Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về chiến lược kinh doanh
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty
1.2.3 Giai đoạn quyết định
Ở giai đoạn này sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn chiến lược tốt nhất cho công ty. Ma trận này biểu thị sức hấp dẫn
tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn và do đó cung cấp cơ sở khách quan cho việc lựa chọn các chiến lược riêng biệt, sau đây là ma trận QSPM
Hình 1.6: Ma trận QSPM
Các chiến lược có thể lựa chọn
Các yếu tố chính Phân loại Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3
Các yếu tố bên trong
Quản trị Marketing
Tài chính/ kế tốn Sản xuất/ thực hiện Nghiên cứu phát triển Các hệ thống thông tin
Các yếu tố bên ngồi
Kinh tế Chính trị/pháp luật Chính phủ XH/văn hố/dân số Kỹ thuật Cạnh tranh
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp & Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược & chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản lao động - xã hội, TP. Hồ Chí Minh
Các yếu tố bên trong: 1= yếu nhất, 2= ít yếu nhất, 3= ít mạnh nhất, 4= mạnh nhất. Các yếu tố bên ngồi: 1= hành động phản ứng của cơng ty nghèo nàn, 2= hành động phản ứng của cơng ty trung bình, 3= hành động phản ứng của cơng ty trên trung bình, 4= hành động phản ứng của công ty rất tốt
Để xây dựng ma trận QSPM cần thực hiện qua 6 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa bên ngoài và các điểm yếu/mạnh quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM. Các thông tin này nên được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành cơng quan trọng bên ngồi và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.
Bước 3: Nghiên cứu các chiến lược được hình thành từ ma trận SWOT, từ đó xác định chiến lược có thể thay thế.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn cho từng yếu tố đối với sự lựa chọn chiến lược theo nguyên tắc 1 là khơng hấp dẫn, 2 là có hấp dẫn đơi chút, 3 là khá hấp dẫn, và 4 là rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn cho từng yếu tố bằng cách nhân số điểm hấp dẫn với mức phân loại.
Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn theo cột chiến lược của ma trận QSPM. Chiến lược nào có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất sẽ được ưu tiên chọn.
Chiến lược hấp dẫn nhất là chiến lược có tổng cộng số điểm ở bước 6 là cao nhất. Ưu điểm của ma trận là chiến lược được nghiên cứu liên tục đồng thời, không hạn chế số lượng, kết hợp các yếu tố bên trong ngoài phù hợp. Đánh giá phù hợp yếu tố then chốt và tính phù hợp cao cùng với các tổ chức lớn. Nó phán đốn trên trực giác và kinh nghiệm, các ý kiến nảy sinh có thể khác nhau, chỉ tốt ngang với các thơng tin quan trọng, phân tích dựa trên các thơng tin đó.
Tóm tắt chương 1:
Mục đích của chương này là đưa ra một cái nhìn tổng quát về chiến lược kinh doanh, định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quá trình xây dựng, thực hiện, và kiểm tra đánh giá một chiến lược kinh doanh cấp cơng ty một cách hồn chỉnh. Có thể nói việc vận dụng các kiến thức, cơng cụ, và các mơ hình lý thuyết để xây dựng chiến lược kinh doanh đối với một doanh nghiệp là việc không thể thiếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2:
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHƯỚC LONG
Mục đích của chương này là phân tích các yếu tố mơi trường kinh doanh và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long bằng việc hình thành các ma trận như ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE); ma trận các yếu tố bên trong (IFE); ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ đó làm cơ sở để hình thành các ma trận chiến lược cho cơng ty.
2.1 Giới thiệu về cơng ty 2.1.1 Lịch sử hình thành
Cơng ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long tọa lạc tại số 18, đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơng ty cổ phần hóa từ cơng ty nhà nước từ năm 2007.
Tiền thân của Công ty Cổ Phần đầu tư Phước Long là hai công ty: công ty Liên Phương Tơ Sợi được thành lập năm 1951 và công ty Việt Nam Tơ Lụa Nhân Tạo – viết tắt là Visyfasa.
Sau giải phóng, hai cơng ty này được quốc hữu hóa và sát nhập thành nhà máy dệt Phước Long năm 1960 theo quyết định quốc hữu hóa số 1015/QĐ-UB ngày 04/8/1977 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên thành cơng ty dệt Phước Long trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ theo quyết định số 239/CNn/TCLĐ ngày 24/3/1993. Đến tháng 7 năm 2005 cơng ty cổ phần hóa với tên là Cơng ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Dệt May Phước Long theo quyết định số 1547/QĐ-TCCB.
Tháng 8 năm 2007 Công ty Cổ phần Sản xuất-Dịch vụ Dệt May Phước Long chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phước Long để phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với việc mở rộng thị trường thương mại dịch vụ đa ngành nghề của công ty.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơng ty Phước Long là một đơn vị có trên 40 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vải dệt, đan, nhuộm, sợi các loại, các sản phẩm may mặc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Với qui trình sản xuất khép kín, chuyên nghiệp và hiện đại Phước Long đã đáp ứng được các đơn hàng lớn, giá cả cạnh tranh với các công ty trong nước và quốc tế. Công ty cũng đã và đang không ngừng mở rộng thị trường thương mại dịch vụ đa ngành nghề như kinh doanh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu dân cư; Mở rộng liên doanh, liên kết để tăng cường các kênh huy động vốn, tạo nguồn lực tài chính mạnh và bền vững nhằm chủ động để hội nhập và cạnh tranh quốc tế; Xây dựng chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo phát triển nhân lực nội bộ và thu hút lao động giỏi từ bên ngồi. Với diện tích 12 hectare, cơng ty Phước Long sở hữu 4 nhà máy, với các máy móc của các nước Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan đạt năng suất trung bình hàng năm với vải thành phẩm các loại 25.000.000 mét, sợi se 800.000 kg và sản phẩm may mặc 3.800.000 sản phẩm. 80% tổng doanh số xuất khẩu ra thị trường nước ngồi như Châu Âu, Trung Đơng, Mỹ và Hàn Quốc. Công ty hiện có quan hệ đối tác, liên kết, giao dịch với nhiều tập đồn và cơng ty thành viên trong và ngoài nước.
2.1.3 Bộ máy tổ chức, nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long được tổ chức theo mơ hình "trực tuyến - tham mưu theo chức năng", tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay là 700 người, trong đó:
- Đại hội đồng cổ đông: 50 cổ đông
- Hội đồng quản trị : 05 người trong đó có tổng giám đốc - Ban kiểm soát: 02 người
- Các Phòng ban và phục vụ: 53 người
2.1.3.1 Sơ dồ tổ chức
2.1.3.2 Bố trí nhân sự
Theo điều lệ của cơng ty thì tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành chính mọi hoạt động của công dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đơng. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế tốn trưởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Mỗi phịng ban đều có một trưởng ban điều hành quản lý trực tiếp nhân viên và bộ máy tổ chức của bộ phận dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc và phó tổng giám đốc. Các nhà máy trực thuộc đều có giám đốc để điều hành nhà máy dưới sự chỉ đạo của phó tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc.