Các mục tiêu định hướng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)

3.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV

3.1.1 Các mục tiêu định hướng

3.1.1.1 Mục tiêu về bộ sản phẩm dịch vụ bán lẻ:

Cung cấp cho khách hàng một danh mục SPDV NHBL chuẩn, đa dạng, đa

tiện ích, phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo phân đoạn, đạt chất lượng cao dựa trên nền tản công nghệ hiện đại, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

a) Đối với các sản phẩm dịch vụ truyền thống:

- Cơ cấu lại bộ SPDV bán lẻ hiện có, nâng cao chất lượng, bổ sung thêm tiện ích thơng qua việc cải tiến SPDV theo hướng tối đa hóa lợi ích khách hàng.

- Rà sốt, loại bỏ những sản phẩm đã chấm dứt giao dịch ra khỏi hệ thống khi hết số dư để thanh lọc lộ SPDV theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu

của thị trường.

- Đối với những SPDV hiện đang cung cấp cho khách hàng sẽ nghiên cứu bổ

sung thêm những tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. - Nghiên cứu triển khai những SPDV mới trong bộ SPDV truyền thống theo hướng tiên tiến, hiện đại và phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Một mặt phải theo kịp những thay đổi về phát triển SPDV mới một mặt phải nghiên cứu phát

triển những sản phẩm chiến lược, mang tính đột phá, dẫn dắt thị trường mang thương hiệu riêng có của BIDV.

b) Đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại

- Hoàn thiện bộ SPDV ngân hàng hiện đại hiện có, trong đó chủ lực là bộ

SPDV ngân hàng điện tử (E-banking), với đầy đủ các tính năng và tiện ích cơ bản

của một SPDV ngân hàng điện tử. Đây là xu hướng phát triển lâu dài của dòng

SPDV ngân hàng điện tử, với mục tiêu trở thành dòng sản phẩm chủ lực của ngân hàng trong thời gian tới.

- Chủ động nghiên cứu và hợp tác với các ngân hàng lớn, hiện đại trên thế giới

để phát triển các dòng sản phẩm mới, hiện đại theo xu thế phát triển của thị trường. Đây là bước đi tắt đón đầu nhanh nhất để có thể bắt kịp với trình độ và công nghệ

của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

3.1.1.2 Mục tiêu về chất lượng, an toàn và hiệu quả

- Áp dụng các tiêu chuẩn ISO và thông lệ quốc tế tốt nhất trong việc xây dựng bộ sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV

- Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng gắn với việc phát triển

đa dạng hóa hệ thống SPDV ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực quản trị sản

phẩm, marketing và quản trị rủi ro.

3.1.1.3 Mục tiêu về thị phần và khách hàng

- Thị phần: Có thị phần và quy mơ đứng trong nhóm 3 ngân hàng hàng đầu về

thị phần bán lẻ tại Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn và các dịch vụ thẻ. Nền khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 4% dân số Việt Nam vào năm 2012, chiếm 6% vào năm 2015 và 10% vào năm 2020.

- Khách hàng: Tập trung tái cơ cấu khách hàng và danh mục tài sản nợ-có

nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và kiểm soát rủi ro cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Khách hàng bán lẻ của BIDV được xác định là cá nhân, hộ gia đình và hộ sản xuất kinh doanh. Trong đó khách hàng bán lẻ mục tiêu là khách hàng dân cư (cá nhân và hộ gia đình) có mức thu nhập cao và trung bình khá trở lên trong xã hội;

khách hàng hộ sản xuất kinh doanh được chọn trong các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu.

3.1.1.4 Mục tiêu phát triển kênh phân phối

Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với mọi khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời và thuận tiện các SPDV

NHBL.

- Kênh phân phối truyền thống (là mạng lưới giao dịch truyền thống bao

gồm hội sở chính, hội sở các đơn vị trực thuộc, các phòng giao dịch và điểm giao dịch): xây dựng thành các trung tâm tài chính hiện đại (one-stop shopping), tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động. Đến cuối năm 2012, hệ thống BIDV có 125 chi nhánh, 461 phịng giao dịch. Đến cuối năm 2015, có 135 chi nhánh và 523 phịng giao dịch.

- Kênh phân phối hiện đại (là mạng lưới phân phối thông qua các thiết bị

điện tử như: Internetbanking, homebanking, telephonebanking; mobilbanking;

ATM, Contact Center, ATM, POS, Autobank,…): tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (thấu chi, tiêu dùng tín chấp, thanh tốn...). Đến 2012, BIDV có 2.000 máy ATM, 3.900 POS và Trung tâm Contact center. Đến cuối năm 2015, BIDV có 2.900 máy ATM, 11.700 POS.

- Hợp tác phát triển qua kênh khách hàng bán chéo sản phẩm (là các đại

lý, đối tác hợp tác khai thác dịch vụ): Tận dụng lợi thế của đối tác để mở rộng và phát triển kênh cung cấp SPDV báne3 tới khách hàng một cách hiệu quả.

3.1.1.5 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển quy mô về số lượng cán bộ phù hợp, song song với việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu mở rộng mơ hình tổ chức, phát triển công nghệ ngân hàng và các SPDV ngân hàng.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang đậm bản sắc riêng của BIDV vừa phù hợp với chuẩn mực văn hóa Việt Nam, vừa chuyên nghiệp và hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)