Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 54 - 59)

2.2 Thực trạng các bƣớc lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tà

2.2.1.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Trên cơ sở hợp đồng kiểm tốn đã được ký kết, nhóm trưởng sẽ gửi cho khách hàng một thư yêu cầu cung cấp các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán, và phân cơng nhiệm vụ cho thành viên của nhóm kiểm tốn. Sau khi đã nhận đủ các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán do khách hàng cung cấp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán tổng quát cho cuộc kiểm toán theo các bước sau:

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu mơi trường kiểm sốt.

- Tìm hiểu các chu trình kế tốn.

- Thực hiện các bước phân tích tổng quát. - Xác định mức độ trọng yếu

Trong bước lập kế hoạch kiểm tốn tổng thể, các thơng tin về khách hàng mà kiểm tốn viên thu thập được sẽ đầy đủ và có hệ thống hơn so với các thông tin khái quát ban đầu mà kiểm toán viên đã thu thập để đánh giá rủi ro cuộc kiểm tốn ở bước trước.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng là một việc làm hết sức cần thiết trong cuộc kiểm tốn, bởi vì để thực hiện cơng việc kiểm tốn Báo cáo tài chính, kiểm tốn viên phải xác định và hiểu biết được các sự kiện, nhiệm vụ cũng như cách làm việc của đơn vị và các ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán.

Mặt khác qua đó sẽ giúp cho kiểm tốn viên đưa ra những xét đoán chuyên mơn về tính hợp lý của rủi ro kiểm tốn được đánh giá ban đầu để từ đó đưa ra một kế hoạch kiểm tốn hiệu quả.

Tìm hiểu mơi trƣờng kiểm sốt

Đối với khách hàng mới, để có thể có được sự hiểu biết về mơi trường kiểm sốt mà nhóm trưởng hay trưởng phịng kiểm tốn chịu trách nhiệm cho khách hàng này sẽ tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban giám đốc khách hàng, qua đó Ban giám đốc khách hàng sẽ cung cấp cho nhóm trưởng kiểm tốn những thơng tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành trong nội bộ đơn vị mình. Đồng thời, qua việc tiếp xúc này, nhóm trưởng cũng hiểu biết được phần nào về đặc điểm, phong cách làm việc của bộ phận lãnh đạo - một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm sốt của cơng ty khách hàng. Qua đó kiểm tốn viên có thể đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức hoạt động của ban lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của độ tin cậy và hệ thống kiểm sốt nội bộ trong tồn bộ độ tin cậy kiểm toán.

Đối với khách hàng thường niên, các thông tin về mơi trường kiểm sốt thường ít khi thay đổi qua các năm, vì vậy nhóm trưởng sẽ cập nhật các thơng tin này trong hồ sơ kiểm toán năm trước để dùng cho việc kiểm tốn năm nay.

Tìm hiểu các quy trình kế tốn áp dụng

Để tìm hiểu các quy trình kế tốn được áp dụng tại cơng ty khách hàng, nhóm kiểm tốn viên sẽ u cầu kế tốn trưởng cung cấp các tài liệu về các chính sách kế tốn, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị mà đã được Bộ Tài chính chấp thuận đồng thời kiểm tốn viên xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại

phịng kế tốn để đánh giá xem việc hạch tốn này có tn thủ các quyết định đã được Bộ Tài chính phê chuẩn hay khơng?.

Trong bước này, kiểm tốn viên tìm hiểu các vấn đề sau: Cách phân loại các nhóm nghiệp vụ và sự liên hệ giữa các nghiệp vụ, tìm hiểu các nghiệp vụ được hạch tốn có hệ thống và tìm hiểu về phần mềm kế toán mà khách hàng đang sử dụng.

Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

Bước tiếp theo kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát trên bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh các trị số của chỉ tiêu số đầu kỳ so với số cuối kỳ và tìm ra số chênh lệch với mục đích xác định phạm vi rủi ro, hiểu một cách tổng thể về toàn bộ nội dung của Báo cáo tài chính của khách hàng, tình hình kinh doanh và nguyên nhân của sự biến động bất thường để từ đó đánh giá mức độ trọng yếu cũng như xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.

Bên cạnh đó kiểm tốn viên cũng cần phải tiến hành thu thập các thông tin tài chính và các thơng tin phi tài chính, sau đó so sánh các thơng tin và phân tích đánh giá kết quả.

Xác định mức độ trọng yếu

Bước tiếp theo trong phần lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là xác định mức độ trọng yếu cho cuộc kiểm toán.

Hệ thống phương pháp kiểm toán cung cấp cho kiểm toán viên cách xác định mức độ trọng yếu theo từng loại hình doanh nghiệp đó là các cơng ty cổ phần chuẩn bị gia nhập thị trường chứng khốn, các cơng ty đã tham gia thị trường chứng khoán và các cơng ty là chi nhánh của các tập đồn mà được công ty mẹ chỉ định Cơng ty Kiểm tốn trước.

Lấy ví dụ từ Cơng ty TNHH KPMG Việt Nam, mức độ trọng yếu đối với các công ty không tham gia thị trường chứng khoán thường dựa trên các hướng dẫn sau:

 2% tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu.

 10% lợi nhuận sau thuế với giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Việc xác định mức độ trọng yếu, như đã nói ở trên, là để Cơng ty Kiểm tốn tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo, cịn để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với mỗi số dư tài khoản thì cần thiết phải có một mức độ trọng yếu cụ thể hơn.

2.2.1.1.4 Giai đoạn lập kế hoạch chi tiết

Đánh giá rủi ro liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng

Trước khi tiến hành những công việc cụ thể của việc đánh giá rủi ro tài khoản và sai sót tiềm tàng, nhóm kiểm tốn tiến hành đánh giá tính trọng yếu của tồn bộ các tài khoản trên Báo cáo tài chính đang được thực hiện.

Như vậy, bằng việc đánh giá tính trọng yếu của các tài khoản, đánh giá rủi ro cuộc kiểm toán cũng như rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng sẽ cho phép kiểm toán viên hướng trọng tâm của cuộc kiểm tốn vào vùng có khả năng xảy ra rủi ro cao trên Báo cáo tài chính và từ đó sẽ giúp kiểm tốn viên phát hiện một cách có hiệu quả các sai phạm xảy ra trên Báo cáo tài chính, góp phần thực hiện cuộc kiểm tốn có chất lượng và hiệu quả cao.

Tại các Công ty Kiểm toán, do việc đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng địi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và phụ thuộc vào khả năng phán đoán của người đánh giá, nên việc đánh giá rủi ro này thông thường do kiểm tốn viên cao cấp của nhóm kiểm tốn thực hiện - là những người có trình độ chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm.

Lập kế hoạch kiểm tra hệ thống kiểm soát

Ở bước này nhóm kiểm tốn sẽ nhận diện và thiết kế các thủ tục kiểm tra các qúa trình kiểm sốt mà đã được khách hàng thiết lập cho mỗi sai sót tiềm tàng. Các thủ tục kiểm tra qúa trình kiểm sốt được sử dụng là kiểm tra, quan sát, phỏng vấn và làm việc lại.

Đánh giá rủi ro kiểm sốt thơng qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Các cơng ty kiểm tốn quốc tế đều xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm sốt khá hồn chỉnh. Quy trình này thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập tài liệu hay thực hiện phỏng vấn, từ đó lập bảng mơ tả về

quy trình của các hoạt động kiểm sốt.

Bước 2: Tìm hiểu về quy trình thực hiện của các hoạt động kiểm sốt thơng

qua bảng mô tả.

Bước 3: Dựa trên hiểu biết về các hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên sẽ lập

kế hoạch thực hiện phép thử Walk – through.

Bước 4: Đối với hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên chọn ít nhất một nghiệp

vụ để tiến hành thực hiện phép thử Walk – through trên nghiệp vụ này.

Bước 5: Từ nghiệp vụ đã chọn, kiểm tra việc ghi sổ của nghiệp vụ này trên sổ

sách hay các tài liệu liên quan.

Bước 6: Kiểm tra các chứng từ có liên quan của nghiệp vụ được chọn.

Bước 7: Ghi nhận lại quá trình tiến hành thực hiện phép thử Walk – through

và các kết quả thu được. Đây sẽ là cơ sở cho việc đánh giá sơ bộ về kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Bước 8: Sau khi thực hiện phép thử Walk – through, kiểm toán viên đã hiểu rõ

được những hoạt động kiểm soát được thiết lập và kết luận về các rủi ro trong kiểm soát.

Trên cơ sở đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, nhóm kiểm tốn thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm sốt nội bộ trên cả hai khía cạnh thiết kế và thực hiện. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm việc kiểm tra chứng từ, thực hiện phỏng vấn khách hàng, kiểm tra, đối chiếu lại các tài liệu của đơn vị. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện trong giai đoạn kiểm tốn giữa niên độ, trên cơ sở đó sẽ xác định phạm vi của thử nghiệm cơ bản.

Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết

Ở bước này, kiểm tốn viên sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai hình thức này để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng liên quan, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thực hiện kiểm tra chi

tiết theo một trong bốn mức độ, tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết được phát hiện và mức độ tin cậy của kiểm toán viên vào hệ thống kiểm soát nội bộ.

Trong bước này, kiểm tốn viên sẽ thực hiện các cơng việc sau: - Lựa chọn các thủ tục kiểm tra thích hợp.

- Kiểm tra các số dư tài khoản nhỏ (số dư tài khoản có giá trị nhỏ hay giá trị trọng yếu chi tiết)

- Xác định thời gian của các thủ tục kiểm tra và của các thủ tục phân tích cơ bản.

- Xác định phạm vi các bước kiểm tra chi tiết. - Kiểm tra các ước tính kế tốn.

Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán

Đây là bước cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong bước này kiểm toán viên cao cấp trong nhóm kiểm tốn sẽ tổng hợp toàn bộ các kết luận, đánh giá và những thông tin quan trọng nhất đã thu được trong suốt giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vào bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Nội dung chi tiết của bảng tổng hợp kế hoạch kiểm tốn thay đổi theo quy mơ, hình thức và độ phức tạp của cuộc kiểm tốn. Mức độ chi tiết của các thơng tin trong bảng cũng như cấu trúc của bảng sẽ được lưu trong hồ sơ hiện hành của cuộc kiểm toán và được phổ biến đến các thành viên trong nhóm kiểm tốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)