Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 84 - 98)

Qua thực tế áp dụng quy trình lập kế hoạch kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng việc áp dụng quy trình lập kế hoạch kiểm toán chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả (ngoại trừ các công ty kiểm tốn quốc tế và một số ít các cơng ty kiểm tốn tiền thân là các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang chuyển đổi). Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm tốn, nó có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng, huy động và phân bổ nguồn lực trong các cuộc kiểm tốn do đó chất lượng kế hoạch kiểm toán ảnh hưởng trọng yếu đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán một cách chi tiết giúp các kiểm tốn viên có thể thực hiện các nhiệm vụ

kiểm toán đúng dự kiến theo một trật tự và phạm vi đã xác định đồng thời có thể bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm tốn từ đó góp phần đánh giá sơ bộ các gian lận, rủi ro có thể xảy ra. Dựa vào đó kiểm tốn viên có thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng có độ tin cậy cao làm cơ sở đưa ra các ý kiến chuẩn xác về báo cáo tài chính. Và trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào việc lập kế hoạch kiểm toán là một giai đoạn bắt buộc.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐANG HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

3.1 Các yêu cầu khi hoàn thiện lập kế hoạch kiểm tốn Báo cáo tài chính

Đối với hoạt động kiểm tốn, bên cạnh việc xây dựng chuẩn mực kiểm tốn làm cơ sở, thì một vấn đề mang tính chất cấp bách đối với hoạt động thực tiễn của hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính, là việc xây dựng một “quy trình chuẩn” cho các cuộc kiểm tốn Báo cáo tài chính. Quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính một khi được xây dựng khoa học, đạt chất lượng cao và được quy định thành văn bản hướng dẫn đó sẽ là cơ sở pháp lý cho việc quản lý và kiểm sốt chất lượng, hiệu quả của cơng tác kiểm toán. Nhưng trước hết cần phải xây dựng một quy trình chuẩn cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. Nó khơng những có tác dụng tạo ra những điều kiện tiền đề cần thiết mà cịn quyết định hướng đi của tồn bộ cuộc kiểm tốn từ đó quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán.

Để đáp ứng được những yêu cầu về quản lý của Nhà nước đối với hoa ̣t đô ̣ng kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng thì lâ ̣p kế hoạch kiểm tốn cũng phải được hồn thiện cho phù hợp . Muốn đảm bảo cho viê ̣c hoàn thiê ̣n lâ ̣p kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính có tính khả thi cao thì các giải pháp đưa ra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với các chính sá ch, chế đợ quản lý kinh tế hiê ̣n hành của Nhà nước, các chuẩn mực kế toán , kiểm toán đã ban hành và các thông lê ̣ , chuẩn mực kiểm toán quốc tế phổ biến.

- Phải phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đới với hoa ̣t đơ ̣ng kiểm toán hiê ̣n nay.

Để các nô ̣i dung hoàn thiê ̣n lâ ̣p kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính có ý nghĩa cả về lý luâ ̣n và thực tiễn, đòi hỏi phải thực hiê ̣n tốt các yêu cầu trên một cách đồng bô ̣.

3.2 Một số giải pháp hồn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn Báo cáo tài chính

3.2.1 Giải pháp về phía các cơng ty kiểm tốn

3.2.1.1 Giải pháp cho nhóm các cơng ty kiểm toán quốc tế

3.2.1.1.1 Vấn đề sử dụng số liệu thống kê/ phân tích của ngành hoặc doanh nghiệp liên quan cho việc phân tích tổng quát Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc kiểm toán

Cơ sở của giải pháp

Thực hiện tốt bước phân tích tổng qt Báo cáo tài chính khơng những giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, phán đoán khả năng xảy ra rủi ro trên Báo cáo tài chính mà cịn cho phép kiểm toán viên nhận diện được những yếu kém trong hoạt động của đơn vị khách hàng và từ đó đưa ra những lời nhận xét và tư vấn hợp lý khi kết thúc cuộc kiểm toán để khách hàng có thể cải tiến một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Mặt khác, mỗi ngành nghề kinh doanh có những hệ thống kế tốn riêng và áp dụng những nguyên tắc kế tốn đặc thù nên ngồi những hiểu biết những khía cạnh đặc thù của một tổ chức, kiểm tốn viên phải có đủ hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị kiểm tốn ngồi, để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và hoạt động có thể tác động đến Báo cáo tài chính và từ đó có thể sử dụng các số liệu thống kê/ phân tích vào việc phân tích tổng quát Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng, cũng như để so sánh khách hàng này với khách hàng khác trong ngành đó.

Giải pháp

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các Cơng ty kiểm tốn quốc tế ít sử dụng các số liệu thống kê/ phân tích của ngành hoặc các doanh nghiệp liên quan để phục vụ cho việc phân tích này. Do đó Cơng ty Kiểm toán cần phải khắc phục vấn đề này để nâng cao tính hiệu quả của bước lập kế hoạch kiểm toán, cũng như nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.

thời kỳ cho Tổng cục thống kê, do đó các Cơng ty kiểm tốn có thể tận dụng nguồn thơng tin này để làm cơ sở cho việc phân tích số liệu của đơn vị được kiểm tốn.

3.2.1.1.2 Vấn đề về tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Cơ sở giải pháp

Từ thực trạng ở các Cơng ty kiểm tốn quốc tế, người viết nhận thấy rằng khi trình bày những hiểu biết về hệ thống kiểm sốt nội bộ và tìm hiểu những chu trình chính trong doanh nghiệp, kiểm toán viên chỉ dùng bảng tường thuật, bảng câu hỏi chứ không thể hiện qua lưu đồ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi và phát hiện ra những điểm yếu và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Giải pháp

Ngoài bảng hệ thống các câu hỏi như hiện nay, kiểm tốn viên nên tóm tắt những thơng tin về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong từng khoản mục hay từng bộ phận dưới dạng lưu đồ. Đó là hình vẽ biểu thị hệ thống kiểm soát nội bộ bằng ký hiệu, giúp kiểm toán viên có thể hình dung rõ ràng về mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa chứng từ và sổ kế tốn. Thơng thường, kiểm toán viên nên sử dụng Lưu đồ phối hợp với Bảng câu hỏi vì chúng sẽ bổ sung cho nhau để toàn diện về hình ảnh của hệ thống kiểm sốt nội bộ.

3.2.1.2 Giải pháp cho nhóm các cơng ty kiểm tốn Nhà nƣớc

3.2.1.2.1 Thiết lập kế hoạch tìm hiểu mơi trƣờng kiểm sốt, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Cơ sở giải pháp

Thực tế, các Cơng ty kiểm tốn Nhà nước đã thực hiện cơng việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua hệ thống các câu hỏi (Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống kiểm toán nội bộ của khách hàng – Phụ lục 5). Tuy nhiên công việc đánh giá này cịn có những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do các kiểm tốn viên khơng có “cơ sở chuẩn” để xác định mức độ quan trọng giữa các câu hỏi để từ đó có được nhận định đúng đắn về những điểm mạnh cũng như những mặt còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát của khách hàng và cũng chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, chỉ tiến hành tìm

hiểu các thủ tục kiểm sốt chủ chốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc kiểm tốn. Mặt khác kiểm tốn viên cũng chỉ xem xét rủi ro kiểm soát đối với các số dư và nghiệp vụ quan trọng, phát sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chi tiết. Các số dư nghiệp vụ còn lại sẽ được áp dụng mức rủi ro kiểm soát tối đa.

Việc đánh giá ban đầu rủi ro tiềm tàng cho tồn bộ Báo cáo tài chính chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh như chiến lược của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình trạng cạnh tranh trong ngành, xu hướng của nền kinh tế…Đồng thời việc đánh giá này chỉ áp dụng đối với các khách hàng có quy mơ lớn.

Giải pháp

- Cũng giống như ở nhóm các Cơng ty kiểm tốn quốc tế, ngồi bảng hệ thống các câu hỏi như hiện nay, kiểm tốn viên nên tóm tắt những thơng tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong từng khoản mục hay từng bộ phận dưới dạng Bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ và Lưu đồ. Cần phải xây dựng “Bảng tường

thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ” một cách rõ ràng và chi tiết, đó là sự mơ tả

bằng lời văn về hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó phải đề cập đến: + Chức danh cụ thể của từng vị trí trong hệ thống.

+ Đánh giá đến năng lực, trình độ cũng như tư cách đạo đức của nhà quản trị có phù hợp với nhiệm vụ được giao hay không.

+ Mô tả được chu trình luân chuyển chứng từ cũng như thực hiện các quy tắc cơ bản về quản lý chứng từ nhất định.

+ Quy trình kiểm sốt nội bộ phải được thể hiện qua Lưu đồ đó là hình vẽ biểu

thị hệ thống kiểm soát nội bộ bằng ký hiệu, giúp kiểm tốn viên có thể hình dung rõ ràng về mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa chứng từ và sổ kế tốn. Thơng thường, kiểm toán viên nên sử dụng Lưu đồ phối hợp với Bảng câu hỏi vì chúng sẽ bổ sung cho nhau để tồn diện về hình ảnh của hệ thống kiểm sốt nội bộ.

- Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho tồn bộ Báo cáo tài chính thì bên cạnh các chỉ số tài chính thì cần phải quan tâm đến các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh (theo như phân tích của mơ hình PEST).

Sơ đồ 3.1: Mơ hình “PEST”

Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành, tác động của các yếu tố này đem lại như một yếu tố khách quan. Doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. Thơng qua việc phân tích các yếu tố trên, kiểm tốn viên có được những hiểu biết nhất định về ngành, lĩnh vực mà khách hàng có tham gia nhằm thấy được những thách thức, những cơ hội và qua đây đánh giá về các rủi ro.

Bên cạnh đó, việc phân tích rủi ro từ mơi trường kinh doanh theo mơ hình “5 Forces” cũng cần phải được áp dụng vì thơng qua việc phân tích năm áp lực cạnh tranh tác động đến doanh nghiệp được kiểm toán giúp kiểm tốn viên có được những hiểu biết về doanh nghiệp như chiến lược của doanh nghiệp, những cơ hội và áp lực bên ngoài mà doanh nghiệp đang phải đối mặt làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đã đề ra.

Yếu tố chính trị

1. Ổn định chính trị 2. Luật và các chính sách

3. Hiệp ước thương mại

Yếu tố kinh tế 4. Lạm phát 5. Việc làm 6. Thu nhập 7. Lãi suất 8. Dân số 9. Trình độ học vấn 10. Phong tục, tập quán Yếu tố kỹ thuật Yếu tố xã hội CÔNG TY 11. Phát minh mới

12. Chuyển giao kỹ thuật

Sơ đồ 3.2: Mơ hình “5 Forces”

3.2.1.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình vận dụng tính trọng yếu trong tiến trình lập kế hoạch kiểm tốn

Cơ sở của giải pháp

Việc xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại các cơng ty kiểm tốn Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự mang tính chất chun nghiệp vì hướng dẫn đưa ra chủ yếu dựa vào thuần túy về mặt số học, các chỉ tiêu cố định hoặc kết hợp các chỉ tiêu như: lợi nhuận thuần trước thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản, nợ ngắn hạn, hoặc kết hợp hai hoặc ba chỉ tiêu trên mà không dựa trên các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính.

Giải pháp

- Để thiết lập mức trọng yếu cho tổng thể Báo cáo tài chính, cần lựa chọn chỉ tiêu cơ sở. Thơng qua tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên phải xác định được chỉ tiêu nào trên Báo cáo tài chính là chỉ tiêu mà người sử dụng Báo cáo tài chính quan tâm nhất. Thơng thường, có thể chia ra thành các nhóm người chính sử dụng Báo cáo tài chính và xem chỉ tiêu mà nhóm người sử dụng này quan tâm để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính.

Nhà cung cấp Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm thay thế CÔNG TY Cạnh tranh nội bộ ngành Khách hàng

quả hoạt động kinh doanh có nghĩa là người sử dụng quan tâm nhiều đến kết quả hoạt động của khách hàng trong một giai đoạn cụ thể, thì kiểm tốn viên nên lựa chọn tỷ lệ phần trăm trên các cơ sở liên quan đến các chỉ tiêu như: lợi nhuận thuần trước thuế, lãi gộp hoặc doanh thu. Trong trường hợp nếu người sử dụng quan tâm chủ yếu đến bảng cân đối kế tốn, có nghĩa là người sử dụng quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng tại một thời điểm cụ thể, quan tâm đến khả năng thanh tốn và tính thanh khoản của khách hàng. Thông thường đây là tình huống mà doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp có khả năng vi phạm khái niệm hoạt động liên tục. Lúc này chỉ tiêu được lựa chọn tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu được chọn nên là chỉ tiêu mang tính ổn định và có khả năng thực hiện được.

- Sau đó cần phải phân bổ mức trọng yếu này cho các khoản mục, mức trọng yếu cho các khoản mục bẳng tỷ lệ phần trăm trên mức trọng yếu cho tồn bộ báo cáo tài chính. Tỷ lệ này thường là 50%-75% (tỷ lệ này dựa trên việc tham khảo từ các chính sách của các Cơng ty kiểm toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh). Nếu kiểm tốn viên đánh giá khách hàng có khả năng xảy ra rủi ro cao thì kiểm tốn viên có thể lựa chọn tỷ lệ 50%, cịn ngược lại có thể lựa chọn tỷ lệ là 75%.

3.2.1.2.3 Giải pháp hoàn thiện các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính

Cơ sở của giải pháp

Thực tế các kiểm tốn viên trong Cơng ty đã thực hiện thủ tục này trong cả ba giai đoạn thực hiện qui trình kiểm tốn báo cáo tài chính. Song do cịn tồn tại một số hạn chế nên qui trình phân tích chưa đem lại hiệu quả cao trong q trình thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm tốn. Cụ thể là qui trình phân tích chưa có "mẫu chuẩn” mà chủ yếu do các kiểm toán viên tự xây dựng theo kinh nghiệm riêng và chỉ áp dụng cho các khách hàng có quy mơ lớn. Thêm vào đó các phương pháp phân tích thường xun được sử dụng là phân tích ngang (phân tích xu hướng) chủ yếu thực hiện đối chiếu, so sánh giữa các kỳ về sự khớp đúng số liệu của các số dư trên sổ cái với tổng cộng các số phát sinh sổ chi tiết và sổ sách kế tốn có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 84 - 98)