2.2.3 .3Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
3.3 Các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank
3.3.5 Hoàn chỉnh hệ thống đo lường rủi ro tín dụng dưới góc độ quản trị
ro danh mục tín dụng theo Value at risk
Techcombank đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống hạn mức tín dụng
cho kinh doanh ngoại hối theo mơ hình VaR. Tuy nhiên, mơ hình VaR lại chưa
được áp dụng đối với quản trị rủi ro danh mục tín dụng. Với mục tiêu trở thành một
ngân hàng, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank cần chú trọng việc
chuẩn hóa các mơ hình quản trị, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việc áp dụng mơ hình VaR trong quản trị rủi ro danh mục sẽ giúp Techocmbank trở thành một trong những ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc đo
lường rủi ro theo phương pháp hiện đại, đáp ứng các khuyến nghị của Basel II và giúp cho Techcombank có cơ sở vững chắc cho việc tính tốn dự phịng rủi ro tín
dụng hợp lý. Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo điều 6 quyết định 493 hiện tại chỉ là bước đệm, và mặc dù Tehcombank cũng đã định hướng để chuyển dần sang trích lập dự phịng theo điều 7, tuy nhiên, như đã chỉ ra tại chương 2, việc trích lập dự phịng này vẫn cịn mang tính nhìn nhận rủi ro dưới góc độ từng món vay riêng lẻ, chưa nhìn nhận theo danh mục vì thế việc trích lập dự phịng sẽ khơng sát với thực tế. Các mơ hình đo lường rủi ro VaR đã chứng minh rằng rủi ro của toàn
danh mục khác với rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ, do giữa các món vay sẽ có mối tương quan với nhau, và xu hướng rủi ro danh mục sẽ nhỏ hơn rủi ro của tổng các khoản vay riêng lẻ.
Để thực hiện được việc đo lường rủi ro danh mục theo phương pháp VaR,
Techcombank cần thiết phải tiến hành những công việc sau:
Một là, tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, thu thập hệ thống dữ liệu và phân tích thơng tin kinh tế.
Hiệp ước Basel II của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel với nền tảng ba trụ cột
đã nhấn mạnh đến việc giám sát rủi ro bên cạnh việc thiết lập yêu cầu vốn tối thiểu
và kỷ luật thị trường. Các mơ hình đo lường rủi ro như VaR sẽ là công cụ để giám sát mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng, từ đó giúp hỗ trợ ra quyết
định, tác động đến danh mục cho vay của ngân hàng. Các mơ hình tính VaR như Creditmetrics, CreditPortfolio View đầu tính đến tác động của tình hình kinh tế vĩ mơ, ngành kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp và tương quan giữa các ngành kinh tế với nhau. Hiện nay công tác đánh giá, theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mơ, theo dõi tình hình ngành tại Tehcombank đã được thực hiện nhưng chưa thực sự chuyên
nghiệp. Techcombank đã tiến hành việc thu thập và phân tích dữ liệu ngành, phát triển thành các bản tin nghiên cứu thị trường hàng tuần, tháng, năm. Tuy nhiên hoạt
động này chỉ thực hiện cho một số ngành như nông sản, nguyên vật liệu xây dựng,
thức ăn chăn nuôi, ...thiếu đi một số ngành quan trọng mà Techcombank đang tài trợ như bất động sản, vận tải,...đồng thời việc nghiên cứu không thực hiện một cách
thường xuyên, các bản tin không được thực hiện đúng định kỳ, dẫn đến chậm trễ, thông tin trở nên lạc hậu. Một phần là do nguyên nhân khách quan từ sự thiếu hụt số liệu thống kê cần từ các cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác do ngân hàng vẫn chưa chú ý thực hiện bài bản hoạt động này. Đây là rào cản không nhỏ cho việc tiếp cận các mơ hình đo lường rủi ro danh mục của thế giới. Chính vì thế muốn áp dụng tốt các mơ hình đo lường VaR thì cần thiết Techcombank phải thành lập bộ phận theo dõi tình hình ngành kinh tế một cách bài bản trong đó nên sử dụng các mơ hình định
lượng để đánh giá hoặc kết hợp với các tổ chức, hiệp hội ngành, các chuyên gia
ngành để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn. Tổ chức một bộ phận quản
lý rủi ro tín dụng độc lập với tác nghiệp và nâng cao hoạt động theo dõi, phân tích tình hình ngành kinh tế là yêu cầu cần thiết để có thể sớm ứng dụng phương pháp VaR trong quản trị rủi ro tín dụng danh mục cho vay.
Hai là, tiếp tục đẩy nhanh, mạnh việc xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ
Kết quả của mơ hình cho chính xác hay khơng phụ thuốc rất lớn vào chất lượng của các yếu tố đầu vào. Cho dù phương pháp đo lường có hiện đại nhưng chất
lượng thông tin đầu vào khơng chính xác thì kết quả mơ hình cũng khơng có ý
nghĩa, thậm chí cịn nguy hiểm hơn khi kết quả đó làm cho ngân hàng có những
phản ứng sai lệch. Do đó xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ theo các tiêu chí
định tính (điều 7) thay cho việc phân loại nợ (điều 6) hiện thời là việc làm cần thiết
nếu muốn áp dụng các mơ hình tính VaR đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là hướng phân loại nợ Techcombank đang hướng tới, nhưng hiện nay vẫn chưa có những lộ trình cụ thể cho kế hoạch này. Việc phân loại nợ hiện nay được hạch toán một cách tự động trên hệ thống T24 căn cứ vào số ngày quá hạn nợ, để chuyển sang phân loại nợ theo các tiêu chuẩn nội bộ áp dụng căn cứ trên tiêu chí xếp hạng khách hàng thì việc xếp hạng khách hàng phải được thực hiện một cách rất thường xuyên. Như vậy, phải xây dựng được các bộ tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng một cách hợp lý
kèm theo các cơ chế thực hiện, rà soát, đánh giá, kèm theo nâng cấp hệ thống thông
tin phục vụ cho việc hạch toán tự động. Một lợi thế của Techcombank là đã nghiên cứu và xây dựng mơ hình cảnh báo sớm các rủi ro tín dụng, đây cũng sẽ là một
nguồn thông tin đầu vào cho việc xếp hạng khách hàng và là tiêu chí trong phân loại nội bộ. Việc cần thiết tiếp theo là xây dựng và vận hành hệ thống thống kê và lưu trữ đầy đủ số liệu xếp hạng qua các năm để tính tốn xác suất chuyển hạng tín nhiệm từ dữ liệu ngân hàng mình, phục vụ cho việc áp dụng các mơ hình tính VaR.
Ba là, xây dựng hệ thống thông tin mạnh đáp ứng nhu cầu quản trị theo các tiêu chuẩn hiện đại
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro.
Để quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thơng tin phục vụ rủi ro, các cơng cụ
phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Một hệ thống cơng nghệ thơng tin tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị nội tại của ngân hàng, là một lợi thế so sánh của
ngân hàng đối với các đối thủ. Thứ nhất, ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc
chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ cơng tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Thứ hai, với quản trị rủi ro tín dụng, cơng nghệ
thơng tin hiệu quả cịn đóng vai trị trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng
thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập. Thứ ba, với việc áp dụng các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, việc nâng cấp hệ thống thơng tin hiện đại là cần thiết để đáp ứng các nhu cầu tính tốn số liệu phức tạp.
Đúng như tên gọi, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã đầu tư vào hệ thống công
nghệ thông tin và là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống ngân hàng lõi
kép Globus đã được triển khai thành công từ năm 2003 và tiếp tục được nâng cấp
sang phiên bản Tenemos T24 R5 vào năm 2005, T24 R6 năm 2006, T24 R7 năm
2008, T24 R10 năm 2011, đã hỗ trợ Techcombank rất nhiều trong công tác quản lý
nợ vay để đạt được các kết quả kinh doanh như hiện nay. Techcombank cần tiếp tục phát huy thế mạnh có được từ đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại. Đưa hệ thống T24 phiên bản R10 đi vào hoạt động ổn định và có kế hoạch nâng cấp lên các phiên bản mới nhất tiếp theo. Đầu tư xây dựng thêm các phần mềm trong công tác quản lý nợ xấu vì hiện tại các phần mềm quản lý nợ vay có vấn đề (OVDm) của
trung tâm giám sát tín dụng, phần mềm quản lý của trung tâm xử lý nợ đều được tự viết dưới sự hỗ trợ của phịng IT ngân hàng. Techcombank có thể tham khảo thêm các mơ hình quản trị cơng nghệ thơng tin hiện đại áp dụng cho công tác quản lý nợ từ các ngân hàng nước ngoài, để ứng dụng vào công tác quản lý nợ giúp đạt hiệu quả cao hơn. Quản lý rủi ro tín dụng bằng excel trên nền tảng cơng nghệ điện tóan
đám mây, nâng cao kiểm sóat tuân thủ và rút ngắn thời gian xử lý thông qua giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ. Ngày nay, sự hiện diện của các ngân hàng
nước ngòai tại Việt Nam đã nêu bật sự chênh lệch về các thông lệ quản lý rủi ro tín
dụng giữa các ngân hàng này với các ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng nước ngịai có thể tận dụng các quy trình nghiệp vụ đã có từ lâu đời trên thị trường nước ngòai và sử dụng những kinh nghiệm này để tạo lợi thế trong việc giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tại Việt Nam. Phần lớn của câu trả lời nằm ở công nghệ mà các ngân hàng nước ngòai sử dụng, và nhận thức rằng đầu tư vào các giải pháp công nghệ
nhằm giảm thiểu rủi ro là một yếu tố thực sự cần thiết trong hoạt động quản lý rủi ro tổng thể. Hoạt động này cần được nhìn nhận là một chi phí cần thiết giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm giảm thiểu rủi ro, mang đến giá trị trong doanh nghiệp và
gia tăng lợi nhuận.