưng khó giãi bày, chia sẻ;

- Những kinh nghiệm phù hợp, thành công trong dạy học hoặc giáo dục với những học sinh có đặc điểm tương tự (từ sách hướng dẫn, thực tế trải nghiệm của giáo viên hoặc kinh nghiệm của các cha, mẹ khác đã giúp con họ tiến bộ), nhưng lưu ý ẩn danh để đảm bảo tính bảo mật, không xâm phạm quyền riêng tư.

- So sánh thông tin của học sinh (đang trao đổi) với thông tin của học sinh khác trong lớp (kể cả tốt hơn hoặc kém hơn). - Chỉ ra tình trạng học sinh đang ở mức nào so với cả lớp mà nên tập trung vào biểu hiện cụ thể về suy nghĩ, thái độ, hành vi của học sinh và tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ.

110

Vấn

đề Nên Không nên

Cách thức trao đổi thông tin

- Gọi điện, nhắn tin, hoặc viết email trước để giáo viên và cha mẹ học sinh sắp xếp lịch gặp phù hợp, thuận tiện nhất cho cả hai bên;

- Nhấn mạnh với cha mẹ học sinh về mục đích của việc gặp riêng (để trao đổi kĩ hơn, rõ hơn và đảm bảo tính riêng tư; mong nhận được sự phối hợp từ gia đình để giải quyết được vấn đề của con) chứ khơng phải để chê bai hay phê bình học sinh và gia đình;

- Nhấn mạnh đây là thông tin giữa giáo viên và cha mẹ, không nên/ không cần thiết trao đổi lại với học sinh. Hoặc nếu cần trao đổi thì cả giáo viên và cha mẹ thống nhất sẽ nói với học sinh những vấn đề nào, ở mức độ nào là đủ và phù hợp;

- Trình bày trung thực, đánh giá khách quan, toàn diện vấn đề mà học sinh đang gặp phải (biểu hiện, mức độ, nguyên nhân, hậu quả…);

- Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp với cá nhân (tôn trọng, lắng nghe, thiện chí, bình tĩnh, thấu hiểu, đồng cảm…).

- Đổ lỗi hồn tồn cho gia đình;

- Làm nghiêm trọng hóa; hoặc ngược lại, làm đơn giản hóa vấn đề của học sinh;

- Định kiến với học sinh, thiếu tin tưởng vào khả năng thay đổi vấn đề của các em; - Chỉ thể hiện tình trạng khó khăn thực tế của học sinh mà không thể hiện tinh thần hợp tác, thiện chí của giáo viên sẽ cùng đồng hành, giúp đỡ học sinh và cha mẹ học sinh như thế nào.

Một phần của tài liệu Tai lieu module 5 tieu hoc (Trang 118 - 119)