Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về chiến lược kinh doanh
3.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020
3.3.7 Các giải pháp thực hiện chiến lược
Việc xây dựng và lựa chọn chiến lược vốn đã quan trọng nhưng việc thực hiện chúng cịn quan trọng hơn vì vậy cần phải có các giải pháp để thực thi chiến lược thì cơng ty mới có thể đạt mục tiêu đã đặt ra.
3.3.7.1 Giải pháp để thực hiện nhóm chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác, đầu tư góp vốn, đầu tư tài chính và chiến lược liên doanh liên kết:
Đây là hai chiến lược được ưu tiên lựa chọn hàng đầu nên cần phải thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay để tận dụng những điểm mạnh và cơ hội sẵn có của cơng ty để thực hiện chiến lược đó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là điều kiện cần nên cịn phải có điều kiện đủ để thực hiện thành cơng hai chiến lược này chẳng hạn như công ty phải thực hiện như tăng cường huy động vốn và tìm kiếm các nguồn tài chính có lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phải phân tích để lựa chọn các dự án khả thi và chắc chắn có lợi nhuận cao mới thực hiện.
Trong chiến lược liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất kinh doanh dệt may và đầu tư phải xem xét tình hình của bên hợp tác, cân nhắc dự án sẽ đem lại kết quả gì trong hiện tại và tương lai. Với mục tiêu tăng cường liên kết, hợp tác với các cổ đông chiến lược và các công ty trong cùng ngành để phát triển sản xuất kinh doanh và để tạo điều kiện dễ dàng cho việc giải quyết các vấn đề lặp lại và hướng dẫn việc thực thi chiến lược thì cơng ty cần phải vạch ra các chính sách tài chính phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể như:
Chính sách cơng khai và minh bạch báo cáo tài chính: báo cáo tài chính cần phải được lập chính xác, được kiểm tốn độc lập để đảm bảo khơng cịn sai sót trọng yếu và phải báo cáo kịp thời và công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng và gửi đến cho tất cả các cổ đông của công ty.
Chính sách cho cổ đơng của cơng ty: Họp đại hội cổ đông thường niên và đột xuất, báo cáo kết quả hoạt động và chia cổ tức cao cho các cổ đơng. Huy động vốn góp từ các cổ đông để đầu tư phát triển các dự án phát triển của cơng ty.
Chính sách thu hút nhà đầu tư: Phân tích và lập các dự án khả thi, kêu gọi đầu tư và tổ chức trình bày trực tiếp hiệu quả của các dự án đầu tư và các chiến lược của công ty cho các nhà đầu tư.
Chính sách cơ cấu tài chính: Cân đối lại nguồn vốn bằng cách huy động các nguồn vay dài hạn và giảm thiểu vay ngắn hạn đầu tư dài hạn. Sử dụng công cụ phân tích lợi nhuận cho một cổ phần/ lợi nhuận trước thuế và tiền lãi (EPS/EBIT) để xác định sự kết hợp giữa các khoản nợ và vốn cổ phần thường trong cơ cấu vốn của công ty để quyết định linh hoạt về tài chính vốn cho việc thực hiện chiến lược này. Lập và phân tích các báo cáo tài chính dự tốn và lập dự thảo ngân sách tài chính để phân bổ nguồn lực cho phù hợp.
3.3.7.2 Giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển thị trường dệt may
Bên cạnh việc thực hiện các chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết cơng ty cũng cần phải chú trọng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ngành dệt và may mặc ổn định, đồng thời phải mở rộng thị trường trong và ngoài nước bằng việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường để thực hiện mục tiêu trước mắt của công ty. Để thực hiện tốt chiến lược phát triển thị trường dệt may, công ty cần phải tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.Trong hoạt động nghiên cứu thị trường, cơng ty có các chính sách như hồn thiện, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, phân khúc thị trường để đáp ứng được hầu hết các thị trường hiện tại và phát triển thị trường tiềm năng, lựa chọn thị trường mục tiêu và thực hiện marketing mix.
Trước hết công ty phải chú ý đến phân khúc thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm:
- Phân khúc thị trường theo giới tính: phát triển thêm các sản phẩm cho nam giới như áo jacket nam, các dòng áo sơ mi, áo thun … Đồng thời phải tăng cường thiết kế thêm các sản phẩm thời trang cho phái nữ.
- Nghiên cứu thị hiếu của từng độ tuổi khác nhau để cho ra đời những dòng sản phẩm hợp thời trang và thu hút giới tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều dịng sản phẩm với các chi phí khác nhau để phục vụ cho tất cả các tầng lớp xã hội , đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm cao cấp dành cho giới thượng lưu, đây cũng là một cách để phát triển thị trường.
- Phát triển thị trường mục tiêu trong nước bao gồm các khách hàng truyền thống và một số khách hàng có uy tín trong thanh tốn, tạo ra các sản phẩm phù hợp với văn hóa của ngưởi Việt Nam theo từng vùng miền khác nhau.
- Đối với thị trường xuất khẩu công ty nên tập trung ở thị trường Mỹ và Nhật Bản. Đối với thị trường EU do chỉ gia công nên lợi nhuận khơng cao vì vậy nếu phát triển thị trường này thì cơng ty phải nâng cao chất lượng vải và kỹ thuật dệt để tạo ra các loại vải chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường này thì mới có thể thu hút được các đơn hàng bán thành phẩm chứ không phải chỉ dừng lại ở gia công.
Định vị sản phẩm và thương hiệu để xác định vị trí phù hợp cho thương hiệu của công ty là rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường vì mầm móng để sản phẩm tồn tại được trên thị trường bắt nguồn từ sự cảm nhận giá trị gia tăng của cơng ty mang đến cho khách hàng có tính đặc thù và tốt hơn so với giá trị gia tăng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chính vì lẻ đó cơng ty cần phải nghiên cứu để phân định rõ lĩnh vực mà ở đó giá trị gia tăng ngoại sinh của công ty chiếm vị thế cao nhất trong tâm trí khách hàng, tức là phải xác định được khách hàng của cơng ty là ai, khách hàng muốn gì, thực chất cơng ty đang bán gì, so sánh sản phẩm của cơng ty với đối thủ cạnh tranh và xác định những lợi thế cơ bản của khách hàng khi mua sản phẩm của công ty, xác định và so sánh 6 lĩnh vực có thể tạo ra thế khơng ngừng vượt trội cho cơng ty đó là chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ,
chất lượng không gian, chất lượng giá cả, chất lượng thương hiệu, và chất lượng thời gian.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngồi việc nghiên cứu và phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh cơng ty cũng cần phải thực hiện marketing hỗn hợp bao gồm:
- Sản phẩm (Product): Công ty cần đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tận dụng tất
cả các nguồn lực để tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như vải mùng, vải taffeta, cải tiến quy trình và máy móc để tạo ra các sản phẩm cao cấp như gấm và phy bóng, đẩy mạnh phát triển may mặc và thời trang. Đồng thời công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tính tốn tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm và tăng cường sản xuất để giao hàng kịp tiến độ và lập kế hoạch sản xuất cũng như quản lý tốt hàng tồn kho.
- Giá bán sản phẩm (Price): Công ty phải định giá bán phù hợp với từng phân khúc thị trường, áp dụng nhiều hình thức thanh tốn để thu hút khách hàng như tiền mặt, tiền gửi, bảo lãnh, thẻ tín dụng… Đồng thời lập danh sách đánh giá và phân loại khách hàng để có thể xây dựng chính sách bán hàng, định mức tín dụng, chiết khấu, hoa hồng cho từng khách hàng cụ thể.
- Phân phối (Place): Hầu hết sản phẩm của công ty được phân phối ở hệ thống bán
sỉ cho các công ty trong cùng ngành là các khách hàng truyền thống vì vậy cơng ty nên phân phối các sản phẩm may mặc cho các siêu thị nhất là mùng, ga, áo gối và quần áo các loại. Bên cạnh đó cơng ty cũng nên mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, phân phối bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng và phân phối cho các sạp vải, quần áo thời trang ở các chợ, các shop thời trang, các tiệm may trong nước. Cơng ty cũng nên có chính sách cho các mơi giới để phân phối hàng của công ty.
- Chiêu thị (Promotion): Cơng ty nên có một bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách viếng thăm khách hàng thường xuyên hoặc định kỳ, thăm hỏi, tư vấn, tặng quà, khảo sát để nghiên mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của cơng ty từ đó cải tiến chính sách cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động marketing cơng ty phải luôn kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các hoạt động này để có thể kịp thời cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp.
3.3.7.3 Giải pháp để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực, chiến lược thâm nhập thị trường
Kết hợp với chiến lược đầu tư, góp vốn, liên doanh và liên kết là chiến lược đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, ở chiến lược này Công ty cần phải xem xét kết hợp các lĩnh vực để thực hiện cho có lợi nhất, phải lập dự án cụ thể và chi tiết để thấy được điểm tốt xấu của dự án.
Với các sản phẩm chủ lực như vải taffeta, vải mùng, vải gấm và phy bóng cơng ty có thể đa dạng bằng việc thiết kế và phát triển lĩnh vực may mặc và thời trang như mùng tròn cung cấp cho du lịch và khách sạn, cung cấp dịch vụ thiết kế thời trang, biểu diễn thời trang và liên kết với các công ty thời trang cho ra đời những dòng sản phẩm thời trang cao cấp, cung cấp vải phủ ghế, mặt bàn cho các nhà hàng và nghiên cứu các rào cản trên thị trường để có thể thâm nhập vào thị trường mới.
Ngồi ra cơng ty cũng có thể tận dụng lợi thế mặt bằng để cho thuê mặt bẳng, văn phòng và cung cấp các dịch vụ kèm như xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ… Đồng thời công ty cũng nên tận dụng việc liên kết, liên doanh để phát triển thị trường bất động sản, xây dựng và thương mại các sản phẩm dân dụng, máy móc thiết bị cơng nghiệp, thiết bị văn phòng.
3.3.7.4 Giải pháp để thực hiện chiến lược đầu tư thiết bị tiến tiến, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Trong thời đại công nghệ tiên tiến, công ty phải luôn đối mặt với các vấn đề cạnh tranh về cơng nghệ vì vậy để tạo ra lợi thế cạnh tranh công ty buộc phải thực hiện kết hợp cả chiến lược đầu tư thiết bị tiên tiến và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Để thực hiện tốt hai chiến lược này công ty phải lập ngân sách và phân tích các dự án đầu tư khả thi để tiến hành cải tiến hoặc đầu tư hệ thống máy móc thiết bị mới, đồng thời phải nghiên cứu cải tiến và tạo sự khác biệt cho sản phẩm, khuyến
khích phát minh sáng chế trong sản xuất và kinh doanh, thuê các chuyên gia giỏi và thuê các công ty tư vấn thiết kế sản phẩm cho công ty.
3.3.7.5 Giải pháp để thực hiện chiến lược thu hẹp sản xuất dệt may
Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng tồn cầu nếu cơng ty khơng thể phát triển trên thị trường do có q nhiều khó khăn mà cơng ty chưa có khả năng vượt qua thì việc đầu tiên là công ty phải thực hiện chiến lược thu hẹp sản xuất dệt may. Trong chiến lược này công ty không thực hiện các hoạt động ở chiến lược phát triển thị trường, hay chiến lược đầu tư máy móc thiết bị mà cơng ty cần phân tích để loại bỏ tất cả các chi phí dư thừa, thu hẹp thị phần, rút giảm nhân sự, giảm hàng tồn kho và giảm sản xuất.
3.3.7.6 Giải pháp quản trị nguồn nhân lực
Để thực hiện tốt các chiến lược đề ra địi hỏi cơng ty phải có một đội ngủ lãnh đạo có kinh nghiệm, có uy tín để đưa đường dẫn lối, vạch ra các hướng đi đúng cho cơng ty phát triển. Đồng thời cũng cần có sự chun mơn và phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong cơng ty. Thêm vào đó một đội ngủ nhân viên chun nghiệp, có năng lực cao là khơng thể thiếu để thực hiện tốt các chiến lược này. Vì vậy để quản trị tốt nguồn nhân lực cơng ty phải các chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như là:
- Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự: Cơng ty phải có kế hoạch nhân sự để đảm bảo cung cấp kịp thời 100% nhân sự cho quản trị và sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên và lao động sản xuất bằng việc đánh giá và thi tay nghề. Gửi cán bộ quản lý chất lượng và công nhân học nghề ở các cơng ty có uy tín trong cùng ngành. Phải có cơng tác đánh giá chun mơn trong tuyển dụng để sàn lọc và tìm kiếm nhân tài. Thực hiện tuyển dụng công khai, uu tiên tuyển dụng nội bộ để tạo môi trường thăng tiến cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
đến hiệu quả công việc của từng nhân viên để loại bỏ thời gian dư thừa và xây dựng định mức cho từng công việc. Khi giao việc cần chú ý đến thời gian hồn thành, mọi cơng việc phải lập kế hoạch triển khai và báo cáo tiến độ hoàn thành của cán bộ cơng nhân viên.
- Xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi và đề bạt hay thăng tiến hợp lý và cơng bằng nhằm tạo các địn bẩy để thu hút, khai thác, duy trì và phát triển lực lượng ổn định cho công ty như trả lương thỏa đáng theo vị trí chức danh cơng việc và kết quả lao động cụ thể. Xây dựng các tiêu chí và thực hiện đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên, từng bộ phận để khen thưởng hợp lý. Định kỳ tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, nghỉ dưỡng.
- Xây dựng môi trường làm việc thoải mái trong khuôn khổ quy định, tạo không gian làm việc sạch sẽ, an tồn, khơng ơ nhiễm, cung cấp đầy đủ dụng cụ và phương tiện làm việc. Xây dựng văn hóa cơng ty chun nghiệp trên từng centimet, tạo mối quan hệ hợp tác, đồn kết trong nội bộ cơng ty.