Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về chiến lược kinh doanh
2.2 Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long
2.2.4 Cơ hội, thách thức đối với Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long
Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ở bảng 2.2, ta rút ra được các cơ hội và thách thức tác động đến Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long như sau:
2.2.4.1 Cơ hội
Tiềm năng của thị trường xuất khẩu Mỹ, EU và Nhật Bản tạo ra cơ hội lớn cho Công ty mở rộng thị phần xuất khẩu.
Sự đổi mới về cơ cấu của nền kinh tế của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở cửa, kêu gọi đầu tư hợp tác từ nước ngoài.
Nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phục hồi suy thoái làm giảm áp lực về lạm phát, lãi suất, giá nguyên liệu, tỷ giá….tạo điều kiện cho Công ty vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của suy thối kinh tế.
Sản phẩm dệt may là thiết yếu nên có tiềm năng thị trường rộng lớn, dễ dàng thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may, tiếp sức cho cơng ty để vượt qua các khó khăn và tạo động lực phát triển bền vững trong tương lai.
Việt Nam có nền chính trị ổn định, dễ dàng thu hút hợp tác từ các nhà đầu tư trên thế giới và tạo ra một môi trường tốt cho công ty phát triển.
Hệ thống pháp luật phù hợp quốc tế và thủ tục hành chính được tinh gọn làm giảm chi phí và cơng sức cũng như tạo điều kiện cho công ty dễ dàng trong các thủ tục hành chính nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng truyền thống là một nguồn động viên rất lớn để cơng ty có thể phát triển bền vững cùng khách hàng.
Cổ đông chiến lược của cơng ty là các cơng ty lớn có uy tín và trong cùng ngành mở ra cơ hội hợp tác cùng phát triển cho công ty.
2.2.4.2 Thách thức
Lạm phát, tỷ giá hối đối giữa đồng Việt Nam và USD, lãi suất thị trường, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của cơng ty vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối với công ty.
Thiếu vốn hoạt động, công ty sẽ không đủ khả năng để đầu tư và phát triển. Là một ngành nghề cần nhiều lao động nên thiếu lao động sẽ tạo ra áp lực cho công ty trong sản xuất kinh doanh.
Tranh chấp quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cho các nhà đầu tư và đối tác không an tâm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhu cầu thị hiếu ngày càng cao địi hỏi cơng ty phải đầu tư cải tiến trang thiết bị tốt để tạo ra các sản phẩm tối ưu để thu hút sức mua trên thị trường.
Thời tiết khí hậu tồn cầu thay đổi thất thường tạo áp lực cải tiến và thay đổi chủng loại sản phẩm liên tục để cung cấp cho thị trường.
Sự phát triển của khoa học trên thế giới tạo áp lực về năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
Thị trường dệt may dễ bị thâm nhập, sản phẩm cạnh tranh gay gắt và dễ thay thế bằng các sản phẩm có chất liệu tương tự cũng là một thách thức của công ty trong việc tạo rào cản thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may không đủ sẽ là một thách thức trong việc mở rộng thị trường.