Đặc điểm thủy triều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ứng dụng mô hình MIKE 11 xác định dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất giải pháp duy trì (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Đặc điểm thủy triều

2.5.1. Chế độ triều

Vùng ven biển Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có chế độ triều khá phức tạp, bờ biển khơng dài nhƣng triều ở phía Bắc khơng hồn tồn giống triều ở phía Nam. Tại mỗi cửa biển cũng có dạng triều khác nhau, nhìn chung dạng bán nhật triều chiếm ƣu thế nhƣng mỗi tháng đều có xuất hiện một số ngày nhật triều. Số lần xuất hiện nhật triều trong các tháng không đều nhau và tại mỗi cửa sơng cũng khác nhau, nhìn chung có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam.

Vùng phía Bắc chủ yếu là chế độ bán nhật triều. Số ngày nhật triều trong tháng trung bình chỉ có 3 ngày, tháng nhiều nhất có 8 ngày và tháng ít nhất có 1 ngày. Tại cửa sơng Hàn trung bình mỗi tháng có 2,9 ngày nhật triều. Tại Cửa Đại trung bình mỗi tháng có 12,2 ngày nhật triều, tháng có ít nhất 3  7 ngày, và đơi khi có những tháng trên 20 ngày nhật triều.

2.5.2. Phạm vi ảnh hƣởng triều trên các sông

Do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố: chế độ thuỷ triều vùng cửa sơng, địa hình đáy biển ven bờ, độ dốc lịng sơng, lƣu lƣợng dịng chảy thƣợng nguồn... nên mức độ và phạm vi ảnh hƣởng triều trên các sông khác nhau.

Sông Hàn, biên độ mực nƣớc triều trong một năm lớn nhất tại cửa Đà Nẵng là 1,4m, trung bình 1,0m. Dọc theo nhánh sơng Vĩnh Điện biên độ triều giảm và ít thay đổi từ cửa sơng Hàn. Do sơng Vĩnh Điện có độ dốc lịng sơng nhỏ, lại chịu tác động triều ở cả hai đầu (triều từ cửa sơng Hàn và Cửa Đại), tuy dịng triều từ Cửa Đại yếu hơn nhƣng cũng làm cho suốt dọc sông Vĩnh Điện đều chịu ảnh hƣởng triều. Trên sông Vĩnh Điện cách cửa Hàn 25 km vẫn có biên độ triều trung bình 0,6m, nhiều tháng biên độ triều gần 0,7m, biên độ triều lớn nhất 1,0m.

Sông Thu Bồn, tại trạm Hội An cách Cửa Đại 8km biên độ triều trung bình là 0.8m, lớn nhất đạt đến 1,57m, vào sâu trong sông trạm Câu Lâu cách Cửa Đại 14km biên độ triều trung bình là 0,62m, lớn nhất đạt 1,26m. Phạm vi ảnh hƣởng triều của sơng Thu Bồn khá xa. Trong mùa khơ lƣợng dịng chảy thƣợng nguồn nhỏ, triều có thể ảnh hƣởng vào sâu trong sơng gần 35km.

2.5.3. Thời gian triều lên, xuống

Theo số liệu đo đạc tại các trạm, điểm điều tra khảo sát tại các sông trong vùng nghiên cứu thì chu kỳ một con triều tại các cửa sơng khoảng 24  25 giờ.

69

Do bị ảnh hƣởng bởi chế độ triều phức tạp bao gồm cả nhật triều và bán nhật triều, xen giữa có thời gian chuyển chế độ triều, cho nên thời gian triều lên, thời gian triều xuống cũng phức tạp. Những ngày nhật triều, thời gian triều lên trung bình từ 14

 15 giờ, lớn nhất lên đến 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ. Thời gian triều xuống trung bình 9  10 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ.

2.5.4. Xâm nhập mặn

Độ mặn trong nƣớc sông vùng ven biển chủ yếu do độ mặn nƣớc biển xâm nhập vào. Khi nƣớc triều dâng cao, dịng triều chảy ngƣợc mang nƣớc biển có độ mặn vào các cửa sông.

Mức độ nhiễm mặn trên các sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ triều vùng cửa sông, độ dốc lịng sơng, lƣu lƣợng dịng chảy thƣợng nguồn... ngồi ra q trình xâm nhập mặn vào các sơng cịn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ: chế độ gió, sóng và các cơng trình khai thác nƣớc, điều tiết nƣớc trên sông...

Độ mặn trên các sơng diễn biến khá phức tạp, nó thƣờng xun thay đổi theo thời gian và không gian. Độ mặn thƣờng xuyên thay đổi theo từng giờ, từng ngày, từng tháng và từng mùa. Dịng chảy sơng ngịi có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn, dẫn đến độ mặn trong sông cũng thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa lũ (IX-XII) lƣu lƣợng dòng chảy thƣợng nguồn lớn, độ mặn trong sơng nhỏ. Mùa cạn lƣu lƣợng dịng chảy thƣợng nguồn nhỏ, độ mặn trong sông lớn. Thông thƣờng từ tháng III-VIII khả năng bị nhiễm mặn trên các sông lớn nhất.

Trong một tháng có hai kỳ triều cƣờng, diễn biến độ mặn trên sơng cũng có hai chu kỳ tƣơng ứng. Đây là thời kỳ độ mặn có khả năng xâm nhập sâu vào trong sơng, còn vào hai thời kỳ triều kém độ mặn ít có khả năng xâm nhập sâu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ứng dụng mô hình MIKE 11 xác định dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất giải pháp duy trì (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)