Nâng cao chất lượng hệ thống thẩm định và phê duyệt tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 76 - 82)

2.2.3 .3Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề

3.3 Các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank

3.3.7.1 Nâng cao chất lượng hệ thống thẩm định và phê duyệt tín

Một là, xây dựng cơ chế tính hiệu quả cơng việc trong đó giảm ảnh hưởng của

chỉ tiêu lợi nhuận, để tạo sự độc lập trong công tác thẩm định và phê duyệt. Việc tập trung các bộ phận thẩm định về khối kinh doanh theo mơ hình hiện tại, áp dụng chỉ tiêu kinh doanh đối với bộ phận tái thẩm định và phê duyệt sẽ gây những ảnh

hưởng tiêu cực như đã phân tích. Mặc dù bộ phận tái thẩm định và phê duyệt vẫn được xây dựng thành các khối tách bạch với bộ phận bán hàng, nhưng tựu trung lại

các bộ phận này vẫn được nằm chung dưới một định nghĩa là khối kinh doanh và chịu chỉ tiêu kinh doanh. Do đó, để hạn chế bớt ảnh hưởng của việc chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận dẫn đến thẩm định không đầy đủ thông tin hoặc nới lỏng điều kiện phê duyệt, Techcombank cần xây dựng lại bộ chỉ tiêu tính hiệu quả công việc của tái thẩm định và phê duyệt, trong đó giảm bớt tỷ trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, áp dụng thêm chỉ tiêu về chất lượng của khoản tín dụng. Có thể việc áp dụng chỉ tiêu mới này sẽ dẫn đến tâm lý bảo thủ trong thẩm định và phê duyệt, tuy nhiên chính chỉ tiêu này sẽ giúp các bộ phận này có cái nhìn khách quan hơn trong việc đánh

giá khoản vay, hạn chế những tiêu cực từ việc chạy đua theo chỉ tiêu lợi nhuận.

Đồng thời, cần xây dựng cơ chế báo cáo định kỳ về chất lượng các khoản tín dụng

theo cán bộ thẩm định và cán bộ phê duyệt, để xác định các nguyên nhân, điều kiện gây ra rủi ro trong thẩm định và phê duyệt tín dụng, kịp thời điều chỉnh lại các tiêu

của cán bộ thực hiện để có chế độ thưởng phạt phân minh.

Hai là, xây dựng các chỉ tiêu thẩm định rõ ràng và điều kiện phê duyệt chi tiết.

Yêu cầu đặt ra cho Techcombank là cần xây dựng hệ thống đánh giá, các tiêu chí

cấp tín dụng một cách đúng đắn và chi tiết, dựa trên đặc điểm hoạt động của khách hàng, của thị trường để hướng dẫn cán bộ tái thẩm định trong việc thẩm định khách hàng. Việc đúc kết các kinh nghiệm thành hệ thống các tiêu chí trong thẩm định và cho vay sẽ hướng đến những thống nhất trong quá trình thẩm định và phê duyệt, vì

hiện tại cơng tác này cịn phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người thẩm định và phê duyệt do những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Xây dựng hệ thống tiêu chí ban đầu kết hợp với sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để ngày càng hồn thiện các tiêu chí thẩm định và phê duyệt. Xây dựng hệ thống lưu

trữ các thông tin về kinh nghiệm trong q trình tác nghiệp, các báo cáo đóng góp

định kỳ của cán bộ tham gia thực hiện.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ tái thẩm định có chun mơn nghiệp vụ vững

vàng và đội ngũ chuyên gia phê duyệt cao cấp giàu kinh nghiệm. Các cán bộ thực

hiện công tác tái thẩm định đòi hỏi phải là những người là trải qua kinh nghiệm làm cán bộ tín dụng trong một thời gian nhất định, có các kiến thức chun mơn và hiểu được các luật cơ bản liên quan đến tín dụng. Cần hạn chế tuyển mới hoặc phải có kế hoạch tập huấn cho các cán bộ là những sinh viên mới ra trường, các cán bộ thuyên chuyển từ các cơng tác khác khơng phải tín dụng thơng qua hình thức điều

chuyển cơng tác tạm thời trong một thời gian về các chi nhánh, để tìm hiểu và thực hành thêm về nghiệp vụ tín dụng. Các cán bộ phê duyệt là những người ra quyết định cuối cùng về việc cấp tín dụng, cần là những người giàu kinh nghiệm, để kiêm

nhiệm việc tư vấn và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho các cán bộ chi nhánh,

giúp cho hoạt động tín dụng ngày một vững mạnh hơn.

3.3.7.2 Cải tiến hệ thống kiểm sốt tín dụng

Như đã trình bày tại chương 2, hệ thống kiểm sốt tín dụng tại Techcombank

hiện chưa theo dõi được các điều kiện sau phê duyệt một cách triệt để cũng như

phong về mặt công nghệ, Techcombank cần nhanh chóng xây dựng hệ thống phần mềm chun trách để hỗ trợ hệ thống kiểm sốt tín dụng trong công tác này. Phần mềm sẽ giúp đơn giản hóa cơng việc theo dõi, có thể phát hiện việc thực hiện

không đúng và đầy đủ các điều kiện phê duyệt một cách kịp thời. Phần mềm này

cũng có thể liên kết với việc giám sát các khoản nợ của hệ thống giám sát tín dụng

để hỗ trợ cơng tác đánh giá khoản vay, đánh giá uy tín của khách hàng trong việc

thực hiện các cam kết với Techcombank, đánh giá mức độ quản lý khách hàng của chun viên tín dụng tại chi nhánh, và có thể xem xét để đưa thành chỉ tiêu trong

đánh giá xếp loại kết quả hồn thành cơng việc của nhân viên. Vì nếu việc theo dõi

tín dụng khơng sát sao sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trong cơng tác cho vay và thu hồi nợ.

Cùng với sự tái cấu trúc bộ máy để phát triển, Techcombank đang tiến tới tập trung hóa tồn bộ chức năng kiểm sốt tín dụng về một đầu mối tại các hội sở (hội sở 1 tại miền Bắc, hội sở 2 tại miền Nam), quá trình cấu trúc bộ máy kiểm sốt tín dụng đã thử nghiệm khá nhiều mơ hình, từ việc tập trung đến phân tán để đưa đến mơ hình tập trung như hiện tại. Tuy nhiên, với việc tập trung kiểm sốt tín dụng tại hội sở có thể gây chậm trễ trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Ví dụ, một

khoản vay sau khi được phê duyệt, chi nhánh phải chuyển qua kiểm sốt tín dụng

để kiểm tra và tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng, trong q trình này sẽ phát sinh

những vấn đề cần trao đổi giữa chi nhánh và kiểm sốt tín dụng do bộ phận kiểm sốt tín dụng phải xem xét hồ sơ từ đầu, dẫn đến mất thời gian, đồng thời lãng phí nhân lực, vì bản thân chun viên tín dụng cũng có khả năng soạn thảo các hồ sơ tín dụng này. Vậy Techcombank cần xem lại cơ chế uỷ quyền cho chi nhánh ở một mức tín dụng nhất định (có thể uỷ quyền tuỳ thuộc vào quy mơ chi nhánh, trình độ cấp quản lý tại chi nhánh...) để nhanh chóng giải quyết nhu cầu cho khách hàng,

sau đó chuyên viên tín dụng sẽ chuyển lại hồ sơ cho bộ phận kiểm sốt tín dụng kiểm tra lại để phục vụ việc lưu trữ theo dõi cũng như đánh giá tính tuân thủ của

chi nhánh để duy trì hoặc ngừng việc uỷ quyền. Điều này vừa giải quyết được nhu

thời buổi cạnh tranh, vừa đáp ứng nguyên tắc kiểm tra song song giữa các bộ phận.

3.3.7.3 Cơ cấu lại hệ thống giám sát tín dụng để xử lý các khoản nợ có vấn đề

một cách triệt để

Techcombank cần xây dựng hệ thống giám sát tín dụng có khả năng theo dõi toàn bộ các khoản tín dụng từ thời điểm giải ngân thay vì chỉ giám sát khi bắt đầu quá hạn hoặc có vấn đề. Thực hiện được việc giám sát song song với các đơn vị nhằm phát hiện và hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.

Rõ ràng hiện tại Techcombank mới chỉ thực hiện việc giám sát các khoản vay có vấn đề để thực hiện việc thu hồi nợ cho ngân hàng một cách tối ưu. Tỷ lệ nợ có vấn đề, tạm tính theo tỷ lệ nợ từ loại 2 trở lên, chỉ chiếm khoảng 20% (số liệu nợ theo phân loại 493 tại thời điểm 31/03/2012 tại Techcombank), phần 80% còn lại

chưa được quan tâm đến tiềm ẩn những rủi ro khó lường, vì bản thân các khoản nợ chưa có vấn khơng có nghĩa sẽ khơng có vấn đề. Do đó, cần thiết phải có cơ chế

giám sát, theo dõi tất cả các khoản nợ. Để làm được điều này, Techcombank cần

xây dựng một hệ thống theo dõi giám sát tín dụng toàn hệ thống thay cho hệ thống theo dõi giám sát nợ có vấn đề như hiện tại. Tương ứng, sẽ phải thay đổi lại quy

trình về phân luồng các khoản nợ. Nếu như hiện tại, bộ phận phân luồng các khoản nợ được tập trung tại trung tâm giám sát tín dụng để phân phối các khoản nợ bắt

đầu có dấu hiệu có vấn đề về kênh thông thường để xem như khoản vay bình thường, hoặc về kênh nợ có vấn đề để tiến hành cơng tác cấu trúc nợ, thì với định

nghĩa mới về giám sát tín dụng, cần tổ chức bộ phận phân luồng này vào đầu quy trình tín dụng. Có nghĩa, khi một khoản vay bắt đầu hiện hữu tại Techcombank, chúng cần luôn được đánh giá và phân tích một cách định kỳ, hoặc ngay khi có phát sinh nhu cầu tín dụng. Việc theo dõi các khoản tín dụng sẽ giúp cho

Techcombank có cơ sở dữ liệu đầy đủ và mang tính liên tục, thường xuyên về các

khoản tín dụng đã từng phát sinh tại Techcombank. Đây cũng là nguồn dữ liệu quan trọng không những cho việc quyết định cấp tín dụng mà còn phục vụ cho

cơng tác phân tích, xây dựng các mơ hình về quản trị rủi ro tín dụng. Techcombank cần tổ chức lại cấu trúc hệ thống giám sát tín dụng, tăng cường nhân sự để đáp ứng

được nhu cầu giám sát toàn bộ khoản vay của hệ thống. Bộ phận giám sát cần được định nghĩa lại chức năng và nhiệm vụ đúng với tên gọi “giám sát tín dụng”. Theo

đó, hệ thống giám sát tín dụng nên tổ chức lại thành 02 nhiệm vụ thay vì 03 như hiện nay, bao gồm quản lý số liệu hệ thống và giám sát phân luồng các khoản nợ

vay.

Phòng quản lý số liệu hệ thống tiếp tục thực hiện các công việc liên quan

đến báo cáo các loại số liệu định kỳ lên ban điều hành, cải tiến lại cấu trúc báo

cáo mang tính chuyên nghiệp hơn, nổi bật được các vấn đề mang tính cảnh báo về xu hướng chất lượng nợ thay vì chỉ đơn giản là truy xuất dữ liệu và diễn giải

như hiện tại, và có các báo cáo mang tính chun ngành. Ví dụ, Techcombank

tài trợ tín dụng cho ngành điều khá lớn, do đó vào thời điểm đầu và cuối mỗi vụ (cuối tháng 2 và cuối tháng 5 hàng năm) cần có báo cáo số liệu về số lượng khách hàng, dư nợ, chất lượng tín dụng để có số liệu so sánh giữa các vụ và so sánh với thị trường nhằm có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách cho vay của ngành.

Phòng giám sát phân luồng các khoản nợ vay sẽ thực hiện chức năng giám sát tồn bộ tín dụng của hệ thống, có báo cáo đánh giá định kỳ về các khoản nợ vay giá trị lớn hoặc các khoản nợ vay khi các bộ phận các khác cần cung cấp thông tin, phân luồng các khoản nợ. Riêng đối với việc phân luồng các khoản nợ, thay vì hiện tại chỉ thực hiện đánh giá hồ sơ đối với các khoản nợ bắt đầu có dấu hiệu quá hạn trên 20 ngày với giá trị từ 5 tỷ hoặc có các thơng tin cảnh báo từ các bộ phận khác, thì cần tổ chức để thực hiện trên cơ sở nợ bắt đầu có quá hạn đối với tất cả các khoản nợ khơng phân biệt giá trị, vì bản chất đã bắt đầu giám sát các khoản nợ từ khi giải ngân. Đồng thời, xây dựng bộ dấu hiệu nhận biết các khoản nợ có vấn đề một cách chi tiết và hợp lý hơn để có thể nhận biết và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề.

Có thể xem xét việc tách chức năng thứ 3 còn lại hiện nay là cấu trúc nợ thành một bộ phận độc lập, đưa vào trực thuộc trung tâm xử lý nợ thay vì trực thuộc giám sát tín dụng, hoặc tổ chức thành các công ty trực thuộc có chức

năng chuyên trách về cấu trúc, mua bán nợ và xử lý tài sản đảm bảo như kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài. Hiện Techcombank cũng đã có cơng ty quản lý và khai thác tài sản Techcombank AMCs nhưng chỉ với chức năng tiếp nhận các khoản nợ giá trị thấp, các khoản nợ gần như đến giai đoạn phá sản và khó có khả năng thu hồi. Trong khi đó, với tình hình kinh tế có những giai đoạn

khó khăn, nợ xấu khơng phải chỉ là vấn đề của một ngân hàng mà là của cả nền

kinh tế. Các hoạt động liên quan đến cấu trúc nợ thơng qua nhiều hình thức như mua bán, sát nhập doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp thực sự quan trọng, không chỉ giúp ngân hàng giải quyết vấn đề nợ xấu mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phục hồi được hoạt động, tạo lợi nhuận trả nợ, thay vì chỉ tập trung xử lý tài sản của doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động và phá sản.

3.3.8 Một số giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Những hoạt động về quản trị nguồn nhân lực của Techcombank hiện nay cho thấy Techcombank đã có những cách tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế, dưới những hỗ trợ tích cực từ đối tác chiến lược HSBC. Tuy nhiên, như đã trình bày tại chương 2, những hạn chế về mặt chính sách lương thưởng vẫn còn đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động nhân sự nòng cốt của Techcombank trong thời gian qua. Tuy rằng, lương thưởng thường là những thơng tin mang tính bảo mật, với

cơ chế thông tin hàng dọc, cán bộ quản lý nắm thông tin các cán bộ cấp dưới, nhưng

cũng cần có những thơng tin rõ ràng, mang tính định lượng và có sự truyền thơng

đến các cấp cán bộ, tạo tâm lý vững vàng và yên tâm công tác cũng như cống hiến để đảm bảo giữ được nhân tài.

Ngoài ra, ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do

đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan

trọng. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.

Do đó, Techcombank cần tiếp tục phát huy các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho công tác đào tạo một cách bài bản và rộng rãi hơn. Nếu như hiện tại

Techcombank đang chú trọng đào tạo vào tầng lớp cán bộ cấp quản lý, với các chương trình “giám đốc lưu động” hay “nhà lãnh đạo tương lai” với số lượng cán bộ

rất hạn chế, thì tương lai Techcombank nên tiếp tục có những chương trình đào tạo mang tính cam kết lâu dài đến những cán bộ thực hiện các công tác chuyên sâu về nghiệp vụ như chuyên gia phê duyệt tín dụng hoặc mở rộng đến những cán bộ cấp thấp hơn nhưng là những cán bộ nòng cốt của mỗi bộ phận, chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)